Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh

Thịt Của Các Loài Động Vật Có Thân Nhiệt Cao Hơn Con Người Sẽ Làm Bẩn Máu

Tác giả: Hiromi Shinya
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Trong phương pháp ăn uống Shinya luôn tập trung vào ngũ cốc và rau củ, cố gắng giảm lượng thịt động vật như thịt, cá, trứng, sữa (chiếm dưới 15% khẩu phần ăn).

Trong dinh dưỡng học hiện đại, protein có trong thịt động vật được coi là chất dinh dưỡng lý tưởng, được phân giải thành các axit amin và được hấp thu trong đường ruột, hay hấp thu vào máu, thịt.

Tuy nhiên, dù là thức ăn tốt đến đâu chăng nữa, nếu hấp thu nhiều hơn mức cần thiết cũng sẽ có hại cho cơ thể. Đặc biệt là protein trong thịt động vật, nếu ăn một lượng lớn sẽ không thể phân giải hay hấp thu hoàn toàn trong dạ dày, đường ruột, chúng tích tụ lại và tạo ra một lượng lớn các chất độc trong đường ruột. Trong các chất độc này phần lớn là hydrogen sulfide, indole, methane, ammonia, histamine, nitrosamine… thậm chí cả các gốc tự do cũng được tạo thành. Do đó, để giải được lượng lớn các chất độc này, cơ thể phải tiêu thụ một lượng lớn enzyme ở ruột và gan. Lượng protein cần thiết là một gram tương ứng với mỗi kilogram trọng lượng cơ thể. Hay nói cách khác, người có cân nặng khoảng 60 kg hấp thu 60 g protein một ngày là đủ. Tuy nhiên, có số liệu chỉ ra rằng trung bình một ngày nam giói Nhật hấp thư khoảng 84,9 g protein. Con số này cũng tương đương với lượng hấp thu của người Mỹ, vậy nên rõ ràng là người Nhật đang hấp thu quá nhiều protein.

Lượng protein bị hấp thu thừa này cuối cùng sẽ được bài tiết qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, trước khi đến bước này, lượng protein đã gây rất nhiều tổn hại cho cơ thể. Lượng protein thừa cũng cần các enzyme tiêu hóa phân giải thành các axit amin, các axit amin này lại được phân giải lần nữa trong gan và được đưa vào máu. Khi các chất này đi vào máu sẽ làm máu có tính axit, do đó cơ thể phải lấy lượng lớn canxi từ xương hoặc răng để trung hòa. Máu đã được trung hòa bởi canxi sẽ được lọc ở thận, lượng protein thừa sẽ được đào thải khỏi cơ thể cùng nước và canxi. Tất nhiên, trong quá trình này cũng cần một lượng lớn các enzyme tham gia vào các quá trình chuyển hóa.

Không dừng lại ở đó, những thiệt hại sức khỏe do hấp thu quá nhiều protein từ “thịt” (bao gồm các sản phẩm thịt chế biến) hay “sữa” (bao gồm các sản phẩm từ sữa) còn nghiêm trọng hơn nữa. Nguyên nhân là trong các loại thực phẩm này không chứa “chất xơ”, khiến đường ruột xấu đi nhanh chóng.

Chất xơ là các chất khó tiêu hóa, không thể phân giải bằng các enzyme tiêu hóa của người. Tiêu biểu có các loại “xenlulozo” , “pectin” có trong thực vật hay “kitin” có trong vỏ các loài giáp xác như tôm cua.

Khi bạn ăn nhiều thịt, thiếu chất xơ, lượng phân sẽ tăng gây táo bón hay phân đóng khối. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện các “túi thừa” trong thành ruột. các độc tố, phân đóng khối sẽ tích tụ trong này, trở thành nguyên nhân hình thành polyp hay ung thư.

Trên đây là những vấn đề từ thịt mà chủ yếu là do protein trong thịt động vật mang lại. Ngoài ra còn một loại thực phẩm nữa là cá cũng chứa protein động vật, nếu hấp thu quá mức cũng gây tổn thương sức khỏe giống như thịt.

Tuy nhiên, các số liệu lâm sàng của tôi cho thấy, “đường ruột của người ăn thịt” và “đường ruột của người ăn cá” có một điểm khác biệt quan trọng. Đó chính là, những người ăn cá là món chính, dù đường ruột có xấu như thế nào cũng không xuất hiện túi thừa.

Theo các loại “sách y học”, khi hấp thu nhiều các loại thực phẩm không có chất xơ dù là thịt, cá hay các loại sản phẩm từ sữa đều sẽ hình thành nên túi thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lâm sàng của tôi, ở những người ăn nhiều cá và hầu như không ăn thịt, mặc dù đường ruột bị co thắt hay thành ruột bị cứng lại nhưng không thấy xuất hiện túi thừa.

Vậy, nguyên nhân nào đã dẫn đến sự khác biệt này? Theo tôi, nguyên nhân nằm ở sự khác nhau trong “chất béo” của thịt và cá. Có ý kiến cho rằng sự khác nhau giữa chất béo trong thịt và cá, nếu nói một cách dễ hiểu đó chính là chất béo bão hòa có hại cho cơ thể và chất béo chưa bão hòa có lợi cho cơ thể như làm giảm cholesterol. Cũng theo quan điểm này, lấy thân nhiệt người làm tiêu chuẩn, chất béo của các loại động vật có thân nhiệt cao hơn người đều có ảnh hưởng xấu, ngược lại, chất béo của các loại động vật có thân nhiệt thấp hơn người lại tốt cho cơ thể chúng ta.

Thân nhiệt của bò, lợn, gà vào khoảng 38,5 độ ~ 40 độ đều cao hơn thân nhiệt người. Thân nhiệt của chim còn cao hơn nữa 41,5 độ. Chất béo của các loài động vật có thân nhiệt cao này sẽ ở trạng thái ổn định nhất trong nhiệt độ tương đương thân nhiệt của chúng. Hay nói cách khác, khi các chất béo này tiến vào cơ thể con người có thân nhiệt thấp hơn, chúng sẽ đông cứng lại. Chất béo bị đông cứng sẽ làm đông máu, và máu bị đông sẽ tắc lại trong huyết quản khiến việc lưu thông máu xấu đi. Tôi gọi đó là hiện tượng “máu bẩn”.

Trong khi đó, cá lại là động vật biến nhiệt, dù ở trạng thái thông thường, thân nhiệt của cá cũng thấp hơn rất nhiều với thân nhiệt người. Như vậy, khi chất béo trong cá tiến vào cơ thể người sẽ biến đổi thế nào? Nó cũng giống khi đun nóng dầu trong chảo, chúng sẽ chảy ra và lan khắp chảo. Cũng chính vì vậy, chất béo của cá có thể giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm mức cholesterol có hại cho cơ thể.

Vì vậy, mặc dù cùng là chất béo động vật, nhưng nếu hấp thu chất béo trong cá sẽ tốt hơn rất nhiều so với hấp thu chất béo của thịt.

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky