Sydney mắc bệnh bẩm sinh không thể chữa. Bác sĩ cho biết anh chỉ sống đến 18 hay 20 tuổi là nhiều. Tuổi niên thiếu của anh là một chuỗi ngày đau khổ, bi quan, lúc nào cũng phập phồng lo sợ, không biết mình sẽ chết lúc nào. Khi được 15 tuổi, anh gặp một vị thầy dạy Yoga, vị này khuyên anh hãy bỏ qua các cảm xúc tiêu cực, và sống cho hiện tại. Anh làm theo đó và bất ngờ thay, tình trạng sức khỏe của anh thay đổi một cách mầu nhiệm. Anh nói:
– Thưa bà, năm nay tôi đã ngoài 30 tuổi. Tình trạng sức khỏe của tôi rất tốt. Các cuộc kiểm tra sức khỏe gần đây cho thấy cơ thể tôi hoàn toàn bình phục, không có triệu chứng gì bất thường. Tôi mang ơn vị thầy dạy Yoga rất nhiều, năm nào tôi cũng qua Ấn Độ thăm ngài. Năm ngoái, trong buổi nói chuyện, ngài khuyên tôi phải biết từ bỏ để có sự tiến bộ tâm linh.
– Thầy khuyên anh phải từ bỏ những gì?
– Vì ngài không nói rõ nên tôi rất bối rối. Hiện nay tôi là một đạo diễn và sản xuất phim ảnh, kiếm rất nhiều tiền, đời sống vật chất thoải mái, dễ chịu, và tôi đang dự định sẽ lập gia đình nữa. Làm sao tôi có thể từ bỏ cuộc sống tốt đẹp như thế này? Tôi là người thực hành Yoga chăm chỉ, có đời sống tinh thần cao, dĩ nhiên tôi còn muốn tiến bộ trên đường tâm linh nữa nhưng phải từ bỏ những cái đang có hiện nay là điều không dễ chút nào. Liệu bà có thể giúp tôi chăng?
– Khi còn nhỏ, vì là con một nên tôi không có ai để chơi đùa, tôi chỉ biết chơi búp bê một mình. Phòng tôi có mấy chục con búp bê và tôi đã sống trong cái thế giới huy hoàng tưởng tượng đó. Tôi thương mấy con búp bê đó lắm, suốt ngày ôm chúng, nâng niu, chăm sóc cho chúng. Năm tháng trôi qua, tôi khôn lớn và trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đi trình diễn khắp thế giới. Một hôm nhân dịp về thăm nhà, tôi nhìn thấy mấy chục con búp bê ngày trước được cất kỹ trong tủ. Tôi bèn đem chúng ra phân phát cho các trẻ em nghèo trong xóm mà không hề luyến tiếc. Khi người ta đã có một sở thích khác, một thú vui khác thì những thú vui cũ đâu còn gì quyến rũ nữa, nó sẽ rớt đi như trái chín rụng. Đời sống tâm linh cũng vậy, khi chúng ta đã già dặn, trưởng thành, cái gì không cần thiết sẽ tự nhiên rớt đi. Tuy nhiên, trước khi đến lúc đó thì ta đừng rung cây cho trái rụng làm gì! Hãy sống tự nhiên, đừng ham muốn, đừng mong cầu, đừng tích lũy, lúc nào cũng ung dung tự tại là được rồi.
– Nhưng thầy tôi đã nói nếu không từ bỏ thì không thể tiến bộ được, vậy tôi phải làm gì đây?
– Theo ý tôi, điều thầy của anh nói không phải là sự từ bỏ những hình thức bên ngoài, mà là từ bỏ cái ảo vọng về chính mình. Trước hết chúng ta cần ý thức rõ rằng: muốn tiến bộ, chúng ta cần từ bỏ cảm giác rằng chính ta là người làm việc đó, chính bản ngã là tác nhân hành động trong mọi việc. Đa số mọi người sống và làm việc vì những động lực thúc đẩy như tiền bạc, danh vọng, quyền thế, thỏa mãn và phô trương bản ngã, v.v. Tất cả những cái này đều bắt nguồn từ cái nguyên nhân sâu xa là ý niệm về bản ngã. Đã tập Yoga, chắc hẳn anh biết rằng mục đích của Karma Yoga là thay thế những động năng như ham muốn, khao khát cái gì cho mình bằng sự hiến dâng tất cả cho Thượng Đế. Hiến dâng cho Thượng Đế là một tác nhân độc lập hành động. Khoa Jnana Yoga dạy rằng chúng ta phải tập chứng kiến hơn là đồng hóa mình với những ảo ảnh diễn ra chung quanh. Là nhà đạo diễn phim ảnh, chắc anh biết rằng các diễn viên phải học thuộc lòng các lời đối thoại, cử chỉ, vai trò mà họ phải diễn, nhưng họ đâu phải là nhân vật đó. Thảm kịch lớn nhất của một diễn viên là sự đồng hóa mình vào vai trò của mình, tự cho rằng mình có quyền hành động, viết bản kịch, thay đổi màn kịch theo ý mình.
– Nhưng làm sao tôi có thể nghiệm chắc rằng tôi không phải là tác nhân hành động?
– Qua sự tham thiền, quán tưởng thâm sâu vào sự việc. Mỗi khi rảnh rỗi anh hãy tự hỏi “Vở kịch đời này đang chiếu trên màn ảnh nào? Ai đang cảm nhận vở kịch đó? Nó xảy ra cho ai hay cái gì?”.
– Nhưng suy nghĩ như vậy có ích gì?
– Nếu anh để cho vở kịch đời diễn ra tự nhiên, không bị cản trở bởi các tham vọng, sợ hãi, ước muốn, lo lắng của anh – hay của Sidney – đặt vào đó thì anh sẽ thoải mái hơn, ung dung hơn và tự tại hơn. Nhờ thế nó sẽ nâng anh lên khỏi mức độ đồng hóa với vở kịch, anh sẽ ý thức rằng mình chính là sự trong sạch, thức tỉnh chứ không phải cái gì đang bị trói buộc trong vở kịch đó. Sự tiến bộ tinh thần chẳng qua chỉ là sự thu hẹp khoảng cách giữa vai trò mà chúng ta đóng, và con người thực sự của chúng ta. Nói một cách khác, sự từ bỏ ở đây là loại bỏ cái bản ngã để ý thức cái Chân Ngã.
– Tôi cứ nghĩ rằng từ bỏ có nghĩa là vứt bỏ đi tất cả tài sản, trói buộc, quyến luyến, ràng buộc để vào một tu viện.
– Ngày xưa sự từ bỏ có nghĩa như vậy nhưng hiện nay những người đi trên con đường tâm linh không nhất thiết phải từ bỏ gia đình để vào rừng sâu núi thẳm ẩn dật. Thay vì thế, họ mang rừng sâu núi thẳm đó vào tâm linh của chính mình. Từ bỏ là chìa khóa của sự tiến bộ tâm linh; nhưng thay vì từ bỏ những hình tướng vật chất, chúng ta hãy từ bỏ cái bản ngã kiêu căng, ngã mạn. Nói một cách khác, ngày nay từ bỏ có nghĩa là chuyển tâm chứ không chuyển cảnh.
Sydney mắc bệnh bẩm sinh không thể chữa. Bác sĩ cho biết anh chỉ sống đến 18 hay 20 tuổi là nhiều. Tuổi niên thiếu của anh là một chuỗi ngày đau khổ, bi quan, lúc nào cũng phập phồng lo sợ, không biết mình sẽ chết lúc nào. Khi được 15 tuổi, anh gặp một vị thầy dạy Yoga, vị này khuyên anh hãy bỏ qua các cảm xúc tiêu cực, và sống cho hiện tại. Anh làm theo đó và bất ngờ thay, tình trạng sức khỏe của anh thay đổi một cách mầu nhiệm. Anh nói:
– Thưa bà, năm nay tôi đã ngoài 30 tuổi. Tình trạng sức khỏe của tôi rất tốt. Các cuộc kiểm tra sức khỏe gần đây cho thấy cơ thể tôi hoàn toàn bình phục, không có triệu chứng gì bất thường. Tôi mang ơn vị thầy dạy Yoga rất nhiều, năm nào tôi cũng qua Ấn Độ thăm ngài. Năm ngoái, trong buổi nói chuyện, ngài khuyên tôi phải biết từ bỏ để có sự tiến bộ tâm linh.
– Thầy khuyên anh phải từ bỏ những gì?
– Vì ngài không nói rõ nên tôi rất bối rối. Hiện nay tôi là một đạo diễn và sản xuất phim ảnh, kiếm rất nhiều tiền, đời sống vật chất thoải mái, dễ chịu, và tôi đang dự định sẽ lập gia đình nữa. Làm sao tôi có thể từ bỏ cuộc sống tốt đẹp như thế này? Tôi là người thực hành Yoga chăm chỉ, có đời sống tinh thần cao, dĩ nhiên tôi còn muốn tiến bộ trên đường tâm linh nữa nhưng phải từ bỏ những cái đang có hiện nay là điều không dễ chút nào. Liệu bà có thể giúp tôi chăng?
– Khi còn nhỏ, vì là con một nên tôi không có ai để chơi đùa, tôi chỉ biết chơi búp bê một mình. Phòng tôi có mấy chục con búp bê và tôi đã sống trong cái thế giới huy hoàng tưởng tượng đó. Tôi thương mấy con búp bê đó lắm, suốt ngày ôm chúng, nâng niu, chăm sóc cho chúng. Năm tháng trôi qua, tôi khôn lớn và trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đi trình diễn khắp thế giới. Một hôm nhân dịp về thăm nhà, tôi nhìn thấy mấy chục con búp bê ngày trước được cất kỹ trong tủ. Tôi bèn đem chúng ra phân phát cho các trẻ em nghèo trong xóm mà không hề luyến tiếc. Khi người ta đã có một sở thích khác, một thú vui khác thì những thú vui cũ đâu còn gì quyến rũ nữa, nó sẽ rớt đi như trái chín rụng. Đời sống tâm linh cũng vậy, khi chúng ta đã già dặn, trưởng thành, cái gì không cần thiết sẽ tự nhiên rớt đi. Tuy nhiên, trước khi đến lúc đó thì ta đừng rung cây cho trái rụng làm gì! Hãy sống tự nhiên, đừng ham muốn, đừng mong cầu, đừng tích lũy, lúc nào cũng ung dung tự tại là được rồi.
– Nhưng thầy tôi đã nói nếu không từ bỏ thì không thể tiến bộ được, vậy tôi phải làm gì đây?
– Theo ý tôi, điều thầy của anh nói không phải là sự từ bỏ những hình thức bên ngoài, mà là từ bỏ cái ảo vọng về chính mình. Trước hết chúng ta cần ý thức rõ rằng: muốn tiến bộ, chúng ta cần từ bỏ cảm giác rằng chính ta là người làm việc đó, chính bản ngã là tác nhân hành động trong mọi việc. Đa số mọi người sống và làm việc vì những động lực thúc đẩy như tiền bạc, danh vọng, quyền thế, thỏa mãn và phô trương bản ngã, v.v. Tất cả những cái này đều bắt nguồn từ cái nguyên nhân sâu xa là ý niệm về bản ngã. Đã tập Yoga, chắc hẳn anh biết rằng mục đích của Karma Yoga là thay thế những động năng như ham muốn, khao khát cái gì cho mình bằng sự hiến dâng tất cả cho Thượng Đế. Hiến dâng cho Thượng Đế là một tác nhân độc lập hành động. Khoa Jnana Yoga dạy rằng chúng ta phải tập chứng kiến hơn là đồng hóa mình với những ảo ảnh diễn ra chung quanh. Là nhà đạo diễn phim ảnh, chắc anh biết rằng các diễn viên phải học thuộc lòng các lời đối thoại, cử chỉ, vai trò mà họ phải diễn, nhưng họ đâu phải là nhân vật đó. Thảm kịch lớn nhất của một diễn viên là sự đồng hóa mình vào vai trò của mình, tự cho rằng mình có quyền hành động, viết bản kịch, thay đổi màn kịch theo ý mình.
– Nhưng làm sao tôi có thể nghiệm chắc rằng tôi không phải là tác nhân hành động?
– Qua sự tham thiền, quán tưởng thâm sâu vào sự việc. Mỗi khi rảnh rỗi anh hãy tự hỏi “Vở kịch đời này đang chiếu trên màn ảnh nào? Ai đang cảm nhận vở kịch đó? Nó xảy ra cho ai hay cái gì?”.
– Nhưng suy nghĩ như vậy có ích gì?
– Nếu anh để cho vở kịch đời diễn ra tự nhiên, không bị cản trở bởi các tham vọng, sợ hãi, ước muốn, lo lắng của anh – hay của Sidney – đặt vào đó thì anh sẽ thoải mái hơn, ung dung hơn và tự tại hơn. Nhờ thế nó sẽ nâng anh lên khỏi mức độ đồng hóa với vở kịch, anh sẽ ý thức rằng mình chính là sự trong sạch, thức tỉnh chứ không phải cái gì đang bị trói buộc trong vở kịch đó. Sự tiến bộ tinh thần chẳng qua chỉ là sự thu hẹp khoảng cách giữa vai trò mà chúng ta đóng, và con người thực sự của chúng ta. Nói một cách khác, sự từ bỏ ở đây là loại bỏ cái bản ngã để ý thức cái Chân Ngã.
– Tôi cứ nghĩ rằng từ bỏ có nghĩa là vứt bỏ đi tất cả tài sản, trói buộc, quyến luyến, ràng buộc để vào một tu viện.
– Ngày xưa sự từ bỏ có nghĩa như vậy nhưng hiện nay những người đi trên con đường tâm linh không nhất thiết phải từ bỏ gia đình để vào rừng sâu núi thẳm ẩn dật. Thay vì thế, họ mang rừng sâu núi thẳm đó vào tâm linh của chính mình. Từ bỏ là chìa khóa của sự tiến bộ tâm linh; nhưng thay vì từ bỏ những hình tướng vật chất, chúng ta hãy từ bỏ cái bản ngã kiêu căng, ngã mạn. Nói một cách khác, ngày nay từ bỏ có nghĩa là chuyển tâm chứ không chuyển cảnh.