Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh

Thói Quen Sẽ Viết Lại Gen Di Truyền

Tác giả: Hiromi Shinya
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Tuổi tác càng lớn ta càng khó thay đổi thói quen. Ngược lại, những gì đã in sâu vào một người từ khi còn bé thì rất dễ ảnh hưởng đến họ trong suốt cuộc đời. Chính vì vậy, cố gắng tạo thói quen tốt ngay từ sớm là điều rất quan trọng.

Ở Nhật, việc luyện khả năng tập trung, khả năng sáng tạo hay phát triển trí thông minh cho trẻ từ trước khi trẻ nhận thức sự vật như việc kích thích phát triển não trái cho trẻ từ 0 tuổi hay cho trẻ mầm non đang được quan tâm đẩy mạnh. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa chú ý vào việc ý thức các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Phát triển trí thông minh chính là nỗ lực để có thể học hỏi trong tương lai, hay để có cuộc sống tốt hơn; còn việc tạo thói quen giữ gìn sức khỏe lại ảnh hưởng đến cả cuộc đời của một con người, và với tôi đây mới là vấn đề quan trọng hơn bất cứ điều gì. Dù bạn có thông minh, học giỏi đến mức nào nhưng nếu không có sức khỏe, bạn không thể sống vui vẻ, hạnh phúc.

Khác với Mỹ, ở Nhật, ý thức về sức khỏe không tỷ lệ thuận với địa vị xã hội. Dù là giáo sư đại học hay giám đốc công ty, chuyện ăn uống đều giao cho vợ, chuyên sức khỏe thì để bác sĩ lo, thậm chí có nhiều người còn không biết tên các loại thuốc mình đang dùng. Là một bác sĩ, tôi phải thừa nhận rằng nhiều người có trình độ tri thức liên quan đến y học hay sức khỏe thấp hơn rất nhiều so với địa vị xã hội của họ.

Theo tôi, thể chất của con người được quyết định bởi hai yếu tố, một là yếu tố “di truyền” từ bố mẹ, từ khi sinh ra đã có, hai là những “thói quen sinh hoạt“ được hình thành từ bé.

Ví dụ, với những người mà bố mẹ họ không có enzyme phân giải rượu trong cơ thể, thì chắc hẳn nhiều người trong số họ cũng sẽ có rất ít loại enzyme này. Tuy nhiên, dù là người có ít enzyme phân giải rượu nhất thì chỉ cần họ tăng dần lượng rượu uống cũng sẽ làm tăng lượng enzyme dùng để phân giải rượu trong gan và sau một thời gian họ có thể uống được kha khá. Hình thức như vậy chúng ta gọi là “luyện tập”. Và tất nhiên, chúng ta đều có thể tập uống rượu.

Tương tự như vậy, kể cả những người có ít enzyme phân giải rượu, nhưng tùy thuộc vào việc bố mẹ họ “đã từng tập uống rượu” hay chưa mà ý thức của họ với rượu cũng khác nhau. Nói cách khác, nếu bố mẹ bạn tập uống rượu và kết quả là họ uống được, thì bạn cũng sẽ ý thức được nếu mình tập thì mình sẽ uống được rượu. Ngược lại, nếu bố mẹ bạn không uống rượu thì ngay từ đầu bạn đã có suy nghĩ mình sinh ra trong gia đình không uống rượu.

Có thể tôi vừa đưa cho các bạn một ví dụ tồi, nhưng thực tế, bằng cách thức tương tự, chúng ta có thể thay đổi gen di truyền theo hướng tốt đẹp hơn.

Ví dụ, một người sinh ra đã mang gen dễ phát bệnh ung thư. Nếu bố mẹ anh ta chú ý đến sức khỏe, thực hiện các thói quen sinh hoạt tốt, và có thể sống đến hết đời mà không phát bệnh ung thư, thì anh ta sẽ ý thức được “dù bản thân có mang gen dễ bị bệnh ung thư, nhưng mình có thể phòng tránh nó bằng nỗ lực của bản thân”.

Và nếu con cái được thừa hưởng từ bố mẹ các “món ăn tốt”, “cách ăn tốt”, “thói quen sinh hoạt tốt” thì trong các thế hệ sau, yếu tố di truyền liên quan đến bệnh ung thư sẽ suy yếu dần. Hay nói cách khác, bằng việc thừa hưởng những thói quen sinh hoạt tốt, ta có thể viết lại gen di truyền cho thế hệ sau.

Ví dụ, trong thời gian cho con bú, nếu người mẹ không có sữa mà phải nuôi con bằng sữa ngoài thì so với những bé được nuôi bằng sữa mẹ, đứa bé đấy có thể sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe như dễ bị dị ứng, cân bằng vi khuẩn đường ruột kém… Tuy nhiên, sau khi cai sữa, nếu đứa bé này được chú ý đầy đủ về việc ăn uống lành mạnh, hình thành thói quen sinh hoạt tốt thì chúng sẽ phát triển khỏe mạnh bình thường.

Ngược lại, với những trẻ dù được nuôi bằng sữa mẹ rất khỏe mạnh nhưng lại có thói quen sinh hoạt kém, thích ăn thịt, sữa, thường xuyên ăn các thực phẩm chứa phụ gia, bị oxy hóa thì đến những năm 30 tuổi, người này có khả năng chết vì đau tim.

Yếu tố di truyền là thứ mà từ khi sinh ra chúng ta đã có. Tuy nhiên, thói quen lại là thứ mà chúng ta có thể thay đổi bằng “nỗ lực và ý chí” của bản thân. Dựa vào những thói quen của bản thân, các yếu tố di truyền dù tốt hay xấu cũng có thể bị thay đổi.

Hãy nhớ rằng những “thói quen tốt” cứu giúp được bạn cũng có thể cứu giúp được con cháu bạn.

Chọn tập
Bình luận