Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Pháo Đài Số

Chương 20

Tác giả: Dan Brown

La clinica de salud Publia giống như một trường tiểu học hơn là một bệnh viện. Đó là một ngôi nhà một tầng dài lợp ngói, với những ô cửa sổ to và một chiếc xích đu phủ đầy bụi ở đằng sau.
Becker bước lên bậc tam cấp.
Phía trong toà nhà rất tối và ồn ào. Phòng đợi có dãy ghễ gấp bằng kim loại chạy dọc theo hành lang. Một biển chỉ dẫn trên giá ghi OFICINA với một mũi tên chỉ xuống phía hội trường.
Becker đi bộ dọc theo hành lang tối mờ mờ trông như một cảnh rùng rợn trên bộ phim của Hollywood. Không khí bốc mùi khó chịu như mùi nhà vệ sinh. Ánh sang yếu ớt hắt lại từ phía đằng xa cho thấy trong khoảng cách 15 đến 20 mét nữa chẳng có gì ngoài những cái bóng câm lặng. Một phụ nữ đang bị chảy máu… một cặp đang khóc… một bé gái đang cầu nguyện… Becker bước đến cuối căn phòng. Cánh cửa phía tay trái anh hơi hé mở, anh đẩy cửa bước vào. Căn phòng trống trơn, duy chỉ có một bà già tiều tuỵ trần truồng trên chiếc bô vệ sinh dành cho bệnh nhân.
Thật tuyệt nhỉ! – Becker rít lên. Anh đóng cửa lại – Văn phòng ở nơi quỷ tha ma bắt nào đây?
Xung quanh góc tối nhỏ trong phòng, anh nghe thấy có tiếng nói. Anh đi theo âm thanh đó và đến bên một cánh cửa kính mờ, hình như có tiếng cãi nhau phía bên trong. Becker miễn cưỡng đẩy cánh cửa bước vào. Chính là văn phòng. Cực kỳ hỗn độn. Đúng những gì anh tưởng tượng.
Có khoảng mười người đang xô đẩy, quát tháo nhau. Người Tây Ban Nha không được nổi tiếng về hiệu quả làm việc cho lắm, nhưng Becker sẵn sàng đợi ở đây cả đêm để lấy thông tin về người Canada kia. Duy nhất chỉ có một nữ thư ký phía sau bàn đang làm việc. Cô ta đang cố sức đối phó với những bệnh nhân hết sức cáu kỉnh. Becker đứng ở phía cửa một lúc và nảy ra một ý. Có cách hay hơn.
– Tôi chịu hết nổi rồi! – một ông già hét lên. Đám đông dãn ra khi ông ta lao ra khỏi phòng.
Becker vội chạy theo ông ta và hỏi:
– Ở đây có điện thoại không ạ?
Ông già chỉ tay về phía vào cánh cửa đôi mà không thèm quay lại nhìn và biến mất sau một góc quanh. Becker bước đến và đẩy cửa bước vào.
Căn phòng trước mặt anh thật rộng lớn – một phòng tập thể dục cũ Sàn nhà màu xanh nhạt loang lổ dưới ánh sáng huỳnh quang yếu ớt. Một cái lưới tròn để chơi bóng rổ được gắn trên tường. La liệt khắp phòng là những chiếc giường bệnh cũ kỹ. Ở góc xa của căn phòng, ngay dưới bảng ghi tỷ số, có một máy điện thoại trả tiền xu đã cũ. Becker hy vọng nó còn hoạt động được.
Vừa đi ngang qua sàn nhà, anh vừa lần tìm tiền xu trong túi áo Chỉ còn thấy 75 pesetas loại đồng xu cinco-duros, tiền thừa khi đi taxi, thế cũng đủ cho hai cuộc điện thoại nội hạt. Anh mỉm cười lịch sự với cô y tá ở đó và bước đến chỗ máy điện thoại. Chụp lấy ống nghe, Becker quay số trợ giúp danh bạ. Ba mươi giây sau anh đã có số điện thoại văn phòng chính của bệnh viện.
Ở đâu cũng vậy, các nhân viên văn phòng luôn có một thói quen. Đó là cứ chuông reo thì phải trả lời điện thoại. Dù cho có bao nhiêu khách hàng đang chờ đợi đi chăng nữa thì người thư ký vẫn cứ dừng công việc lại và nhấc máy trả lời.
Becker bấm sáu con số. Ngay lúc đó anh đã nối máy với văn phòng bệnh viện. Không nghi ngờ gì nữa, chỉ có duy nhất một người Canada bị gẫy cố tay và chấn thương não nhập viện ngày hôm nay, cho nên thông tin về người này rất dễ tìm thấy. Becker biết rằng văn phòng không muốn cung cấp tên và địa điểm của nạn nhân cho người lạ, nhưng anh đã có cách.
Chuông điện thoại bắt đầu đổ. Becker đoán chỉ reo khoảng năm chuông, nhưng chuông reo những 19 lần.
– Đây là trạm y tế công cộng – cô thư ký cáu giận nói.
Becker nói bằng giọng người Mỹ gốc Pháp nặng.
– Tôi là David Becker. Tôi ở đại sứ quán Canada. Một công dân của chúng tôi đã được cứu chữa trong bệnh viện ngày hôm nay. Tôi muốn biết thông tin về anh ta để đại sứ quán có thể trả chi phí.
– Được thôi! – Cô thư ký trả lời – Tôi sẽ gửi đến đại sứ quán vào thứ hai.
– Thựrc ra – Becker nhấn mạnh – Điều này rất quan trọng, tôi muốn có ngay lập tức.
– Không thể được! – cô thư ký ngắt lời. – Chúng tôi đang rất bận.
Becker càng tỏ vẻ trịnh trọng.
– Đây là một vấn đề rất cấp bách. Một người đàn ông bị gãy cổ tay và chấn thương đầu. Anh ta được cứu chữa sáng nay. Vậy thông tin của anh ta phải ở ngay phía trên cùng.
Becker nói giọng Tây Ban Nha, đủ rõ để đạt được yêu cầu của mình, nhưng cũng đủ gây bực tức. “Bị chọc tức, cô thư ký sẽ bỏ qua quy định để cung cấp thông tin cho xong chuyện”, anh nghĩ.
Nhưng không, cô thư ký chửi thề tên Bắc Mỹ tự cao tự đại và ném phịch ống nghe xuống.
Becker nhăn mặt và bỏ ống nghe xuống bước ra ngoài. Viễn cảnh phải chờ đợi suốt nhiều giờ trong căn phòng ấy khiến anh thấy hơi nản. Kim đồng hồ vẫn đang quay. Và tay người Canada kia có thể đang ở bất cứ nơi đâu. Có thế hắn đã quyết định quay trở về Canada. Cũng có thể hắn đã bán chiếc nhẫn. Becker không có thời gian để chờ đợi hơn nữa. Anh quyết định nhấc máy và quay số một lần nữa. Anh áp chặt ống nghe vào tai và dựa lưng vào tường. Chuông bắt đầu đổ. Becker nhìn ra phía ngoài phòng. Một chuông…hai chuông…ba…
Bỗng nhiên một niềm phấn khích trào dâng trong anh.
Becker quay lại và đặt mạnh ống nghe xuống máy. Sau đó anh quay trở ra và nhìn chằm chằm vào căn phòng yên ắng đó. Trong phòng, trên chiếc giường ngay trước mặt anh là một ông già cổ tay băng trắng toát đang nẳm trên những chiếc gối cũ kỹ.

Bình luận
× sticky