Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Tìm Một Hướng Đi

Tác giả: Darshani Deane

Kevin là một thanh niên trẻ tuổi, có khuôn mặt sáng sủa, thông minh. Anh có vẻ bối rối ngập ngừng khi bắt đầu nói nhưng sau một hồi anh lấy lại bình tĩnh và tâm sự:

– Thưa bà, tôi đã tham dự nhiều khóa hội thảo về tâm linh, đã theo học với nhiều đạo sư, nhiều truyền thống tôn giáo, đã tu thiền theo phương pháp của Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa nhưng tôi vẫn không biết mình thích hợp với phương pháp nào hay thuộc về đâu? Tôi không biết con đường tâm linh nào mới thật đúng cho tôi?

– Muốn tìm một con đường thích hợp, trước hết anh phải biết tại sao anh tìm nó? Tại sao anh cần một con đường?

– Tôi muốn tìm một con đường thật đúng đắn để theo đuổi vì cuộc đời không chỉ giản dị với những thú vui tầm thường như ăn uống, ngủ nghỉ hay làm tình. Hiện nay tôi không cảm thấy thoải mái với cuộc sống máy móc, đầy tiện nghi vật chất mà thiếu phần tâm linh này.

– Chuyển từ các hành vi máy móc, thụ động qua những hành động ý thức, chủ động là mục tiêu chính của các truyền thống tâm linh.

– Truyền thống tâm linh thì rất nhiều, các đạo sư cũng rất đông, nhưng trong cái rừng hỗn tạp đó làm sao tôi tìm được con đường tốt nhất, đúng đắn nhất?

– Các con đường không cạnh tranh với nhau như xe hơi chạy trên xa lộ. Không con đường nào hơn con đường nào và tốt hơn hết mỗi người nên tự chọn một con đường tâm linh thích hợp với bản chất của mình. Nói đúng hơn thì trước khi chúng ta lựa chọn một con đường thì con đường đã lựa chọn chúng ta rồi.

– Vậy ư? Tại sao như vậy?

– Nếu anh biết một định luật căn bản của phương Đông là “Đồng thanh tương ứng” thì anh sẽ hiểu rằng tùy mục đích mà người đi sẽ bị thu hút, lôi cuốn vào một con đường thích hợp với sự mong cầu, ao ước của họ. Nếu họ muốn chân lý một cách hời hợt trên đầu môi chót lưỡi thì họ sẽ gặp những con đường chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài. Nếu họ mong đợi một phép lạ nào đó thì họ sẽ gặp những con đường hứa hẹn đem lại những điều họ mong cầu, miễn là họ phải trả một giá nào đó. Tuy nhiên những con đường đúng đắn thì không hứa hẹn hay quảng cáo, và chỉ những người thật tâm hướng thượng thì mới tìm đến với những con đường này.

Tiềm ẩn nơi mỗi người trong chúng ta là một bản chất có ưu thế trội hẳn về một phương diện nào đó như sùng tín, lý luận hay trực giác. Người Ấn Độ có câu thành ngữ: “Nếu bạn thích ăn đường cát (tượng trưng cho chân lý tuyệt đối) thì bạn muốn nếm nó (taste) hay trở thành nó (become)?”. Tùy theo câu trả lời mà người ta lựa chọn con đường tâm linh để đi theo: ý muốn được nếm vị ngọt của đường là cái ý thức thương yêu, thờ phụng một chân lý tuyệt đối, hay nói một cách khác đó là con đường Sùng tín (Bhakti Yoga). Trên con đường này người ta quy phục chân lý tuyệt đối dưới hình thức một Thượng Đế cá nhân như Krishna, Shiva, Buddha, Allah, Jesus hay Ram, v.v.

Ý muốn trở thành vị ngọt, hòa nhập mình với chân lý tuyệt đối là sự tìm tòi, hiểu biết để chấm dứt các đau khổ qua việc thực hiện chân ngã hay con đường Hiểu biết (Jhanna Yoga). Ngoài ra còn một con đường thứ ba, con đường Lý luận (Raja Yoga) sử dụng trí tuệ để tìm đến chân lý.

Mục đích của cả ba con đường đều giống nhau nhưng phương pháp hay sự khác biệt giữa những con đường này ở chỗ người ta chú trọng đến phần nào trong thân thể để tập luyện mà thôi. Con đường Sùng Tín hay Bhakti Yoga đòi hỏi việc thanh lọc trái tim để phát triển tình thương rộng lớn. Con đường Lý luận hay Raja Yoga đòi hỏi việc thanh lọc bộ óc để phát triển trí tuệ. Con đường Hiểu biết hay Jhanna Yoga đòi hỏi việc phát triển khả năng trực giác để phân biệt.

– Như vậy Phật giáo thích hợp với con đường nào?

– Đức Phật phủ nhận các hình tướng bên ngoài mà đề cao sự khám phá bên trong cho đến lúc người tìm đạo nhận thức rằng mọi hình tướng vốn không có thực.

– Như vậy sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo ra sao?

– Các tín đồ đạo Phật không tin có một Chân Ngã tuyệt đối ở đằng sau mọi vật, giáo lý của đạo Phật là “Vô Ngã”. Kinh Vệ Đà nói rằng hình thể vốn không có thực chất nhưng vẫn có tâm thức, bỏ tâm thức khỏi bất cứ cái gì thì sẽ không có gì cả bởi vì nếu không có tâm thức thì không có gì hiện hữu. Nói một cách khác Ấn giáo chủ trương “Hữu Ngã”. Chân Ngã hay tâm thức, sự hiện hữu và ân huệ là trái tim và trung tâm của mọi vật. Kinh nghiệm được điều này là mục đích của Jhanna Yoga.

– Kinh Vệ Đà hay Jhanna Yoga có liên quan gì đến sự sùng tín không?

– Tất cả mọi mục tiêu đều liên quan đến lòng sùng tín. Người theo Bhakti Yoga sùng kính một đấng Thượng Đế cao cả hữu ngã, người theo Jhanna Yoga sùng kính đức Brahaman, Chân Ngã vô ngã hay Atma Bhakti. Phật giáo sùng kính mục tiêu giải thoát khỏi vô minh hay cái ảo ảnh cho rằng mọi hình tướng vốn có thật. Phật giáo Tây Tạng sùng kính các vị thần linh nam và nữ để tập nhiễm các đức hạnh như Từ bi, Bác ái, Can đảm, Điều hòa, Mỹ lệ, An lạc mà các vị này tượng trưng.

– Thưa bà, chúng ta đã nói rất nhiều về lý thuyết nhưng tôi vẫn chưa biết cách chọn một con đường thích hợp cho riêng tôi. Liệu tôi thích hợp với con đường Sùng tín, Lý luận hay Trực giác?

– Trước đây tôi có soạn một vài câu hỏi để giúp các học trò của tôi, những câu hỏi này có thể giúp anh phần nào. Anh có khó chịu với sự ganh ghét, đố kỵ hay không?

– Dĩ nhiên, tôi rất ghét tính này và không muốn thấy tôi ganh tị với bất cứ ai.

– Anh làm sao để trừ bỏ tính xấu đó?

– Tôi đã nhủ thầm: “Tính ganh ghét chỉ là một trò trẻ con, tôi không thể thay đổi được người khác hay bắt người khác phải tuân theo ý mình được, tôi chỉ có thể thay đổi chính mình mà thôi”.

– Như vậy sự ganh ghét đó có chấm dứt không?

– Dĩ nhiên nó không chấm dứt ngay nhưng tôi đã cố gắng không chú ý gì đến người khác mà chỉ nghĩ đến mình, đến những việc tôi làm, những thành quả mà tôi đạt được hay những việc được người chung quanh tán thưởng thì sự so sánh hay ganh tỵ với người khác giảm đi rất nhiều.

– Anh đối phó với sự sợ hãi ra sao?

– Có lần tôi đi cắm trại trong rừng tại Montana, người bạn đồng hành cho biết có nhiều thú dữ đang luẩn quẩn kiếm mồi quanh đó khiến ai cũng sợ hãi nhưng tôi tự nhủ: “Cứ yên tâm đi, sợ hãi không có ích lợi gì” và một hồi sau tôi thấy thoải mái, không sợ hãi nữa.

– Nếu như vậy thì có lẽ anh thích hợp với con đường lý luận hay Raja Yoga. Một người có óc sùng tín có lẽ đã cầu nguyện Thượng Đế phù hộ, giúp họ loại bỏ niềm sợ hãi để được bình an. Một người phát triển khả năng trực giác của Jhanna Yoga sẽ sử dụng óc phân biệt để quán xét rằng: “Đó chỉ là một cảm xúc, và tôi không phải là cảm xúc đó, tôi là Chân Ngã chói sáng thấm nhuần tất cả…”.

– Nhưng nếu họ nhìn thấy một con gấu hung dữ thì sao?

– Người theo Jhanna Yoga cảm thấy sự hiện diện không hình, không tướng, không danh tánh ở khắp mọi nơi. Họ sẽ nghĩ rằng con gấu đó chỉ là một phần của Chân Ngã và thái độ này giúp họ làm chủ được chính mình, không có sự gây hấn, sợ hãi với các tạo vật khác dù đó là người hay cầm thú. Dĩ nhiên đó chỉ là cách họ kiểm soát tâm và thân để đối phó với sự sợ hãi mà thôi, còn thái độ phản ứng trước con thú dữ còn tùy thuộc vào các yếu tố khác nữa.

– Người theo con đường Raja Yoga phản ứng ra sao?

– Người theo con đường lý luận biết rằng mọi lời nói, ý nghĩ đều mang lại những cảm xúc tương ứng. Khi không muốn sợ hãi, họ thay đổi tư tưởng hay chuyển tâm bằng các thái độ trái ngược. Họ nhủ thầm: “Hãy can đảm, hãy can đảm”, hoặc đọc những câu thần chú có công hiệu nhiếp tâm như “Om”. Những câu nói này sẽ thức động nội tâm để người ta có thể đối phó một cách sáng suốt với hoàn cảnh. Tùy con đường anh chọn, anh sẽ tìm được các lời dạy bảo chi tiết và kỹ lưỡng, các bí quyết từng bước một, để vượt qua các chướng ngại.

– Nếu mục tiêu lâu dài của tôi là thực hiện Chân Ngã – ví như một cuộc chạy đua 10 dặm, thì mục tiêu ngắn hạn của tôi – ví như một cuộc chạy đua ngắn khoảng 2 dặm, sẽ ra sao?

– Hãy luôn luôn tưởng nhớ đến Chân Ngã hay Thượng Đế, vun bồi các đức hạnh và tinh thần hóa cuộc đời của anh.

– Nếu thành công, phần thưởng tinh thần của tôi là gì?

– Cái phần thưởng tối hậu cho tất cả mọi con đường đều giống nhau. Thoạt đầu chúng có vẻ cách biệt hay khác nhau trên phương diện thực hành, nhưng mục đích thì hoàn toàn không khác gì nhau. Đôi khi người ta gọi nó bằng các danh từ khác nhau nhưng khi thực hiện được Chân Ngã thì các danh từ đều trở thành vô nghĩa. Trong Bhakti Yoga, phần thưởng lớn nhất là sự hòa hợp với Thượng Đế. Đối với Jhanna Yoga thì phần thưởng là việc thoát khỏi các trói buộc của vô minh, thoát khỏi khổ đau để trở thành một với cái thực tại vô biên. Đối với truyền thống Phật giáo, phần thưởng lớn nhất là giác ngộ, đạt được tâm thức bồ đề, phá tan các ảo ảnh của vô minh, thoát khỏi luân hồi sinh tử. Một câu cầu nguyện đọc trước các bữa ăn tại Ấn Độ có thể giúp cho ta hiểu được phần thưởng của tinh thần này: “Thực phẩm là Brahman, người ăn là Brahman, diễn trình khi ăn cũng là Brahman”.

Cũng như thế, người chạy đua, mặt đất dưới chân và cuộc đua đều là Chân Ngã. Cái phần thưởng vĩ đại nhất là sự cảm nhận rằng Chân Ngã đã trở thành chủ thể đối tượng và không có gì hiện hữu ngoại trừ Chân Ngã. Khi không còn thấy mình, thấy người, thấy thế giới mà chỉ thấy tất cả đều là một thì người ta sẽ hiểu được rõ rệt cái phần thưởng tối thượng này. Nói một cách khác là làm sao đạt được cái mà Phật giáo gọi là “Tâm vô phân biệt”.

Kevin là một thanh niên trẻ tuổi, có khuôn mặt sáng sủa, thông minh. Anh có vẻ bối rối ngập ngừng khi bắt đầu nói nhưng sau một hồi anh lấy lại bình tĩnh và tâm sự:

– Thưa bà, tôi đã tham dự nhiều khóa hội thảo về tâm linh, đã theo học với nhiều đạo sư, nhiều truyền thống tôn giáo, đã tu thiền theo phương pháp của Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa nhưng tôi vẫn không biết mình thích hợp với phương pháp nào hay thuộc về đâu? Tôi không biết con đường tâm linh nào mới thật đúng cho tôi?

– Muốn tìm một con đường thích hợp, trước hết anh phải biết tại sao anh tìm nó? Tại sao anh cần một con đường?

– Tôi muốn tìm một con đường thật đúng đắn để theo đuổi vì cuộc đời không chỉ giản dị với những thú vui tầm thường như ăn uống, ngủ nghỉ hay làm tình. Hiện nay tôi không cảm thấy thoải mái với cuộc sống máy móc, đầy tiện nghi vật chất mà thiếu phần tâm linh này.

– Chuyển từ các hành vi máy móc, thụ động qua những hành động ý thức, chủ động là mục tiêu chính của các truyền thống tâm linh.

– Truyền thống tâm linh thì rất nhiều, các đạo sư cũng rất đông, nhưng trong cái rừng hỗn tạp đó làm sao tôi tìm được con đường tốt nhất, đúng đắn nhất?

– Các con đường không cạnh tranh với nhau như xe hơi chạy trên xa lộ. Không con đường nào hơn con đường nào và tốt hơn hết mỗi người nên tự chọn một con đường tâm linh thích hợp với bản chất của mình. Nói đúng hơn thì trước khi chúng ta lựa chọn một con đường thì con đường đã lựa chọn chúng ta rồi.

– Vậy ư? Tại sao như vậy?

– Nếu anh biết một định luật căn bản của phương Đông là “Đồng thanh tương ứng” thì anh sẽ hiểu rằng tùy mục đích mà người đi sẽ bị thu hút, lôi cuốn vào một con đường thích hợp với sự mong cầu, ao ước của họ. Nếu họ muốn chân lý một cách hời hợt trên đầu môi chót lưỡi thì họ sẽ gặp những con đường chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài. Nếu họ mong đợi một phép lạ nào đó thì họ sẽ gặp những con đường hứa hẹn đem lại những điều họ mong cầu, miễn là họ phải trả một giá nào đó. Tuy nhiên những con đường đúng đắn thì không hứa hẹn hay quảng cáo, và chỉ những người thật tâm hướng thượng thì mới tìm đến với những con đường này.

Tiềm ẩn nơi mỗi người trong chúng ta là một bản chất có ưu thế trội hẳn về một phương diện nào đó như sùng tín, lý luận hay trực giác. Người Ấn Độ có câu thành ngữ: “Nếu bạn thích ăn đường cát (tượng trưng cho chân lý tuyệt đối) thì bạn muốn nếm nó (taste) hay trở thành nó (become)?”. Tùy theo câu trả lời mà người ta lựa chọn con đường tâm linh để đi theo: ý muốn được nếm vị ngọt của đường là cái ý thức thương yêu, thờ phụng một chân lý tuyệt đối, hay nói một cách khác đó là con đường Sùng tín (Bhakti Yoga). Trên con đường này người ta quy phục chân lý tuyệt đối dưới hình thức một Thượng Đế cá nhân như Krishna, Shiva, Buddha, Allah, Jesus hay Ram, v.v.

Ý muốn trở thành vị ngọt, hòa nhập mình với chân lý tuyệt đối là sự tìm tòi, hiểu biết để chấm dứt các đau khổ qua việc thực hiện chân ngã hay con đường Hiểu biết (Jhanna Yoga). Ngoài ra còn một con đường thứ ba, con đường Lý luận (Raja Yoga) sử dụng trí tuệ để tìm đến chân lý.

Mục đích của cả ba con đường đều giống nhau nhưng phương pháp hay sự khác biệt giữa những con đường này ở chỗ người ta chú trọng đến phần nào trong thân thể để tập luyện mà thôi. Con đường Sùng Tín hay Bhakti Yoga đòi hỏi việc thanh lọc trái tim để phát triển tình thương rộng lớn. Con đường Lý luận hay Raja Yoga đòi hỏi việc thanh lọc bộ óc để phát triển trí tuệ. Con đường Hiểu biết hay Jhanna Yoga đòi hỏi việc phát triển khả năng trực giác để phân biệt.

– Như vậy Phật giáo thích hợp với con đường nào?

– Đức Phật phủ nhận các hình tướng bên ngoài mà đề cao sự khám phá bên trong cho đến lúc người tìm đạo nhận thức rằng mọi hình tướng vốn không có thực.

– Như vậy sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo ra sao?

– Các tín đồ đạo Phật không tin có một Chân Ngã tuyệt đối ở đằng sau mọi vật, giáo lý của đạo Phật là “Vô Ngã”. Kinh Vệ Đà nói rằng hình thể vốn không có thực chất nhưng vẫn có tâm thức, bỏ tâm thức khỏi bất cứ cái gì thì sẽ không có gì cả bởi vì nếu không có tâm thức thì không có gì hiện hữu. Nói một cách khác Ấn giáo chủ trương “Hữu Ngã”. Chân Ngã hay tâm thức, sự hiện hữu và ân huệ là trái tim và trung tâm của mọi vật. Kinh nghiệm được điều này là mục đích của Jhanna Yoga.

– Kinh Vệ Đà hay Jhanna Yoga có liên quan gì đến sự sùng tín không?

– Tất cả mọi mục tiêu đều liên quan đến lòng sùng tín. Người theo Bhakti Yoga sùng kính một đấng Thượng Đế cao cả hữu ngã, người theo Jhanna Yoga sùng kính đức Brahaman, Chân Ngã vô ngã hay Atma Bhakti. Phật giáo sùng kính mục tiêu giải thoát khỏi vô minh hay cái ảo ảnh cho rằng mọi hình tướng vốn có thật. Phật giáo Tây Tạng sùng kính các vị thần linh nam và nữ để tập nhiễm các đức hạnh như Từ bi, Bác ái, Can đảm, Điều hòa, Mỹ lệ, An lạc mà các vị này tượng trưng.

– Thưa bà, chúng ta đã nói rất nhiều về lý thuyết nhưng tôi vẫn chưa biết cách chọn một con đường thích hợp cho riêng tôi. Liệu tôi thích hợp với con đường Sùng tín, Lý luận hay Trực giác?

– Trước đây tôi có soạn một vài câu hỏi để giúp các học trò của tôi, những câu hỏi này có thể giúp anh phần nào. Anh có khó chịu với sự ganh ghét, đố kỵ hay không?

– Dĩ nhiên, tôi rất ghét tính này và không muốn thấy tôi ganh tị với bất cứ ai.

– Anh làm sao để trừ bỏ tính xấu đó?

– Tôi đã nhủ thầm: “Tính ganh ghét chỉ là một trò trẻ con, tôi không thể thay đổi được người khác hay bắt người khác phải tuân theo ý mình được, tôi chỉ có thể thay đổi chính mình mà thôi”.

– Như vậy sự ganh ghét đó có chấm dứt không?

– Dĩ nhiên nó không chấm dứt ngay nhưng tôi đã cố gắng không chú ý gì đến người khác mà chỉ nghĩ đến mình, đến những việc tôi làm, những thành quả mà tôi đạt được hay những việc được người chung quanh tán thưởng thì sự so sánh hay ganh tỵ với người khác giảm đi rất nhiều.

– Anh đối phó với sự sợ hãi ra sao?

– Có lần tôi đi cắm trại trong rừng tại Montana, người bạn đồng hành cho biết có nhiều thú dữ đang luẩn quẩn kiếm mồi quanh đó khiến ai cũng sợ hãi nhưng tôi tự nhủ: “Cứ yên tâm đi, sợ hãi không có ích lợi gì” và một hồi sau tôi thấy thoải mái, không sợ hãi nữa.

– Nếu như vậy thì có lẽ anh thích hợp với con đường lý luận hay Raja Yoga. Một người có óc sùng tín có lẽ đã cầu nguyện Thượng Đế phù hộ, giúp họ loại bỏ niềm sợ hãi để được bình an. Một người phát triển khả năng trực giác của Jhanna Yoga sẽ sử dụng óc phân biệt để quán xét rằng: “Đó chỉ là một cảm xúc, và tôi không phải là cảm xúc đó, tôi là Chân Ngã chói sáng thấm nhuần tất cả…”.

– Nhưng nếu họ nhìn thấy một con gấu hung dữ thì sao?

– Người theo Jhanna Yoga cảm thấy sự hiện diện không hình, không tướng, không danh tánh ở khắp mọi nơi. Họ sẽ nghĩ rằng con gấu đó chỉ là một phần của Chân Ngã và thái độ này giúp họ làm chủ được chính mình, không có sự gây hấn, sợ hãi với các tạo vật khác dù đó là người hay cầm thú. Dĩ nhiên đó chỉ là cách họ kiểm soát tâm và thân để đối phó với sự sợ hãi mà thôi, còn thái độ phản ứng trước con thú dữ còn tùy thuộc vào các yếu tố khác nữa.

– Người theo con đường Raja Yoga phản ứng ra sao?

– Người theo con đường lý luận biết rằng mọi lời nói, ý nghĩ đều mang lại những cảm xúc tương ứng. Khi không muốn sợ hãi, họ thay đổi tư tưởng hay chuyển tâm bằng các thái độ trái ngược. Họ nhủ thầm: “Hãy can đảm, hãy can đảm”, hoặc đọc những câu thần chú có công hiệu nhiếp tâm như “Om”. Những câu nói này sẽ thức động nội tâm để người ta có thể đối phó một cách sáng suốt với hoàn cảnh. Tùy con đường anh chọn, anh sẽ tìm được các lời dạy bảo chi tiết và kỹ lưỡng, các bí quyết từng bước một, để vượt qua các chướng ngại.

– Nếu mục tiêu lâu dài của tôi là thực hiện Chân Ngã – ví như một cuộc chạy đua 10 dặm, thì mục tiêu ngắn hạn của tôi – ví như một cuộc chạy đua ngắn khoảng 2 dặm, sẽ ra sao?

– Hãy luôn luôn tưởng nhớ đến Chân Ngã hay Thượng Đế, vun bồi các đức hạnh và tinh thần hóa cuộc đời của anh.

– Nếu thành công, phần thưởng tinh thần của tôi là gì?

– Cái phần thưởng tối hậu cho tất cả mọi con đường đều giống nhau. Thoạt đầu chúng có vẻ cách biệt hay khác nhau trên phương diện thực hành, nhưng mục đích thì hoàn toàn không khác gì nhau. Đôi khi người ta gọi nó bằng các danh từ khác nhau nhưng khi thực hiện được Chân Ngã thì các danh từ đều trở thành vô nghĩa. Trong Bhakti Yoga, phần thưởng lớn nhất là sự hòa hợp với Thượng Đế. Đối với Jhanna Yoga thì phần thưởng là việc thoát khỏi các trói buộc của vô minh, thoát khỏi khổ đau để trở thành một với cái thực tại vô biên. Đối với truyền thống Phật giáo, phần thưởng lớn nhất là giác ngộ, đạt được tâm thức bồ đề, phá tan các ảo ảnh của vô minh, thoát khỏi luân hồi sinh tử. Một câu cầu nguyện đọc trước các bữa ăn tại Ấn Độ có thể giúp cho ta hiểu được phần thưởng của tinh thần này: “Thực phẩm là Brahman, người ăn là Brahman, diễn trình khi ăn cũng là Brahman”.

Cũng như thế, người chạy đua, mặt đất dưới chân và cuộc đua đều là Chân Ngã. Cái phần thưởng vĩ đại nhất là sự cảm nhận rằng Chân Ngã đã trở thành chủ thể đối tượng và không có gì hiện hữu ngoại trừ Chân Ngã. Khi không còn thấy mình, thấy người, thấy thế giới mà chỉ thấy tất cả đều là một thì người ta sẽ hiểu được rõ rệt cái phần thưởng tối thượng này. Nói một cách khác là làm sao đạt được cái mà Phật giáo gọi là “Tâm vô phân biệt”.

Bình luận
× sticky