Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Ảnh Hưởng Của Màu Sắc

Tác giả: Darshani Deane

Karta là một phụ nữ Đức sống theo chủ trương Thanh giáo tại Mannheim. Những người trong nhóm này chỉ ăn ngày một bữa, cùng nhau tham thiền mỗi tháng hai lần vào lúc trăng tròn và trăng lặn, và đặc biệt chỉ mặc quần áo màu xanh nhạt. Từ khi lập gia đình với một người Mỹ và theo chồng về đất nước này, cô bắt đầu thắc mắc về các quy luật, giáo điều của giáo phái này. Cô nói:

– Thưa bà, chúng ta được dạy bảo rằng người ta cần sống trong một môi trường trong sạch thanh khiết và sự trong sạch này phải bắt đầu từ chính bản thân chúng ta. Thầy tôi dạy rằng không những màu xanh nhạt làm êm dịu các rung động thuộc thể trí và thể xác của người mặc quần áo màu đó mà còn giúp cả những người nhìn thấy màu sắc đó nữa. Có người trong nhóm chúng tôi cho rằng màu xanh có thể chữa lành bệnh cho những ai mặc màu đó. Do đó chúng tôi luôn luôn mặc quần áo màu xanh nhạt. Từ khi dọn qua đây tôi thấy người Hoa Kỳ ăn mặc lung tung, quần áo đủ màu sặc sỡ, phải chăng vì ít ai hiểu rõ giá trị việc chữa bệnh bằng màu sắc này? Theo sự hiểu biết của bà thì việc này ra sao?

– Một số người phương Tây thường có thói quen phân tích mọi sự thành các phần nhỏ, lượm lặt chỗ này một ít, chỗ kia một chút, chắp nối lại, đặt ra các quy luật và đi đến kết luận dựa trên những quy luật này. Người phương Đông ít khi làm chuyện đó vì đối với họ, toàn thể là một cái gì sống động, không thể tách rời nhau được. Họ có một cái nhìn toàn diện và tổng hợp về mọi việc, mọi sự vật. Cũng giống như âm thanh, màu sắc là các năng lực rất mạnh và có những hiệu quả hết sức tinh tế và phức tạp, không dễ gì có thể giải thích trong vòng vài phút. Tuy nhiên vì cô đã đề cập đến màu xanh nên tôi cũng muốn chia sẻ với cô câu chuyện về một phụ nữ thích mặc quần áo màu xanh:

“Có một phụ nữ rất thích màu xanh da trời, từ nhỏ đến lớn bà ấy chỉ mặc quần áo màu xanh. Khi học đạo tại một tu viện Ấn Độ, vì căn phòng không có tủ đựng quần áo nên bà phải mắc một sợi dây giăng ngang phòng để treo quần áo vào đó. Mỗi sáng dậy, mở mắt ra là bà nhìn thấy các bộ quần áo màu xanh này. Một hôm, bà vừa mở mắt thì cả một biển ánh sáng màu xanh đập ngay vào mắt bà và bất ngờ bà lâm bệnh. Bụng bà đau nhói, cổ họng muốn nôn mửa, đầu thì nhức như búa bổ. Bà kết luận rằng chính màu xanh đã gây hại như vậy nên bà dọn hết chỗ quần áo này đem phân phát cho kẻ nghèo. Từ đó bà chỉ mặc toàn đồ màu trắng, không dám mặc màu xanh nữa. Có lẽ cô đang tự hỏi tại sao lại có chuyện kỳ cục như vậy? Để tôi giải thích thêm về một khoa học tối cổ của Ấn Độ gọi là Aryuveda. Đây là một khoa học về các bệnh trạng cũng như cách điều trị dựa trên cuốn Aryuveda, một cổ thư về y học của Ấn Độ đã có trên 5.000 năm nay. Theo khoa học này thì vạn vật trong vũ trụ được cấu tạo bởi năm yếu tố chính là Đất, Nước, Gió, Lửa và Dĩ Thái. Thân thể con người cũng được cấu tạo bởi năm yếu tố trên nhưng thường thì Đất và Nước đã hòa chung lại thành một tinh chất gọi là Kapha; Nước và Lửa hợp thành tinh chất gọi là Pitta, Gió và Dĩ Thái hợp thành Vatta. Từ đó thể tạng được phân loại dựa trên ba tính chất đó vì chúng chi phối và ảnh hưởng đến trạng thái tâm sinh lý của con người. Nói một cách khác, chúng ta ốm đau hay khỏe mạnh; mập mạp hay gầy còm đều tùy thuộc vào sự điều hành, vận chuyển của các tinh chất trên. Khoa Aryuveda đã giải thích rằng từ sự bài tiết, hô hấp, đến tuần hoàn và tiêu hóa, từ nhịp tim đập, cách ăn uống, ngủ nghỉ, đến các giác mô, cách nói năng, màu da, tóc khô hay mềm đều bị chi phối bởi ba yếu tố trên. Bác sĩ Vasant Lad đã đưa ra một tiêu chuẩn để xem xét tính chất con người một cách giản dị như sau: “Người thuộc tính chất Kapha dễ bị sưng mũi, sưng cuống phổi và mắc các bệnh thuộc về cơ quan hô hấp. Người thuộc tính chất Pitta dễ mắc bệnh thuộc đường tiểu, gan, mật, dạ dày hay các bệnh thuộc đường tiêu hóa. Người thuộc tính chất Vatta hay bị bệnh đau lưng, tê thấp và các chứng bệnh thuộc về bộ thần kinh. Không giống như trong y khoa phương Tây, mỗi bệnh trạng đều có một số phương pháp điều trị hay các toa thuốc giống nhau, người y sĩ theo khoa Aryuveda trước hết phải quan sát thể tạng của từng bệnh nhân và chữa trị tùy theo phản ứng của thể tạng này đối với phương pháp điều trị. Một bệnh nhân bị ung thư thuộc thể tạng Pitta sẽ được điều trị bằng một phương pháp khác hẳn bệnh nhân ung thư thuộc thể tạng Kapha. Phương pháp cổ truyền này chủ trương rằng vì mỗi cơ thể con người đều khác nhau, cái gì tốt cho một người không có nghĩa là tốt cho một người khác nên không thể áp dụng một phương pháp chữa trị chung được.

Bây giờ chúng ta hãy trở lại với câu hỏi đầu tiên của cô về màu sắc. Như cô biết, sức nóng là đặc tính của màu đỏ, lạnh là đặc tính của màu xanh. Lạnh đồng thời cũng là đặc tính của thể chất Kapha. Một người thể chất Kapha mà mặc màu xanh thì tính lạnh sẽ gia tăng và ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Khi tính chất này tập nhiễm quá lâu trong cơ thể một người, nó có thể gây nên bệnh. Đó là trường hợp của người phụ nữ thích mặc đồ màu xanh mà tôi đã kể ở trên. Tóm lại, màu sắc có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nhưng còn tùy thể trạng từng người hợp với màu sắc nào chứ không phải chỉ có màu xanh là tốt và các màu sắc khác là xấu như cô đã được dạy bảo.

– Nhưng biết đâu phản ứng của người phụ nữ mà bà vừa kể chỉ có tính chất tạm thời mà thôi, có bằng chứng gì rằng bà ta không hợp với màu xanh?

– Tại vì người phụ nữ đó chính là tôi. Mặc dù chuyện này đã xảy ra hơn hai mươi năm nhưng đến nay tôi vẫn không bao giờ mặc quần áo màu xanh nữa.

Karta là một phụ nữ Đức sống theo chủ trương Thanh giáo tại Mannheim. Những người trong nhóm này chỉ ăn ngày một bữa, cùng nhau tham thiền mỗi tháng hai lần vào lúc trăng tròn và trăng lặn, và đặc biệt chỉ mặc quần áo màu xanh nhạt. Từ khi lập gia đình với một người Mỹ và theo chồng về đất nước này, cô bắt đầu thắc mắc về các quy luật, giáo điều của giáo phái này. Cô nói:

– Thưa bà, chúng ta được dạy bảo rằng người ta cần sống trong một môi trường trong sạch thanh khiết và sự trong sạch này phải bắt đầu từ chính bản thân chúng ta. Thầy tôi dạy rằng không những màu xanh nhạt làm êm dịu các rung động thuộc thể trí và thể xác của người mặc quần áo màu đó mà còn giúp cả những người nhìn thấy màu sắc đó nữa. Có người trong nhóm chúng tôi cho rằng màu xanh có thể chữa lành bệnh cho những ai mặc màu đó. Do đó chúng tôi luôn luôn mặc quần áo màu xanh nhạt. Từ khi dọn qua đây tôi thấy người Hoa Kỳ ăn mặc lung tung, quần áo đủ màu sặc sỡ, phải chăng vì ít ai hiểu rõ giá trị việc chữa bệnh bằng màu sắc này? Theo sự hiểu biết của bà thì việc này ra sao?

– Một số người phương Tây thường có thói quen phân tích mọi sự thành các phần nhỏ, lượm lặt chỗ này một ít, chỗ kia một chút, chắp nối lại, đặt ra các quy luật và đi đến kết luận dựa trên những quy luật này. Người phương Đông ít khi làm chuyện đó vì đối với họ, toàn thể là một cái gì sống động, không thể tách rời nhau được. Họ có một cái nhìn toàn diện và tổng hợp về mọi việc, mọi sự vật. Cũng giống như âm thanh, màu sắc là các năng lực rất mạnh và có những hiệu quả hết sức tinh tế và phức tạp, không dễ gì có thể giải thích trong vòng vài phút. Tuy nhiên vì cô đã đề cập đến màu xanh nên tôi cũng muốn chia sẻ với cô câu chuyện về một phụ nữ thích mặc quần áo màu xanh:

“Có một phụ nữ rất thích màu xanh da trời, từ nhỏ đến lớn bà ấy chỉ mặc quần áo màu xanh. Khi học đạo tại một tu viện Ấn Độ, vì căn phòng không có tủ đựng quần áo nên bà phải mắc một sợi dây giăng ngang phòng để treo quần áo vào đó. Mỗi sáng dậy, mở mắt ra là bà nhìn thấy các bộ quần áo màu xanh này. Một hôm, bà vừa mở mắt thì cả một biển ánh sáng màu xanh đập ngay vào mắt bà và bất ngờ bà lâm bệnh. Bụng bà đau nhói, cổ họng muốn nôn mửa, đầu thì nhức như búa bổ. Bà kết luận rằng chính màu xanh đã gây hại như vậy nên bà dọn hết chỗ quần áo này đem phân phát cho kẻ nghèo. Từ đó bà chỉ mặc toàn đồ màu trắng, không dám mặc màu xanh nữa. Có lẽ cô đang tự hỏi tại sao lại có chuyện kỳ cục như vậy? Để tôi giải thích thêm về một khoa học tối cổ của Ấn Độ gọi là Aryuveda. Đây là một khoa học về các bệnh trạng cũng như cách điều trị dựa trên cuốn Aryuveda, một cổ thư về y học của Ấn Độ đã có trên 5.000 năm nay. Theo khoa học này thì vạn vật trong vũ trụ được cấu tạo bởi năm yếu tố chính là Đất, Nước, Gió, Lửa và Dĩ Thái. Thân thể con người cũng được cấu tạo bởi năm yếu tố trên nhưng thường thì Đất và Nước đã hòa chung lại thành một tinh chất gọi là Kapha; Nước và Lửa hợp thành tinh chất gọi là Pitta, Gió và Dĩ Thái hợp thành Vatta. Từ đó thể tạng được phân loại dựa trên ba tính chất đó vì chúng chi phối và ảnh hưởng đến trạng thái tâm sinh lý của con người. Nói một cách khác, chúng ta ốm đau hay khỏe mạnh; mập mạp hay gầy còm đều tùy thuộc vào sự điều hành, vận chuyển của các tinh chất trên. Khoa Aryuveda đã giải thích rằng từ sự bài tiết, hô hấp, đến tuần hoàn và tiêu hóa, từ nhịp tim đập, cách ăn uống, ngủ nghỉ, đến các giác mô, cách nói năng, màu da, tóc khô hay mềm đều bị chi phối bởi ba yếu tố trên. Bác sĩ Vasant Lad đã đưa ra một tiêu chuẩn để xem xét tính chất con người một cách giản dị như sau: “Người thuộc tính chất Kapha dễ bị sưng mũi, sưng cuống phổi và mắc các bệnh thuộc về cơ quan hô hấp. Người thuộc tính chất Pitta dễ mắc bệnh thuộc đường tiểu, gan, mật, dạ dày hay các bệnh thuộc đường tiêu hóa. Người thuộc tính chất Vatta hay bị bệnh đau lưng, tê thấp và các chứng bệnh thuộc về bộ thần kinh. Không giống như trong y khoa phương Tây, mỗi bệnh trạng đều có một số phương pháp điều trị hay các toa thuốc giống nhau, người y sĩ theo khoa Aryuveda trước hết phải quan sát thể tạng của từng bệnh nhân và chữa trị tùy theo phản ứng của thể tạng này đối với phương pháp điều trị. Một bệnh nhân bị ung thư thuộc thể tạng Pitta sẽ được điều trị bằng một phương pháp khác hẳn bệnh nhân ung thư thuộc thể tạng Kapha. Phương pháp cổ truyền này chủ trương rằng vì mỗi cơ thể con người đều khác nhau, cái gì tốt cho một người không có nghĩa là tốt cho một người khác nên không thể áp dụng một phương pháp chữa trị chung được.

Bây giờ chúng ta hãy trở lại với câu hỏi đầu tiên của cô về màu sắc. Như cô biết, sức nóng là đặc tính của màu đỏ, lạnh là đặc tính của màu xanh. Lạnh đồng thời cũng là đặc tính của thể chất Kapha. Một người thể chất Kapha mà mặc màu xanh thì tính lạnh sẽ gia tăng và ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Khi tính chất này tập nhiễm quá lâu trong cơ thể một người, nó có thể gây nên bệnh. Đó là trường hợp của người phụ nữ thích mặc đồ màu xanh mà tôi đã kể ở trên. Tóm lại, màu sắc có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nhưng còn tùy thể trạng từng người hợp với màu sắc nào chứ không phải chỉ có màu xanh là tốt và các màu sắc khác là xấu như cô đã được dạy bảo.

– Nhưng biết đâu phản ứng của người phụ nữ mà bà vừa kể chỉ có tính chất tạm thời mà thôi, có bằng chứng gì rằng bà ta không hợp với màu xanh?

– Tại vì người phụ nữ đó chính là tôi. Mặc dù chuyện này đã xảy ra hơn hai mươi năm nhưng đến nay tôi vẫn không bao giờ mặc quần áo màu xanh nữa.

Bình luận
× sticky