Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Chống Đối Và Thử Thách

Tác giả: Darshani Deane

Sau cuộc ly dị, Laura sống một mình trong căn nhà nhỏ tại ngoại ô Los Angeles. Bà tìm được sự thoải mái qua việc thực hành thiền định và đọc sách vở về tâm linh, nhưng cuộc sống của bà lại bị xáo trộn bởi một biến cố khác. Bà cho biết:

– Mẹ tôi vừa dọn đến viện dưỡng lão gần nơi tôi ở, trước đây bà sống với em trai tôi ở San Francisco nhưng vì nó bị sở thuyên chuyển đi ngoại quốc nên bà dọn về đây để được ở gần con gái. Bà cần có người lo cho bà nhưng việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, trong khi tôi đang cố gắng xây dựng lại cuộc đời đổ vỡ của mình. Việc mẹ tôi xen vào đời tôi lúc này đã làm xáo trộn cuộc sống tạm thời thoải mái của tôi. Tôi rất khó chịu và bực bội về sự kiện “khác thường” này nhưng không biết phải làm gì?

– Chúng ta hãy nhìn vấn đề một cách khách quan hơn. Hoàn cảnh một bà mẹ sống ở viện dưỡng lão gần con gái không có gì là khác thường cả. Nhiều cha mẹ già còn sống chung nhà với con cháu và việc này còn gây xáo trộn cũng như đòi hỏi nhiều thời gian công sức hơn nữa. Điều làm bà bực mình không phải vì hoàn cảnh mà vì sự chống đối phát xuất từ chính bà. Biết đâu hoàn cảnh mẹ bà dọn về ở gần bà đã đáp ứng đúng nhu cầu của bà lúc này? Nhu cầu này hiện nay có thể chưa rõ rệt nhưng nó vẫn có. Hãy thay đổi lối nhìn của bà, thay vì nhìn nó như một hoàn cảnh không thể chịu nổi thì hãy coi đó như một thử thách, dùng nó làm tấm gương soi vào nội tâm của bà. Hãy quán xét trong tấm gương đó cái nguyên nhân ẩn giấu sự chống đối của bà và tìm cách giải quyết nó. Nếu không có cơ hội như thế này thì bà sẽ không nhìn được nơi bà vốn vẫn có sự chống đối và rất có thể là bà sẽ phải trải qua một sự đau khổ giống như vậy trong tương lai. Muốn vượt qua bất kỳ thử thách nào, chúng ta cũng cần giáp mặt với nó và trải nghiệm nó. Đức Phật nói rằng: “Tất cả mọi sự đau khổ đều do sự chống đối”. Thay vì nói rằng: “Đây là nỗi khổ vô cùng tận”, thì hãy lặp đi lặp lại rằng: “Đây là một cơ hội vàng giúp tôi nhìn sâu vào nội tâm để hiểu biết thêm về chính tôi và xóa bỏ những rắc rối phiền muộn nằm sâu trong tâm khảm; giúp tôi có cơ hội đền đáp công ơn mẹ tôi đã phải dẹp bỏ những điều bà thích trong quá khứ để nuôi nấng, dạy dỗ cho tôi nên người; và để xóa bỏ những tình cảm không đẹp trong mối quan hệ mẹ con để lúc từ giã cõi đời, bà sẽ không buồn phiền vì tôi, và tôi cũng không ân hận hay mang mặc cảm tội lỗi suốt đời. Các nhà hiền triết phương Đông đã dạy: “Khi không chống đối và biết chấp nhận thì mọi sự đau khổ đều chấm dứt”.

Sau cuộc ly dị, Laura sống một mình trong căn nhà nhỏ tại ngoại ô Los Angeles. Bà tìm được sự thoải mái qua việc thực hành thiền định và đọc sách vở về tâm linh, nhưng cuộc sống của bà lại bị xáo trộn bởi một biến cố khác. Bà cho biết:

– Mẹ tôi vừa dọn đến viện dưỡng lão gần nơi tôi ở, trước đây bà sống với em trai tôi ở San Francisco nhưng vì nó bị sở thuyên chuyển đi ngoại quốc nên bà dọn về đây để được ở gần con gái. Bà cần có người lo cho bà nhưng việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, trong khi tôi đang cố gắng xây dựng lại cuộc đời đổ vỡ của mình. Việc mẹ tôi xen vào đời tôi lúc này đã làm xáo trộn cuộc sống tạm thời thoải mái của tôi. Tôi rất khó chịu và bực bội về sự kiện “khác thường” này nhưng không biết phải làm gì?

– Chúng ta hãy nhìn vấn đề một cách khách quan hơn. Hoàn cảnh một bà mẹ sống ở viện dưỡng lão gần con gái không có gì là khác thường cả. Nhiều cha mẹ già còn sống chung nhà với con cháu và việc này còn gây xáo trộn cũng như đòi hỏi nhiều thời gian công sức hơn nữa. Điều làm bà bực mình không phải vì hoàn cảnh mà vì sự chống đối phát xuất từ chính bà. Biết đâu hoàn cảnh mẹ bà dọn về ở gần bà đã đáp ứng đúng nhu cầu của bà lúc này? Nhu cầu này hiện nay có thể chưa rõ rệt nhưng nó vẫn có. Hãy thay đổi lối nhìn của bà, thay vì nhìn nó như một hoàn cảnh không thể chịu nổi thì hãy coi đó như một thử thách, dùng nó làm tấm gương soi vào nội tâm của bà. Hãy quán xét trong tấm gương đó cái nguyên nhân ẩn giấu sự chống đối của bà và tìm cách giải quyết nó. Nếu không có cơ hội như thế này thì bà sẽ không nhìn được nơi bà vốn vẫn có sự chống đối và rất có thể là bà sẽ phải trải qua một sự đau khổ giống như vậy trong tương lai. Muốn vượt qua bất kỳ thử thách nào, chúng ta cũng cần giáp mặt với nó và trải nghiệm nó. Đức Phật nói rằng: “Tất cả mọi sự đau khổ đều do sự chống đối”. Thay vì nói rằng: “Đây là nỗi khổ vô cùng tận”, thì hãy lặp đi lặp lại rằng: “Đây là một cơ hội vàng giúp tôi nhìn sâu vào nội tâm để hiểu biết thêm về chính tôi và xóa bỏ những rắc rối phiền muộn nằm sâu trong tâm khảm; giúp tôi có cơ hội đền đáp công ơn mẹ tôi đã phải dẹp bỏ những điều bà thích trong quá khứ để nuôi nấng, dạy dỗ cho tôi nên người; và để xóa bỏ những tình cảm không đẹp trong mối quan hệ mẹ con để lúc từ giã cõi đời, bà sẽ không buồn phiền vì tôi, và tôi cũng không ân hận hay mang mặc cảm tội lỗi suốt đời. Các nhà hiền triết phương Đông đã dạy: “Khi không chống đối và biết chấp nhận thì mọi sự đau khổ đều chấm dứt”.

Bình luận
× sticky