Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Kiềm Chế, Bộc Lộ Và Dứt Bỏ

Tác giả: Darshani Deane

Allison đến tham dự buổi diễn thuyết về đề tài “Chinh phục sự tức giận” trong một tâm trạng hoang mang. Sau 15 năm chung sống, chồng cô đã lẳng lặng bỏ đi không một lời từ biệt. Từ đó cuộc đời của cô là một chuỗi ngày đầy giận hờn, cay đắng. Cô đi chữa hết bác sĩ tâm thần này đến chuyên viên tâm lý kia nhưng vẫn không thấy kết quả gì. Khi một bác sĩ phát hiện cô bị ung thư dạ dày, ông khuyên cô nên tập trung tư tưởng vào những cảm giác tích cực hơn là tiêu cực trong cuộc sống.Allison nói:

– Thưa bà, suốt tám năm nay các bác sĩ tâm thần đều khuyên tôi phải bộc lộ những cảm xúc ra thì nó sẽ tiêu tan, các chuyên viên tâm lý chỉ dẫn tôi cách mang những gì ẩn ức bên trong ra ngoài để mọi việc tự nó giải quyết, và tôi đã làm đúng như thế. Tôi trở về nhà đóng chặt cửa lại, kêu la, than khóc và chửi rủa kẻ bạc tình. Tôi mang quần áo của hắn ra đốt; nhìn thấy bất kỳ thứ gì của hắn là tôi đập, xé, chà nát… Sau những lúc như vậy tôi kiệt sức, nỗi giận cũng vì thế nguôi ngoai đi nhưng nỗi cay đắng của tôi vẫn không chấm dứt. Việc bộc lộ những cảm xúc ra bên ngoài đã làm xáo trộn đời tôi rất nhiều và có lẽ đã gây ra tình trạng bệnh tật hiện nay, nhưng khoa tâm lý lại nói rằng đè nén cảm xúc còn tệ hơn thế nữa… Hiện nay tôi không biết phải làm gì, tôi rất bối rối và hoang mang.

– Các tài liệu y học đã nói rất rõ về hậu quả của tâm lý đối với sinh lý. Muốn biết rõ về sự bộc lộ hoặc kiềm chế các cảm xúc đối với cơ thể như thế nào bà có thể đọc cuốn “The Stress of Life” của Hans Seyles hoặc “Anatomy of an lllness” của Norman Cousins. Một cuốn cổ thư về y học của Ấn Độ, cuốn “Aryuveda” cũng đã nói rõ rằng sự tức giận hay đè nén một cảm xúc tiêu cực nào đó sẽ gây ra các chứng bệnh về dạ dày và ruột. Từ xưa các hiền triết đã biết rõ hậu quả tai hại của sự giận hờn bị kiềm chế hay bộc lộ: Trong cuốn “Suma Theologica”, thánh Thomas Aquino viết: “Bộc lộ sự giận hờn làm gia tăng huyết áp, bắp thịt co thắt lại, tim đập mạnh lên và sự xáo trộn thể chất này sẽ cản trở việc suy nghĩ một cách hợp lý”. Cuốn “Philokalia” của giáo lý bí truyền cũng nói rằng: “Một kẻ giận dữ dù có làm người chết sống dậy cũng không được Thượng Đế chấp nhận”. Đạo sư Swami Sivanada giảng dạy: “Vì giận dữ mà một người mất hết công phu tâm linh trong chốc lát”. Triết gia Gurdjieff cũng nhận xét: “Bộc lộ sự tức giận có thể phá tan tất cả tài sản tinh thần đã rèn luyện và tâm hồn con người sẽ bị trống rỗng trong một thời gian rất lâu”. Kinh pháp cú nói rằng sự giận dữ giống như một chiếc xe ngựa chạy loạn xạ và chỉ ai kìm giữ được nó mới là một người kỵ mã đại tài.

– Nhưng nếu tôi nghe lời bác sĩ chỉ nghĩ đến những tư tưởng tích cực thì tôi phải làm gì với những tư tưởng tiêu cực?

– Cách đối phó đúng đắn nhất với những cảm giác tiêu cực là không bộc lộ, không kiềm chế mà chuyển hóa nó. Chuyển hóa là một tiến trình giải thoát chúng ta ra khỏi những gì tiêu cực và trợ giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường tâm linh.

– Nhưng đó dường như là lý thuyết… Trong tình trạng hiện tại, tôi phải làm sao đây?

– Đó không phải là lý thuyết đâu. Cô để ý xem, phải chăng mỗi khi tư tưởng về người chồng cũ nổi lên trong trí thì cô cảm thấy tức giận, cay đắng? Cô hãy thực hành phương pháp chuyển hóa như sau: Thay vì để tư tưởng đó tiếp tục dằn vặt cô thì cô hãy thay đổi thái độ của mình đối với nó. Cô hãy ngưng sự suy nghĩ về người chồng cũ mà chỉ tập trung vào nỗi cay đắng, tức giận mà thôi. Khi quan sát, cô sẽ thấy rằng nó không phải là cô mà chỉ là một phản ứng đến từ bên ngoài. Cô phải biết cách dừng lại, quan sát tiến trình của phản ứng này và nhất định không chịu đồng hóa với nó. Khi cô không đồng hóa với nó, tự nhiên nó sẽ biến mất như khi nó hiện ra vậy. Khi cô ý thức rằng nó chỉ là những cảm giác đến từ bên ngoài, cô sẽ ý thức về mình nhiều hơn. Dĩ nhiên lúc đầu những cảm giác này sẽ nổi lên liên tiếp nhưng càng tập luyện cách làm chủ tư tưởng thì nó càng ít hiện lên.

– Như vậy, khi nỗi giận hờn tan biến thì tôi có trở lại tâm trạng như lúc không có sự giận hờn hay không?

– Cô sẽ tiến bộ hơn, cô sẽ ý thức hơn vì cô đã biết cách tách rời cô ra khỏi các cảm xúc của cô. Sri Aurobindo đã giảng giải điều này như sau: “Khi bạn quan sát một điều gì thuộc về bản chất thấp kém của mình và tìm cách tách rời nó ra thì bạn đã kêu gọi ánh sáng thiêng liêng và sự bình an ở trên cao tuôn xuống nơi bạn để biến đổi nó, và sức mạnh này sẽ thay thế tất cả hoạt động phản xạ máy móc và tiêu cực bằng ánh sáng thiêng liêng”. Việc thực hành để không đồng hóa với các cảm xúc tiêu cực và mở rộng tâm hồn để đón nhận sức mạnh thiêng liêng sẽ biến đổi bản chất của cô. Từ đó nó sẽ cải thiện sức khỏe của cô và giúp cô thay đổi được thái độ đối với cuộc đời.

Allison đến tham dự buổi diễn thuyết về đề tài “Chinh phục sự tức giận” trong một tâm trạng hoang mang. Sau 15 năm chung sống, chồng cô đã lẳng lặng bỏ đi không một lời từ biệt. Từ đó cuộc đời của cô là một chuỗi ngày đầy giận hờn, cay đắng. Cô đi chữa hết bác sĩ tâm thần này đến chuyên viên tâm lý kia nhưng vẫn không thấy kết quả gì. Khi một bác sĩ phát hiện cô bị ung thư dạ dày, ông khuyên cô nên tập trung tư tưởng vào những cảm giác tích cực hơn là tiêu cực trong cuộc sống.Allison nói:

– Thưa bà, suốt tám năm nay các bác sĩ tâm thần đều khuyên tôi phải bộc lộ những cảm xúc ra thì nó sẽ tiêu tan, các chuyên viên tâm lý chỉ dẫn tôi cách mang những gì ẩn ức bên trong ra ngoài để mọi việc tự nó giải quyết, và tôi đã làm đúng như thế. Tôi trở về nhà đóng chặt cửa lại, kêu la, than khóc và chửi rủa kẻ bạc tình. Tôi mang quần áo của hắn ra đốt; nhìn thấy bất kỳ thứ gì của hắn là tôi đập, xé, chà nát… Sau những lúc như vậy tôi kiệt sức, nỗi giận cũng vì thế nguôi ngoai đi nhưng nỗi cay đắng của tôi vẫn không chấm dứt. Việc bộc lộ những cảm xúc ra bên ngoài đã làm xáo trộn đời tôi rất nhiều và có lẽ đã gây ra tình trạng bệnh tật hiện nay, nhưng khoa tâm lý lại nói rằng đè nén cảm xúc còn tệ hơn thế nữa… Hiện nay tôi không biết phải làm gì, tôi rất bối rối và hoang mang.

– Các tài liệu y học đã nói rất rõ về hậu quả của tâm lý đối với sinh lý. Muốn biết rõ về sự bộc lộ hoặc kiềm chế các cảm xúc đối với cơ thể như thế nào bà có thể đọc cuốn “The Stress of Life” của Hans Seyles hoặc “Anatomy of an lllness” của Norman Cousins. Một cuốn cổ thư về y học của Ấn Độ, cuốn “Aryuveda” cũng đã nói rõ rằng sự tức giận hay đè nén một cảm xúc tiêu cực nào đó sẽ gây ra các chứng bệnh về dạ dày và ruột. Từ xưa các hiền triết đã biết rõ hậu quả tai hại của sự giận hờn bị kiềm chế hay bộc lộ: Trong cuốn “Suma Theologica”, thánh Thomas Aquino viết: “Bộc lộ sự giận hờn làm gia tăng huyết áp, bắp thịt co thắt lại, tim đập mạnh lên và sự xáo trộn thể chất này sẽ cản trở việc suy nghĩ một cách hợp lý”. Cuốn “Philokalia” của giáo lý bí truyền cũng nói rằng: “Một kẻ giận dữ dù có làm người chết sống dậy cũng không được Thượng Đế chấp nhận”. Đạo sư Swami Sivanada giảng dạy: “Vì giận dữ mà một người mất hết công phu tâm linh trong chốc lát”. Triết gia Gurdjieff cũng nhận xét: “Bộc lộ sự tức giận có thể phá tan tất cả tài sản tinh thần đã rèn luyện và tâm hồn con người sẽ bị trống rỗng trong một thời gian rất lâu”. Kinh pháp cú nói rằng sự giận dữ giống như một chiếc xe ngựa chạy loạn xạ và chỉ ai kìm giữ được nó mới là một người kỵ mã đại tài.

– Nhưng nếu tôi nghe lời bác sĩ chỉ nghĩ đến những tư tưởng tích cực thì tôi phải làm gì với những tư tưởng tiêu cực?

– Cách đối phó đúng đắn nhất với những cảm giác tiêu cực là không bộc lộ, không kiềm chế mà chuyển hóa nó. Chuyển hóa là một tiến trình giải thoát chúng ta ra khỏi những gì tiêu cực và trợ giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường tâm linh.

– Nhưng đó dường như là lý thuyết… Trong tình trạng hiện tại, tôi phải làm sao đây?

– Đó không phải là lý thuyết đâu. Cô để ý xem, phải chăng mỗi khi tư tưởng về người chồng cũ nổi lên trong trí thì cô cảm thấy tức giận, cay đắng? Cô hãy thực hành phương pháp chuyển hóa như sau: Thay vì để tư tưởng đó tiếp tục dằn vặt cô thì cô hãy thay đổi thái độ của mình đối với nó. Cô hãy ngưng sự suy nghĩ về người chồng cũ mà chỉ tập trung vào nỗi cay đắng, tức giận mà thôi. Khi quan sát, cô sẽ thấy rằng nó không phải là cô mà chỉ là một phản ứng đến từ bên ngoài. Cô phải biết cách dừng lại, quan sát tiến trình của phản ứng này và nhất định không chịu đồng hóa với nó. Khi cô không đồng hóa với nó, tự nhiên nó sẽ biến mất như khi nó hiện ra vậy. Khi cô ý thức rằng nó chỉ là những cảm giác đến từ bên ngoài, cô sẽ ý thức về mình nhiều hơn. Dĩ nhiên lúc đầu những cảm giác này sẽ nổi lên liên tiếp nhưng càng tập luyện cách làm chủ tư tưởng thì nó càng ít hiện lên.

– Như vậy, khi nỗi giận hờn tan biến thì tôi có trở lại tâm trạng như lúc không có sự giận hờn hay không?

– Cô sẽ tiến bộ hơn, cô sẽ ý thức hơn vì cô đã biết cách tách rời cô ra khỏi các cảm xúc của cô. Sri Aurobindo đã giảng giải điều này như sau: “Khi bạn quan sát một điều gì thuộc về bản chất thấp kém của mình và tìm cách tách rời nó ra thì bạn đã kêu gọi ánh sáng thiêng liêng và sự bình an ở trên cao tuôn xuống nơi bạn để biến đổi nó, và sức mạnh này sẽ thay thế tất cả hoạt động phản xạ máy móc và tiêu cực bằng ánh sáng thiêng liêng”. Việc thực hành để không đồng hóa với các cảm xúc tiêu cực và mở rộng tâm hồn để đón nhận sức mạnh thiêng liêng sẽ biến đổi bản chất của cô. Từ đó nó sẽ cải thiện sức khỏe của cô và giúp cô thay đổi được thái độ đối với cuộc đời.

Bình luận