Roslyn ăn mặc thật lịch sự nên dù có tuổi mà bà vẫn còn nhiều nét trẻ trung. Bà đến dự buổi nói chuyện về đề tài “Phát triển đời sống tâm linh” cùng với các con, một cô gái trẻ đang theo học với một đạo sư nổi tiếng người Ấn và một cậu con trai đang tập thiền với một thiền sư người Nhật. Năm ngoái khi chồng bà qua đời, các con đã khuyến khích bà thực tập thiền định. Từ đó bà tìm được sự an tĩnh trong tâm và những niềm vui thầm lặng khác mà trước đây bà chưa hề có. Hiện nay bà muốn “đi sâu hơn” nhưng các con của bà nói rằng sự gắn bó đã ngăn chặn bước tiến của bà. Roslyn nói:
– Thưa bà, trong nhà tôi có rất nhiều đồ cổ quý báu và tôi rất thích chúng. Các con tôi cứ bảo tôi phải bỏ hết đi nếu muốn có tiến bộ về tâm linh, nhưng tôi không sao bỏ được những thứ đó. Tôi thấy rằng giữ chúng đâu có gì hại. Xin bà cho biết tôi sai hay các con tôi đã sai?
– Một con chim không thể bay được nếu cánh của nó bị cột. Dù cánh chim bị cột bằng sợi tơ hay sợi dây thừng thì cũng thế thôi. Nếu muốn tiến bộ trên địa hạt tâm linh thì chúng ta cần phải biết loại bỏ lòng tha thiết, gắn bó vào bất cứ một cái gì. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là lòng gắn bó chứ không phải các đồ vật mà người ta gắn bó vào. Sự vứt bỏ những đồ cổ giá trị mà bà rất thích không có ích gì cho bà lúc này vì bà sẽ vẫn giữ chúng trong tâm trí. Nếu sự gắn bó dù tích cực hay tiêu cực vẫn còn nằm ở trong trí chúng ta thì nó vẫn nắm giữ chúng ta. Để tôi kể cho bà nghe một câu chuyện ngắn: Có hai nhà sư một già, một trẻ cùng đi trên đường. Khi gặp dòng sông thì họ bỏ giầy lội qua, nhưng thấy một thiếu nữ rất đẹp đang ngần ngại ở trên bờ không dám lội qua sông vì sợ ướt quần áo. Vị sư già thẳng thắn cúi xuống bồng cô gái nọ và lội qua sông. Vị sư trẻ đi theo rất đỗi ngạc nhiên. Sau khi qua đến bờ bên kia, vị sư già đặt cô gái xuống và tiếp tục đi, vị sư trẻ giữ im lặng trong mấy giờ liền nhưng sau cùng ông không chịu nổi nữa:
– Sư huynh đã làm một việc không đúng.
– Tại sao đệ lại nói vậy?
– Sao sư huynh dám ôm một thiếu nữ, huynh không biết rằng chúng ta đều phải giữ giới hay sao?
Vị sư già bật cười nói lớn:
– Này sư đệ. Khi tôi đặt cô ta xuống đất là tôi quên cô ta rồi, còn đệ, vẫn giữ mãi hình ảnh đó trong trí óc suốt mấy giờ đồng hồ. Vậy trong hai người chúng ta, ai là người có sự gắn bó?
Theo thiển ý của tôi, bà có thể giữ những đồ cổ đó, nhưng hãy giữ chúng một cách nhẹ nhàng thôi. Bà hãy tiếp tục công việc thiền định đều đặn chuyên cần. Nếu đã cảm nhận được các niềm vui an tĩnh rồi thì bà sẽ tiếp tục cảm nhận được nhiều làn sóng ân huệ khác, nó sẽ cho bà thấy rằng mọi vui thú khác trên đời này chỉ như đồ chơi con nít vậy. Một khi đã thực sự nếm được những ân phước thiêng liêng thì bà sẽ không còn bị lay chuyển bởi những thứ khác nữa, dù có hay không có một đồ vật gì trên đời.
Tóm lại, đối với các món đồ cổ đó bà có thể giữ chúng nhưng đừng quá gắn bó vào chúng, có cũng được mà không thì cũng chẳng sao.
Roslyn ăn mặc thật lịch sự nên dù có tuổi mà bà vẫn còn nhiều nét trẻ trung. Bà đến dự buổi nói chuyện về đề tài “Phát triển đời sống tâm linh” cùng với các con, một cô gái trẻ đang theo học với một đạo sư nổi tiếng người Ấn và một cậu con trai đang tập thiền với một thiền sư người Nhật. Năm ngoái khi chồng bà qua đời, các con đã khuyến khích bà thực tập thiền định. Từ đó bà tìm được sự an tĩnh trong tâm và những niềm vui thầm lặng khác mà trước đây bà chưa hề có. Hiện nay bà muốn “đi sâu hơn” nhưng các con của bà nói rằng sự gắn bó đã ngăn chặn bước tiến của bà. Roslyn nói:
– Thưa bà, trong nhà tôi có rất nhiều đồ cổ quý báu và tôi rất thích chúng. Các con tôi cứ bảo tôi phải bỏ hết đi nếu muốn có tiến bộ về tâm linh, nhưng tôi không sao bỏ được những thứ đó. Tôi thấy rằng giữ chúng đâu có gì hại. Xin bà cho biết tôi sai hay các con tôi đã sai?
– Một con chim không thể bay được nếu cánh của nó bị cột. Dù cánh chim bị cột bằng sợi tơ hay sợi dây thừng thì cũng thế thôi. Nếu muốn tiến bộ trên địa hạt tâm linh thì chúng ta cần phải biết loại bỏ lòng tha thiết, gắn bó vào bất cứ một cái gì. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là lòng gắn bó chứ không phải các đồ vật mà người ta gắn bó vào. Sự vứt bỏ những đồ cổ giá trị mà bà rất thích không có ích gì cho bà lúc này vì bà sẽ vẫn giữ chúng trong tâm trí. Nếu sự gắn bó dù tích cực hay tiêu cực vẫn còn nằm ở trong trí chúng ta thì nó vẫn nắm giữ chúng ta. Để tôi kể cho bà nghe một câu chuyện ngắn: Có hai nhà sư một già, một trẻ cùng đi trên đường. Khi gặp dòng sông thì họ bỏ giầy lội qua, nhưng thấy một thiếu nữ rất đẹp đang ngần ngại ở trên bờ không dám lội qua sông vì sợ ướt quần áo. Vị sư già thẳng thắn cúi xuống bồng cô gái nọ và lội qua sông. Vị sư trẻ đi theo rất đỗi ngạc nhiên. Sau khi qua đến bờ bên kia, vị sư già đặt cô gái xuống và tiếp tục đi, vị sư trẻ giữ im lặng trong mấy giờ liền nhưng sau cùng ông không chịu nổi nữa:
– Sư huynh đã làm một việc không đúng.
– Tại sao đệ lại nói vậy?
– Sao sư huynh dám ôm một thiếu nữ, huynh không biết rằng chúng ta đều phải giữ giới hay sao?
Vị sư già bật cười nói lớn:
– Này sư đệ. Khi tôi đặt cô ta xuống đất là tôi quên cô ta rồi, còn đệ, vẫn giữ mãi hình ảnh đó trong trí óc suốt mấy giờ đồng hồ. Vậy trong hai người chúng ta, ai là người có sự gắn bó?
Theo thiển ý của tôi, bà có thể giữ những đồ cổ đó, nhưng hãy giữ chúng một cách nhẹ nhàng thôi. Bà hãy tiếp tục công việc thiền định đều đặn chuyên cần. Nếu đã cảm nhận được các niềm vui an tĩnh rồi thì bà sẽ tiếp tục cảm nhận được nhiều làn sóng ân huệ khác, nó sẽ cho bà thấy rằng mọi vui thú khác trên đời này chỉ như đồ chơi con nít vậy. Một khi đã thực sự nếm được những ân phước thiêng liêng thì bà sẽ không còn bị lay chuyển bởi những thứ khác nữa, dù có hay không có một đồ vật gì trên đời.
Tóm lại, đối với các món đồ cổ đó bà có thể giữ chúng nhưng đừng quá gắn bó vào chúng, có cũng được mà không thì cũng chẳng sao.