Khi xem xét lại các kiến thức thông thường từ trước tới nay, với trọng tâm là “enzyme”, tôi nhận ra trong số các thói quen mà mọi người hay làm và cho rằng đó là thói quen “vì cơ thể, vì sức khỏe”, có rất nhiều thứ đi ngược lại với cơ chế hoạt động của cơ thể con người.
Một trong số đó là “suất ăn bệnh viện” cho các bệnh nhân nhập viện.
Tôi nghĩ những ai đã nhiều lần nhập viện sẽ hiểu được điều này, suất ăn bệnh viện ngày nay chính là cháo.
Đặc biệt, với những bệnh nhân vừa làm phẫu thuật liên quan đến nội tạng, thường họ sẽ làm theo cách: “để dạ dày không phải làm việc quá nhiều, hãy bắt đầu từ bữa cơm ba phần cháo”. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm lớn.
Kể cả với những bệnh nhân phẫu thuật dạ dày, ban đầu tôi cũng kê cho họ chế độ ăn bình thường ngay sau khi phẫu thuật. Tại sao suất cơm thông thường lại tốt hơn ăn cháo. Nếu bạn hiểu được cơ chế hoạt động của enzyme, bạn sẽ hiểu. Điểm tốt của suất ăn bình thường là phải “nhai kỹ”. Việc nhai kỹ sẽ thúc đẩy quá trình tiết nước bọt. Trong nước bọt có chứa enzyme tiêu hóa, nhờ quá trình nhai mà enzyme được trộn cùng các thức ăn trong khoang miệng, thúc đẩy quá trình phân giải thức ăn, do đó hấp thu thức ăn sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu ban đầu cho bệnh nhân ăn cháo, bệnh nhân còn chưa nhai được sáu miếng đã nuốt luôn, vì thế, dù là cháo mềm nhưng lại không được trộn đều cùng với enzyme nên quá trình tiêu hóa rất kém. Sự thật là bữa ăn bình thường được nhai kỹ lại giúp tiêu hóa tốt hơn. Tôi cũng từng cho bệnh nhân ăn sushi vào bữa trưa ba ngày sau phẫu thuật dạ dày. Hơn nữa, tôi cũng dặn bệnh nhân là: “mỗi miếng hãy nhai bảy lần”. Việc nhai kỹ là điều hết sức quan trọng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu, không chỉ đối với bệnh nhân. Đặc biệt, kể cả với những người không bị bệnh về dạ dày, tôi cũng khuyên các bạn nên nhai kỹ từ 30 – 50 lần.
Một sai lầm nữa tôi nhận thấy trong suất ăn bệnh viện đấy chính là “sữa bò”. Dinh dưỡng chủ yếu có trong sữa bò gồm: protein, chất béo, đường, canxi, vitamin. Vì trong sữa bò có chứa nhiều canxi, khoáng chất mà người Nhật hay thiếu, nên sữa bò rất được ưa chuộng. Tuy nhiên trong thực tế, không ngoa khi nói rằng không có thực phẩm nào khó tiêu như sữa bò. Tại sao tôi lại nói sữa bò khó tiêu. Sữa bò là loại thực phẩm dạng lỏng nên có nhiều người uống nó thay nước. Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm to lớn.
Casein, chiếm 80% số protein có trong sữa bò, ngay khi vào dạ dày sẽ bị đông cứng lại nên rất khó để tiêu hóa. Hơn nữa, các loại sữa được bán trên thị trường đều là sữa được đồng hóa. “Đồng hóa sữa” là khuấy sứa mới vắt để các chất béo trong sữa phân bổ đồng đều. Quá trình đồng hóa sữa này không tốt ở chỗ khi khuấy sữa đồng thời cũng khuấy luôn không khí vào sữa, khi đó, các chất béo sẽ bị oxy hóa thành lipit peroxide. Lipit peroxide có nghĩa là “chất béo bị oxy hóa cao”. Nói một cách dễ hiểu thì đây là “chất béo bị gỉ”. Nó gây ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể, tương tự như các gốc tự do oxy hóa. Ngoài ra, loại sữa chứa “chất béo bị gỉ” này còn được khử trùng ở nhiệt độ trên 100°C. Trong khi đó, enzyme lại rất nhạy cảm với nhiệt, thường bị phân hủy ở nhiệt độ 48-115. Do đó, sữa được bày bán trên thị trường không chỉ không chứa các enzyme cần thiết mà chất béo cũng bị oxy hóa, protein cũng bị biến đổi ở nhiệt độ cao. Chính vì vậy, đây chính là thực phẩm có hại nhất cho cơ thể.
Bằng chứng chính là đã có trẻ em chết sau bốn năm ngày do phải uống sữa bò bán trên thị trường thay cho sữa mẹ. Những thực phẩm không có tí enzyme nào thì không thể nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh.