Khi đi bộ trên đường phố New York, chúng ta rất dễ bắt gặp cảnh những người phụ nữ thừa cân mang theo chai nước khi đi bộ. Đó là vì người ta đã biết đến công hiệu giảm cân khi uống nhiều nước tốt.
Chỉ uống nước là có thể giảm cân nghe có vẻ giống chuyện đùa, nhưng đó lại là sự thực. Chỉ uống nước có thể giảm cân là do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, làm tăng lượng calo tiêu hao.
Hệ thần kinh giao cảm bị kích thích tức là adrenaline1 được tiết ra. Andrenaline sẽ hoạt hóa hoóc-môn nhạy cảm linpase (HSL) có trong mô mỡ, phân giải các chất 1
béo trung tính thành các axit béo và glycerol, chuyển các chất béo được tích trữ từ trước về dạng dễ đốt cháy.
Người ta đã công bố một thí nghiệm nghiên cứu xem khi uống nước, lượng tiêu hao calo sẽ tăng lên bao nhiêu. Theo kết quả nghiên cứu này, nếu một ngày uống ba lần 500 ml nước, lượng tiêu hao calo sẽ tăng lên 30%. Thêm vào đó, khoảng 30 phút trước và sau khi uống nước, tỷ lệ đốt cháy calo đạt đỉnh cao nhất.
Từ các kết quả trên, ta có thể thấy những ai đang thừa chất béo nên uống 1.500 ml nước tốt mỗi ngày. Vậy, chúng ta uống loại nước như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là loại nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt cơ thể. Trong thí nghiệm này, người ta chỉ ra rằng nước mát khoảng 20 độ sẽ giúp lượng tiêu hao calo tăng lên. Uống nước mát tốt hơn vì để làm nóng lượng nước đi vào cơ thể cho bằng với thân nhiệt, cơ thể cần sử dụng một lượng năng lượng đáng kể.
Cơ thể con người luôn được trang bị nhiều cơ chế hoạt động để giữ cho thân nhiệt ổn định. Ví dụ, vào buổi sáng mùa đông, khi ta đi tiểu, ta thường cảm thấy run cầm cập. Đó là do lượng nước tiểu ấm vốn dĩ tích trong bàng quang bị đào thải ra ngoài đột ngột nên dẫn đến hiện tượng “run cầm cập” để cơ thể có thể nhanh chóng vượt qua sự mất cân bằng về nhiệt độ.
Khi uống nước lạnh cơ thể sẽ sử dụng nhiều biện pháp, nhanh chóng làm nước nóng lên bằng với nhiệt
độ của cơ thể. Thực tế, việc thần kinh giao cảm bị kích thích khi uống nước cũng là một phần trong cơ chế hoạt động của cơ thể nhằm tạo ra năng lượng để tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, mặc dù năng lượng tiêu hao có vẻ tăng lên nhưng thực tế, việc uống nước lạnh lại gây hiệu quả ngược lại. Bởi khi uống nước quá lạnh, cơ thể sẽ bị làm lạnh đột ngột dẫn đến bị tiêu chảy hoặc cảm giác khó chịu trong người.
Gần đây đang xuất hiện những người bị “hội chứng thân nhiệt thấp”, ở mức 35°C, tập trung chủ yếu trong giới trẻ. Thân nhiệt thấp sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Người khỏe mạnh bình thường có thân nhiệt trên dưới 36.5°C, thân nhiệt hạ xuống một độ sẽ khiến quá trình trao đổi chất giảm 50%. Hơn nữa, khi thân nhiệt ở mức 35°C, các tế bào ung thư dễ phát triển hơn. Nguyên nhân có thể do hoạt động của các enzyme giảm xuống, khả năng miễn dịch cũng kém hơn. Bởi enzyme sẽ hoạt động tốt hơn ở thân nhiệt cao. Việc chúng ta bị sốt khi bị bệnh là do cơ thể đang tăng cường hoạt động hệ miễn dịch. Chính vì vậy, nếu xét tổng thể cơ thể, nếu không phải mùa hè, nước uống của bạn chỉ nên giữ ở khoảng 20 độ là an toàn.