Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Căn Bệnh Của Trí Não

Tác giả: Darshani Deane

Charlotte có vẻ ngoài trẻ đẹp dù bà đã ngoài năm mươi tuổi. Bà nói:

– Từ năm ngoái đến nay tôi mới già đúng tuổi, tóc tôi mới bạc đi như vậy chứ ngày trước ai cũng tưởng tôi chưa đến bốn mươi. Tất cả chỉ vì đứa con gái ngỗ nghịch mà tôi ra nông nỗi này. Thưa bà, tôi là người biết chăm lo sức khỏe cho mình, tôi đi bộ, tập thể dục và tham thiền đều đặn từ nhiều năm nay nhưng giờ đây con gái tôi đã cướp mất sự bình an nội tâm của tôi. Tôi làm đủ chuyện tốt cho nó mà nó chẳng biết ơn gì cả.

Tôi trả tiền cho nó vào một đại học nổi tiếng nhất thế giới mà nó lại bỏ ngang. Tôi dành dụm tiền cho vào quỹ tiết kiệm để nó tiêu dùng thì nó rút hết ra mua một chiếc xe hơi mới, tương lai của nó như vậy kể như hỏng rồi. Mới đây nó lại giao du với một đứa vô lại, chẳng học hành gì hết mà chỉ suốt ngày đàn đúm, lêu lổng. Điều này làm xáo trộn cuộc sống tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi. Tôi phải làm cách nào để bắt nó thay đổi, làm cho nó sáng mắt ra và để cho đầu óc tôi được yên?

– Theo ý tôi thì bà hãy tự giúp mình trước đã. Ưu tiên trước hết của bà là sự hiểu biết cho đúng. Giúp đỡ người khác, nhất là con cái của mình, là việc nên làm; nhưng bà cũng cần hiểu rằng khi chúng đã đến tuổi trưởng thành thì phương pháp hữu hiệu nhất là hướng dẫn cho chúng mà thôi. Bà không thể bắt buộc chúng làm những gì bà muốn được. Bà có thể giải thích cho con cái biết rằng bà đã lo lắng hoặc đã xử sự với những hoàn cảnh tương tự như thế nào khi bà còn ở tuổi đó. Bà cũng có thể vạch ra cho chúng biết hậu quả của những hành động như vậy sẽ đưa đến đâu. Sau khi đã làm hết sức mình thì bà cần biết cách phó thác, tin cậy vào bàn tay của Thượng Đế và dừng lại ở đó. Quan niệm phương Đông cho rằng Thượng Đế là chân lý tuyệt đối, không hình thể, không danh tánh, nhưng đồng thời cũng là chân lý có hình thể là toàn thể vũ trụ và mọi vật trong vũ trụ. Khi chúng ta cố gắng điều động tấn kịch của Ngài theo ý chúng ta thì chúng ta sẽ bị thương tổn, và kẻ khác cũng vậy. Chúng ta cứ thích đưa ra những phán đoán xấu – tốt về người này người nọ, về mọi sự vật, mọi biến cố mà không nhìn thấy cái sức mạnh đang lèo lái tất cả mọi việc.

Câu chuyện ngụ ngôn sau đây đề cập đến điều ấy: Một người nhà quê nghèo chỉ có một con ngựa, những người hàng xóm bảo ông ta: “Ông nghèo quá, sao ông không bán con ngựa đó đi để lấy một số tiền có hơn không?”. Ông này trả lời “Nhưng tôi thích con ngựa này, nó giúp tôi trong việc đồng áng và tôi không muốn bán nó”. Một hôm con ngựa đi đâu mất. Mọi người trong xóm xúm lại bàn tán và thương xót cho ông. Họ nói “Tội nghiệp ông quá, có mỗi con ngựa mà nó lại chạy mất”. Người dân quê kia trả lời: “Tôi không biết mình có đáng tội nghiệp hay không, điều tôi biết rõ là con ngựa đã đi đâu mất. Thế thôi”. Ít hôm sau, con ngựa trở về dẫn theo một bầy ngựa rừng hai chục con. Những người hàng xóm xúm lại bàn tán: “Ông thật may mắn, tự nhiên lại có thêm hai chục con ngựa nữa”. Người dân quê kia trả lời: “Tôi không biết là tôi may mắn như thế nào, tôi chỉ biết rõ hiện nay tôi có thêm hai chục con ngựa mà thôi”. Hôm sau đứa con trai độc nhất của ông ta leo lên lưng một con ngựa rừng và bị nó hất ngã què chân. Những người hàng xóm lại xúm lại bàn tán một hồi và kết luận: “Thật là khổ, ông có mỗi một đứa con mà nay nó tàn phế rồi”. Người dân quê thản nhiên: “Tôi không biết rằng tôi khổ hay không. Điều tôi biết rõ là con tôi đã tàn phế”. Ít lâu sau có chiến tranh, nhà vua ra lệnh động viên tất cả trai tráng trong làng chỉ trừ những người bị tàn tật và dĩ nhiên con ông lão được miễn quân dịch.

Điểm đáng ghi nhận tại đây là sự phán xét rườm rà phí thì giờ của những người hàng xóm và tinh thần hiểu biết điềm đạm của ông lão nhà quê. Theo ý tôi, bà hãy tiếp tục tập thể dục và tham thiền đều đặn. Khi tham thiền, bà hãy nghĩ đến Thượng Đế, nghĩ đến cái sức mạnh vạn năng đang điều hành mọi vật này. Khi ý thức được sức mạnh của Thượng Đế, trong lòng bà sẽ phát sinh cảm giác quy phục, và rồi bà sẽ tìm lại niềm an lạc nội tâm từ sự quy phục này. Bà hãy đọc cuốn sách của thiền sư Tăng Xán, tổ thứ ba của phái Thiền. Ông nói: “Đạo lớn không khó khăn đối với những người không còn sự ưa thích. Khi không thương, không ghét thì mọi vật sẽ bộc lộ ra một cách rõ ràng, không giấu giếm. Chỉ một chút phân biệt là đã có sự chia cắt đất – trời. Nếu muốn nhìn ra được sự thật thì hãy không phò, không chống một điều gì. Đưa ra những gì mình thích và chống lại những gì mình không thích là căn bệnh của trí não”.

Nếu bà biết hành động như thiền sư Tăng Xán diễn tả thì không những cuộc đời của bà sẽ thay đổi mà cuộc đời của những người xung quanh bà cũng sẽ thay đổi theo. Theo ý tôi thì xác thân và linh hồn là tặng phẩm của Thượng Đế ban cho nhân loại nhưng trí não là bệnh của con người.

Charlotte có vẻ ngoài trẻ đẹp dù bà đã ngoài năm mươi tuổi. Bà nói:

– Từ năm ngoái đến nay tôi mới già đúng tuổi, tóc tôi mới bạc đi như vậy chứ ngày trước ai cũng tưởng tôi chưa đến bốn mươi. Tất cả chỉ vì đứa con gái ngỗ nghịch mà tôi ra nông nỗi này. Thưa bà, tôi là người biết chăm lo sức khỏe cho mình, tôi đi bộ, tập thể dục và tham thiền đều đặn từ nhiều năm nay nhưng giờ đây con gái tôi đã cướp mất sự bình an nội tâm của tôi. Tôi làm đủ chuyện tốt cho nó mà nó chẳng biết ơn gì cả.

Tôi trả tiền cho nó vào một đại học nổi tiếng nhất thế giới mà nó lại bỏ ngang. Tôi dành dụm tiền cho vào quỹ tiết kiệm để nó tiêu dùng thì nó rút hết ra mua một chiếc xe hơi mới, tương lai của nó như vậy kể như hỏng rồi. Mới đây nó lại giao du với một đứa vô lại, chẳng học hành gì hết mà chỉ suốt ngày đàn đúm, lêu lổng. Điều này làm xáo trộn cuộc sống tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi. Tôi phải làm cách nào để bắt nó thay đổi, làm cho nó sáng mắt ra và để cho đầu óc tôi được yên?

– Theo ý tôi thì bà hãy tự giúp mình trước đã. Ưu tiên trước hết của bà là sự hiểu biết cho đúng. Giúp đỡ người khác, nhất là con cái của mình, là việc nên làm; nhưng bà cũng cần hiểu rằng khi chúng đã đến tuổi trưởng thành thì phương pháp hữu hiệu nhất là hướng dẫn cho chúng mà thôi. Bà không thể bắt buộc chúng làm những gì bà muốn được. Bà có thể giải thích cho con cái biết rằng bà đã lo lắng hoặc đã xử sự với những hoàn cảnh tương tự như thế nào khi bà còn ở tuổi đó. Bà cũng có thể vạch ra cho chúng biết hậu quả của những hành động như vậy sẽ đưa đến đâu. Sau khi đã làm hết sức mình thì bà cần biết cách phó thác, tin cậy vào bàn tay của Thượng Đế và dừng lại ở đó. Quan niệm phương Đông cho rằng Thượng Đế là chân lý tuyệt đối, không hình thể, không danh tánh, nhưng đồng thời cũng là chân lý có hình thể là toàn thể vũ trụ và mọi vật trong vũ trụ. Khi chúng ta cố gắng điều động tấn kịch của Ngài theo ý chúng ta thì chúng ta sẽ bị thương tổn, và kẻ khác cũng vậy. Chúng ta cứ thích đưa ra những phán đoán xấu – tốt về người này người nọ, về mọi sự vật, mọi biến cố mà không nhìn thấy cái sức mạnh đang lèo lái tất cả mọi việc.

Câu chuyện ngụ ngôn sau đây đề cập đến điều ấy: Một người nhà quê nghèo chỉ có một con ngựa, những người hàng xóm bảo ông ta: “Ông nghèo quá, sao ông không bán con ngựa đó đi để lấy một số tiền có hơn không?”. Ông này trả lời “Nhưng tôi thích con ngựa này, nó giúp tôi trong việc đồng áng và tôi không muốn bán nó”. Một hôm con ngựa đi đâu mất. Mọi người trong xóm xúm lại bàn tán và thương xót cho ông. Họ nói “Tội nghiệp ông quá, có mỗi con ngựa mà nó lại chạy mất”. Người dân quê kia trả lời: “Tôi không biết mình có đáng tội nghiệp hay không, điều tôi biết rõ là con ngựa đã đi đâu mất. Thế thôi”. Ít hôm sau, con ngựa trở về dẫn theo một bầy ngựa rừng hai chục con. Những người hàng xóm xúm lại bàn tán: “Ông thật may mắn, tự nhiên lại có thêm hai chục con ngựa nữa”. Người dân quê kia trả lời: “Tôi không biết là tôi may mắn như thế nào, tôi chỉ biết rõ hiện nay tôi có thêm hai chục con ngựa mà thôi”. Hôm sau đứa con trai độc nhất của ông ta leo lên lưng một con ngựa rừng và bị nó hất ngã què chân. Những người hàng xóm lại xúm lại bàn tán một hồi và kết luận: “Thật là khổ, ông có mỗi một đứa con mà nay nó tàn phế rồi”. Người dân quê thản nhiên: “Tôi không biết rằng tôi khổ hay không. Điều tôi biết rõ là con tôi đã tàn phế”. Ít lâu sau có chiến tranh, nhà vua ra lệnh động viên tất cả trai tráng trong làng chỉ trừ những người bị tàn tật và dĩ nhiên con ông lão được miễn quân dịch.

Điểm đáng ghi nhận tại đây là sự phán xét rườm rà phí thì giờ của những người hàng xóm và tinh thần hiểu biết điềm đạm của ông lão nhà quê. Theo ý tôi, bà hãy tiếp tục tập thể dục và tham thiền đều đặn. Khi tham thiền, bà hãy nghĩ đến Thượng Đế, nghĩ đến cái sức mạnh vạn năng đang điều hành mọi vật này. Khi ý thức được sức mạnh của Thượng Đế, trong lòng bà sẽ phát sinh cảm giác quy phục, và rồi bà sẽ tìm lại niềm an lạc nội tâm từ sự quy phục này. Bà hãy đọc cuốn sách của thiền sư Tăng Xán, tổ thứ ba của phái Thiền. Ông nói: “Đạo lớn không khó khăn đối với những người không còn sự ưa thích. Khi không thương, không ghét thì mọi vật sẽ bộc lộ ra một cách rõ ràng, không giấu giếm. Chỉ một chút phân biệt là đã có sự chia cắt đất – trời. Nếu muốn nhìn ra được sự thật thì hãy không phò, không chống một điều gì. Đưa ra những gì mình thích và chống lại những gì mình không thích là căn bệnh của trí não”.

Nếu bà biết hành động như thiền sư Tăng Xán diễn tả thì không những cuộc đời của bà sẽ thay đổi mà cuộc đời của những người xung quanh bà cũng sẽ thay đổi theo. Theo ý tôi thì xác thân và linh hồn là tặng phẩm của Thượng Đế ban cho nhân loại nhưng trí não là bệnh của con người.

Bình luận