Bill làm nghề thợ sơn gần 50 năm trước khi về hưu, vợ ông đã qua đời mấy năm trước, các con ông đều khôn lớn và đã có gia đình. Nguồn vui hiện nay của ông là chơi bowling và viếng thăm con cháu. Ông nói:
– Thưa bà, tôi già rồi và chắc chẳng còn sống được bao lâu. Nhưng, nói ra thì ngượng quá, tôi thường lo lắng khi chết sẽ phải bỏ lại căn nhà, những chiếc “cúp” bowling, và nhất là mấy đứa cháu nội. Tôi biết khi lìa đời người ta không thể mang theo một cái gì, nhưng dù biết vậy tôi vẫn thấy mình cứ gắn bó vào những đồ kỷ niệm: những chiếc “cúp” bowling, gia đình, con cháu, v.v. Làm sao một người già như tôi có thể chữa được sự gắn bó này để thoải mái hơn khi đến “chuyện phải đến”, hay nói một cách văn vẻ là ung dung đi trên con đường dẫn đến sự tự do tuyệt đối?
– Nếu ông đã gọi “điều phải đến” là “con đường tự do tuyệt đối” thì ông đã đi được một bước tiến rất xa rồi đó. Theo tôi nghĩ thì người phàm chúng ta chẳng ai làm chủ được cái gì hết, từ nhà cửa, tài sản, tiền bạc, nữ trang, xe cộ, quần áo đến thời gian, tài năng, hình dáng hay sức khỏe. Nhận thức được điều này không dễ, nhưng có ý thức được chúng thì người ta mới ý thức được sự tự do tuyệt đối. Vì ông thường chơi bowling nên xin hỏi ông đã tham dự các cuộc tranh giải “Cúp luân chuyển” nào chưa?
– Có chứ, không những tôi đã tranh giải mà hiện còn giữ mấy chiếc “Cúp luân chuyển” nữa.
– Tốt lắm, vậy ông nghĩ sao về những chiếc “Cúp luân chuyển” này?
– Tôi rất vui mừng và hãnh diện về những thành quả đạt được. Nhưng chiếc “cúp” này không hoàn toàn thuộc về tôi mà sẽ được chuyển qua tay một người khác, người thắng giải kỳ tới.
– Ông nói rất đúng. Tất cả mọi thứ ông có trong nhà và ngay trong thân thể của ông cũng chỉ là những chiếc “Cúp luân chuyển” mà thôi. Chúng ta vui và hãnh diện khi có nó trong tay nhưng cũng biết rằng chúng ta không thể giữ chúng mãi được. Trong cuộc đời vô thường này, quan niệm “làm chủ” một vật gì chỉ là điều giả tưởng; làm “người quản lý” thì đúng hơn. Ông, tôi và tất cả mọi người chỉ quản lý mọi vật chứ không làm chủ, vì bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể phải xa lìa những cái chúng ta có. Tóm lại, phương pháp hay nhất dẫn đến sự giải thoát, để được tự do tuyệt đối như ông đề cập đến là tập nhìn tất cả mọi sự việc như chiếc “Cúp luân chuyển”; vì mọi thứ, tốt hay xấu cũng chỉ có tính cách tạm thời. Khi nhìn người, vật, sự vật, hay cả tấm hình của mình trong gương, ông cũng hãy quán tưởng nó chỉ là “huyễn” – tưởng như có thật nhưng không phải là thật. Đời ban cho chúng ta thứ gì, chúng ta hãy nhận lãnh và sử dụng chúng một cách đúng đắn. Không nên nghĩ vật này là “của tôi” hay “của gia đình tôi”. Suy nghĩ như vậy là có ngụ ý liên hệ, gắn bó rồi. Mọi vật tự chúng không hề tốt hay xấu, nhưng chính sự liên hệ của chúng ta với chúng đã tạo thành một sợi dây trói buộc. Điều chúng ta cần làm là cởi bỏ sợi dây đó. Mỗi khi thấy mình có ý muốn bám víu vào một cái gì đó, ông hãy tự nhắc nhở mình rằng ông không sở hữu bất cứ một cái gì. Các con các cháu đến với ông cũng chỉ là những hình ảnh chập chờn trên màn ảnh, các chiếc “Cúp” thể thao có thể đến rồi lại đi khi một người khác thắng giải. Hãy nhận thức rằng sự vật và ý nghĩa của mọi sự vật chỉ là do cái giá trị mà người ta đặt cho chúng.
Tôi có quen một thiếu nữ kia, cô luôn luôn lo lắng cho sắc đẹp của mình. Mỗi ngày cô bỏ ra nhiều giờ chăm lo săn sóc nhan sắc như thoa kem bôi mặt, xức dầu thơm, làm tóc, v.v. Trong nhà cô treo nhiều tấm gương lớn như để nhắc nhở về nhan sắc yêu kiều, lộng lẫy của cô. Vài tháng sau, tôi gặp lại cô nhưng khi đó cô vừa trải qua một tai nạn xe hơi trầm trọng. Thú thật là tôi không còn nhận ra cô ấy nữa. Mặc dù đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu thẩm mỹ nhưng nhan sắc yêu kiều kia đã bị hủy hoại hoàn toàn. Thánh Kinh đã nói: “Chớ để tài sản nơi nó sẽ hư hoại”. Ông hãy quan sát những chiếc “Cúp luân chuyển” đang có ở trong nhà và suy ngẫm về những chiếc cúp “không luân chuyển và không bao giờ hư hoại”.
Bill làm nghề thợ sơn gần 50 năm trước khi về hưu, vợ ông đã qua đời mấy năm trước, các con ông đều khôn lớn và đã có gia đình. Nguồn vui hiện nay của ông là chơi bowling và viếng thăm con cháu. Ông nói:
– Thưa bà, tôi già rồi và chắc chẳng còn sống được bao lâu. Nhưng, nói ra thì ngượng quá, tôi thường lo lắng khi chết sẽ phải bỏ lại căn nhà, những chiếc “cúp” bowling, và nhất là mấy đứa cháu nội. Tôi biết khi lìa đời người ta không thể mang theo một cái gì, nhưng dù biết vậy tôi vẫn thấy mình cứ gắn bó vào những đồ kỷ niệm: những chiếc “cúp” bowling, gia đình, con cháu, v.v. Làm sao một người già như tôi có thể chữa được sự gắn bó này để thoải mái hơn khi đến “chuyện phải đến”, hay nói một cách văn vẻ là ung dung đi trên con đường dẫn đến sự tự do tuyệt đối?
– Nếu ông đã gọi “điều phải đến” là “con đường tự do tuyệt đối” thì ông đã đi được một bước tiến rất xa rồi đó. Theo tôi nghĩ thì người phàm chúng ta chẳng ai làm chủ được cái gì hết, từ nhà cửa, tài sản, tiền bạc, nữ trang, xe cộ, quần áo đến thời gian, tài năng, hình dáng hay sức khỏe. Nhận thức được điều này không dễ, nhưng có ý thức được chúng thì người ta mới ý thức được sự tự do tuyệt đối. Vì ông thường chơi bowling nên xin hỏi ông đã tham dự các cuộc tranh giải “Cúp luân chuyển” nào chưa?
– Có chứ, không những tôi đã tranh giải mà hiện còn giữ mấy chiếc “Cúp luân chuyển” nữa.
– Tốt lắm, vậy ông nghĩ sao về những chiếc “Cúp luân chuyển” này?
– Tôi rất vui mừng và hãnh diện về những thành quả đạt được. Nhưng chiếc “cúp” này không hoàn toàn thuộc về tôi mà sẽ được chuyển qua tay một người khác, người thắng giải kỳ tới.
– Ông nói rất đúng. Tất cả mọi thứ ông có trong nhà và ngay trong thân thể của ông cũng chỉ là những chiếc “Cúp luân chuyển” mà thôi. Chúng ta vui và hãnh diện khi có nó trong tay nhưng cũng biết rằng chúng ta không thể giữ chúng mãi được. Trong cuộc đời vô thường này, quan niệm “làm chủ” một vật gì chỉ là điều giả tưởng; làm “người quản lý” thì đúng hơn. Ông, tôi và tất cả mọi người chỉ quản lý mọi vật chứ không làm chủ, vì bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể phải xa lìa những cái chúng ta có. Tóm lại, phương pháp hay nhất dẫn đến sự giải thoát, để được tự do tuyệt đối như ông đề cập đến là tập nhìn tất cả mọi sự việc như chiếc “Cúp luân chuyển”; vì mọi thứ, tốt hay xấu cũng chỉ có tính cách tạm thời. Khi nhìn người, vật, sự vật, hay cả tấm hình của mình trong gương, ông cũng hãy quán tưởng nó chỉ là “huyễn” – tưởng như có thật nhưng không phải là thật. Đời ban cho chúng ta thứ gì, chúng ta hãy nhận lãnh và sử dụng chúng một cách đúng đắn. Không nên nghĩ vật này là “của tôi” hay “của gia đình tôi”. Suy nghĩ như vậy là có ngụ ý liên hệ, gắn bó rồi. Mọi vật tự chúng không hề tốt hay xấu, nhưng chính sự liên hệ của chúng ta với chúng đã tạo thành một sợi dây trói buộc. Điều chúng ta cần làm là cởi bỏ sợi dây đó. Mỗi khi thấy mình có ý muốn bám víu vào một cái gì đó, ông hãy tự nhắc nhở mình rằng ông không sở hữu bất cứ một cái gì. Các con các cháu đến với ông cũng chỉ là những hình ảnh chập chờn trên màn ảnh, các chiếc “Cúp” thể thao có thể đến rồi lại đi khi một người khác thắng giải. Hãy nhận thức rằng sự vật và ý nghĩa của mọi sự vật chỉ là do cái giá trị mà người ta đặt cho chúng.
Tôi có quen một thiếu nữ kia, cô luôn luôn lo lắng cho sắc đẹp của mình. Mỗi ngày cô bỏ ra nhiều giờ chăm lo săn sóc nhan sắc như thoa kem bôi mặt, xức dầu thơm, làm tóc, v.v. Trong nhà cô treo nhiều tấm gương lớn như để nhắc nhở về nhan sắc yêu kiều, lộng lẫy của cô. Vài tháng sau, tôi gặp lại cô nhưng khi đó cô vừa trải qua một tai nạn xe hơi trầm trọng. Thú thật là tôi không còn nhận ra cô ấy nữa. Mặc dù đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu thẩm mỹ nhưng nhan sắc yêu kiều kia đã bị hủy hoại hoàn toàn. Thánh Kinh đã nói: “Chớ để tài sản nơi nó sẽ hư hoại”. Ông hãy quan sát những chiếc “Cúp luân chuyển” đang có ở trong nhà và suy ngẫm về những chiếc cúp “không luân chuyển và không bao giờ hư hoại”.