Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh

Nền Y Học Chuyên Môn Hóa Làm Hỏng Các Bác Sĩ

Tác giả: Hiromi Shinya
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Nếu muốn học tập các quy luật tự nhiên, trước hết chúng ta phải bỏ ngay nền y học chuyên biệt hóa hiện nay. Bởi nền y học chuyên biệt hóa ngày nay là nền Y học “nhìn thấy một cây mà không nhìn thấy cả rừng”. Không có cái gì tồn tại độc lập trong tự nhiên. Tất cả vạn vật đều tác động qua lại và tạo nên thế cân bằng.

Bạn có biết gần đây người ta đang chú ý đến vấn đề “trồng rừng nuôi biển”. Đó là dự án trồng lại rừng trên núi để gọi cá trở về sau khi các ngư dân thấy cá từ biển đột nhiên mất hết và tìm hiểu được nguyên nhân do những khu rừng bị chặt phá trên diện rộng để phác triển xã hội mấy năm trước. Việc chặt rừng và cá biển.

Nhìn qua thì không có quan hệ gì với nhau, nhưng thực ra chúng có quan hệ mật thiết trong vòng tuần hoàn tự nhiên.

Cơ thể con người cũng giống như vậy. 60 nghìn tỉ tế bào trong cơ thể, mỗi tế bào lại đảm nhiệm một hoạt động khác nhau nhưng thông qua năm quá trình lưu thông là lưu thông máu, bạch huyết, quá trình tiêu hóa, quá trình bài tiết nước tiểu, lưu thông không khí và lưu thông khí mà các tế bào liên kết chặt chẽ với nhau, thực hiện các hoạt động sống của cơ thể.

Nếu chúng ta bỏ qua các vòng tuần hoàn này mà chỉ cố gắng giải quyết các vấn đề của từng cơ quan riêng rẽ như dạ dày, ruột thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu nền y học chuyên biệt hóa này còn phát triển, thì trong tương lai không xa sẽ không còn tồn tại các bác sĩ. Một bác sĩ thực thụ là người có thể khám tổng thể sức khỏe cho bệnh nhân, trong khi vẫn khám đúng chuyên môn của mình.

Bệnh nhân có sắc mặt xấu, nhưng vì chuyên môn của anh là tiêu hóa nên anh chỉ nhét ống nội soi vào dạ dày của bệnh nhân, kiểm tra xem có polyp hay không, sau đó đưa ra vài kết luận “may quá, không có polyp cũng không thấy ung thư” và để bệnh nhân ra về. Như vậy thực sự là quá qua loa.

Tôi được người ta gọi là “bác sĩ phẫu thuật nội soi số một của Mỹ”, nhưng tôi không cho rằng bản thân có tài năng đặc biệt gì. Tôi làm một việc là lắng nghe cơ thể của bệnh nhân và khám bệnh hàng ngày thôi.

Hiện nay ở Mỹ, việc kiểm tra đại tràng cho bệnh nhân ung thư vú đã rất phổ biến, và bác sĩ đầu tiên đề xuất việc này chính là tôi. Tại thời điểm đó, tôi được nhiều người khen ngợi: đây là phát hiện tuyệt vời của bác sĩ Shinya. Nhưng theo tôi, nếu có thể khám tổng thể cho từng bệnh nhân thì bất cứ bác sĩ nào cũng sẽ nhận ra.

Nếu gặp một bệnh nhân ung thư, không cần kiểm tra cơ thể họ tôi cũng có thể nhận ra. Điều này tôi không thể giải thích rõ ràng được nhưng tôi có thể cảm nhận được “khí” của từng người. Khi tôi nói điều này, nó đã trở thành trò cười cho nhiều bác sĩ khác. Nhưng đó không phải chỉ là “cảm giác” đơn thuần mà là “trực giác” của tôi đã được tôi luyện qua các kiểm nghiệm lâm sàng.

Trước đây, một phụ nữ 38 tuổi đến gặp tôi, chỉ vào vùng bụng trên và nói: “Bác sĩ, chỗ này của tôi bị ung thư”. Tuy nhiên, trước khi đến chỗ tôi, người phụ nữ này đã đến vài bệnh viện kiểm tra, và ở chỗ nào cũng nhận được kết quả là “không có gì bất thường”. Tôi cũng dùng kính nội soi và kiểm tra cẩn thận cho cô ấy, nhưng thực sự là không tìm thấy ung thư ở bất kỳ bộ phận nào. Thậm chí tôi còn nghĩ cô còn trẻ như vậy, làm gì mà lo lắng đến mức đấy. Nhưng người phụ nữ này vẫn phản ánh là cảm thấy khó chịu nên tôi đã dùng chất cản quang và chụp X-quang từ tá tràng đến ống dẫn mật.

Vì ống dẫn mật cực kỳ nhỏ nên không thể dùng kính nội soi được. Và việc đưa chất cản quang vào để kiểm tra ống dẫn mật cũng không phải là loại kiểm tra thường được tiến hành.

Tuy nhiên, nhờ có cuộc kiểm tra này mà tôi đã phát hiện ra khối u bằng ngón tay út trong ống dẫn mật của bệnh nhân.

Ngoài ra, có nhiều bệnh nhân khẳng định bị ung thư dạ dày và đến chỗ tôi khám. Cũng có một trường hợp, tôi đã kiểm tra nội soi nhưng không phát hiện ra bất thường gì. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bệnh nhân đã phản ánh đến mức như vậy thì tôi nghĩ chắc chắn phải có cái gì đó. Tôi đã chờ khoảng hai tháng và kiểm tra nội soi lại một lần nữa và phát hiện thấy một vết loét nhỏ trong dạ dày. Khi tôi lấy tế bào mô kiểm tra, tôi đã phát hiện ra tế bào ung thư Scirrhous đang lan rộng dưới niêm mạc dạ dày. Tế bào ung thư Scirrhous phát triển rất nhanh và ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Nếu nó phát triển dưới niêm mạc dạ dày thì dù nội soi cũng không phát hiện ra được, do đó nó là căn bệnh hết sức đáng sợ. Giả sử, lúc đó nếu tôi không hẹn bệnh nhân đến kiểm tra lại sau hai tháng, thì có lẽ bệnh nhân đó đã tử vong vì ung thư rồi.

Thời gian một bác sĩ làm việc với một bệnh nhân thực tế không dài như các bạn nghĩ. Và trong khoảng thời gian ngắn đó, bác sĩ phải tập trung tuyệt đối để nắm bắt được tín hiệu SOS mà cơ thể bệnh nhân đang phát đi. Đây là trận chiến “căng thẳng” không thua kém gì trận đấu kiếm thực thụ giữa các kiếm sỹ.

Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là ngày càng có ít các bác sĩ chịu lắng nghe cơ thể bệnh nhân. Nguyên nhân là do các bác sĩ hiện nay đã bị y học chuyên biệt hiện đại quán triệt toàn diện.

Tôi nghĩ có lẽ các bạn cũng có kinh nghiệm trong việc này. các bệnh nhân trước khi đi khám đều phải quyết định xem mình đi khám ở khoa nào. Sau đó trong phòng khám bệnh nhân sẽ được hỏi: Anh cảm thấy thế nào? Nếu bệnh nhân nói là đau dạ dày, bác sĩ sẽ cho kiểm tra dạ dày. Mặc dù bạn đến để kiểm tra xem trong người mình có bệnh hay không, nhưng nếu kiểm tra dạ dày thấy không có gì, bạn sẽ ra về với kết quả: may quá, trên người anh không có vấn đề gì cả. Nếu bệnh nhân không yêu cầu “làm thêm kiểm tra” thì buổi khám bệnh kết thúc tại đây. Thậm chí nếu gặp tay bác sĩ tồi, có trường hợp bác sĩ còn không nghe ý kiến của bệnh nhân mà phán. Đó chỉ là do cảm giác của anh thôi, không cần thiết làm kiểm tra đấy đâu.

Tuy nhiên, giống như những kinh nghiệm mà tôi đề cập ở trên, bác sĩ cần phải nghiêm túc lắng nghe ý kiến của bệnh nhân.

Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng với nền y học chuyên biệt hóa hiện nay. Nếu cứ tiếp tục như vậy, nền y học này chẳng thể đào tạo ra những bác sĩ đúng nghĩa được.

Và một điều tồi tệ hơn nữa là hiện nay, đến cả chế độ thực tập cũng bị xóa bỏ. Thời điểm nhận giấy phép hành nghề bác sĩ, các bác sĩ mới quyết định chuyên môn cho chính mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các bác sĩ hiện nay còn không có cả cơ hội được tìm hiểu về các cơ quan ngoài chuyên ngành của mình.

Ở phòng khám của tôi tại New York, chúng tôi cho thực hiện dịch vụ kiểm tra đồng thời các bộ phận để giảm sự lo lắng và gánh nặng cho bệnh nhân xuống mức tối thiểu. Đầu tiên, trước khi kiểm tra nội soi dạ dày và ruột, bệnh nhân sẽ được khám tổng thể toàn cơ thể. Chúng tôi kiểm tra xem có hay không dấu hiệu bất thường ở tình trạng da toàn thân, huyết áp, nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, tuyến giáp, tuyến bạch huyết, khớp và cơ bắp. Thậm chí nếu là phụ nữ, chúng tôi còn kiểm tra ung thư vú (tất nhiên là phải được sự đồng ý của bệnh nhân).

Tiếp theo, trước khi kiểm tra nội soi đại tràng, với các bệnh nhân nữ, chúng tôi sẽ hỏi: chúng tôi có thể kiểm tra cả ung thư cổ tử cung, bạn có muốn làm luôn không. Nếu bệnh nhân yêu cầu kiểm tra thì trước khi đặt ống nội soi vào hậu môn, chúng tôi sẽ dùng ống nội soi đại tràng để khám tử cung của bệnh nhân. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ cũng chỉ đưa thiết bị tiến vào trong âm đạo khoảng 5-8 cm nên dù có kiểm tra tử cung hay không, thời gian kiểm tra cũng không kéo dài thêm phút nào. Nhưng với bệnh nhân mà nói, không cần phải đến khoa phụ sản để kiểm tra là điều hết sức vui mừng.

Chuyên môn của tôi là đường tiêu hóa, nhưng tôi cũng thực hiện được những kiểm tra tử cung, tuyến tiền liệt, kiểm tra vú. Những lần kiểm tra như vậy, giúp bệnh nhân đỡ phiền phức hơn và bản thân tôi, với tư cách một bác sĩ, tôi cũng học được nhiều điều.

Chú thích:

[1]Natto: Món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ hạt đậu tương lên men.

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky