Nhà vua – thi sĩ
Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo là một chuỗi những hội hè, ca vũ và thi đấu.
Sự hoà hợp pha trộn như vậy giữa hai giáo phái vẫn tiếp diễn. Đó là những trò mơn trớn, âu yếm khiến những người Tân giáo nhiệt thành nhất cũng phải rối trí. Người ta đã thấy cha Cotton ăn tối và chơi bời phóng đãng với nam tước de de Courtaumer, người ta đã thấy quận công de Guise đi thuyền ngược sông Seine cùng với hoàng thân Condé.
Vua Charle hình như quên đứt vẻ ưu tư thường lệ của ông và không để ông em rể Henri rời xa mình một bước. Và cuối cùng là Hoàng thái hậu vui vẻ và bận bịu với những đồ thêu, đồ châu báu và những thứ lòe loẹt khác đến nỗi bà phát mất ngủ.
Những người Tân giáo bị cuốn theo lối ăn chơi xa xỉ này, bắt đầu diện lại những chiếc áo ngắn bằng lụa, trưng ra những câu cách ngôn và lượn quanh một số ban công, tựa như thể họ là người Giatô giáo vậy. Từ mọi phía đều có sự hưởng ứng thuận lợi cho tôn giáo cải cách khiến người ta tưởng như cả triều đình sắp sửa cải theo Tân giáo. Chính đô đốc, mặc dù đã dày kinh nghiệm, cũng bị vào tròng như những người khác.
Và ông phổng mũi đến nỗi một hôm ông quên bẵng đi trong hai giờ liền việc ngậm tăm xỉa răng của mình, mối bận rộn mà ông thường giải quyết từ hai giờ chiều, lúc ông vừa dùng bữa trưa xong, tớỉ tám giờ tối là lúc ông bắt đầu ngồi vào bàn để dùng bữa tối.
Vào các buổi tối mà đô đốc mắc phải sự lú lẫn không thể tưởng tượng nổi này trong các thói quen của mình, vua Charle IX đã cho mời Henri de Navarre và quận công de Guise dùng bữa tối thành một nhóm nhỏ. Khi bữa ăn kết thúc, ông đi cùng họ sang phòng riêng, ở đó, ông giải thích cho họ về cơ chế tài tình của một cái bẫy gấu do chính ông vừa sáng chế ra.
Rồi đột nhiên ông ngừng lại hỏi:
– Đô đốc không tới đây tối nay sao? Hôm nay có ai trông thấy ông và có thể cho ta biết tình hình sức khỏe của ông được không?
– Tôi ạ – Vua xứ Navarre đáp – Và nếu như bệ hạ có lo lắng cho sức khỏe của ông thì tôi xin Người hãy bình tâm vì tôi mới gặp ông ta vào lúc sáu giờ sáng nay và bảy giờ tối nay.
– A ha! – Nhà vua nói, và đôi mắt ông vốn thường lơ đễnh, nay xoi mói nhìn vào ông em rể – Này Henri, mới cưới mà sao anh dậy sớm thế?
– Vâng, thưa bệ hạ – Vua xứ Navarre nói – Tôi muốn hỏi đô đốc là người biết mọi chuyện, xem liệu một vài nhà quý tộc mà tôi còn đang chờ đợi không biết đã lên đường tới đây chưa.
Lại thêm các nhà quý tộc nữa! Hôm cưới anh có tám trăm, ngày nào cũng thấy có người đến thêm, anh định đè bẹp bọn ta chắc? – Charle vừa nói vừa cưởi.
Quận công de Guise cau mày.
– Tâu bệ hạ – Anh chàng Bearn tiếp lời – Người ta đang đồn về một cuộc chinh phạt ở vùng Flandres, và tôi tụ tập quanh mình tất cả những người của xứ sở tôi và các vùng phụ cận mà tôi tin là có thể sẽ giúp ích được cho bệ hạ.
Quận công nhớ lại dự định mà anh chàng Bearn đã nói với Marguerite tối hôm cưới nên lắng nghe chăm chú hơn.
– Được thôi – Nhà vua trả lời với nụ cười dã thú của mình – Càng đông chúng ta càng thích. Cứ kéo họ về đây, Henri ạ. Nhưng những nhà quý tộc đó là ai thế? Ta mong rằng đó là những tay can đảm chứ?
– Thưa bệ hạ, tôi không biết liệu những nhà quý tộc của tôi có sánh được với những nhà quý tộc của bệ hạ, của quận công d Anjou hoặc quận công de Guise hay không, nhưng tôi biết họ và tin rằng họ sẽ làm hết sức mình.
– Anh còn đợi nhiều người nữa không?
– Chừng mười, mười hai người nữa.
– Tên họ là gì nhỉ?
– Thưa bệ hạ, tôi không nhớ được tên của họ. Trừ một người do Téligny giới thiệu cho tôi như là một quí tộc hoàn hảo tên là De Mole, còn lại thì tôi không rõ…
– De Mole! Phải chăng đó là Lerac de Mole, một người xứ Provençal? – Nhà vua vốn rất thông thạo khoa gia phả hỏi.
– Đúng thế! Tâu bệ hạ, Người thấy đấy, tôi tuyển mộ tận trong vùng Provence.
– Còn tôi – Quận công de Guise nói với một nụ cười chế nhạo – Tôi còn đi xa hơn cả đức vua xứ Navarre, tôi lục tìm tận xứ Piémontais tất cả những người Giatô đáng tin cẩn nhất mà tôi có thể tìm được.
– Giatô hay Tân giáo không can hệ – Nhà vua ngắt lời – Miễn là họ quả cảm là được.
Khi nói những lời nhằm đem hoà lẫn Giatô và Tân giáo với nhau, nhà vua đã tạo cho mình một vẻ mặt thản nhiên đến nỗi chmh quận công de Guise cũng phải lấy làm ngạc nhiên.
– Hoàng thượng quan tâm tới những người Flamen của chúng ta đó ư? – Đô đốc vừa nghe những lời cuối cùng của nhà vua, bèn cất tiếng hỏi. Chả là từ mấy hôm nay ông mới được nhà vua ban cho đặc quyền được vào tư thất của nhà vua mà không phải báo danh.
– A! Đô đốc cha tôi đã tới – Charle IX kêu lên và giang rộng vòng tay – Người ta đang nói tới chiến tranh, tới các nhà quý tộc tới những người dũng cảm và thế là ông ta tới. Thật đúng là nam châm ở đâu thì sắt quay về đó. Ông em rể de Navarre và ông em họ de Guise của tôi đang chờ thêm tăng viện cho quân đội của cha. Chúng tôi đang nói chuyện ấy đấy.
– Và các lực lượng tăng viện ấy đang tới đây – Đô đốc nói.
– Thưa ngài, ngài có tin tức gì không? – Vua xứ Navarre hỏi.
– Có, con ạ, và đặc biệt là về ông de Mole. Hôm qua ông ta ở Orléans, ngày mai hoặc ngày kia sẽ tới Paris.
– Quái thật, ngài đô đốc có phép chiêu hồn hay sao mà biết được cả những việc xảy ra cách đây ba bốn mươi dặm? Còn tôi, tôi chỉ dám ước để được biết điều gì sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra trước thành Orléans mà thôi.
Coligny vẫn dửng dưng trước mũi tên ứa máu của quận công de Guise, hẳn là nó nhằm ám chỉ cái chết của Françoise de Guise, cha ông bị giết trước thành Orléans bởi tay Pôltrô de Mêrê, với mối nghi ngờ là đô đốc đã xúi giục việc phạm tội đó.
– Thưa ông – Đô đốc lạnh lùng và đường hoàng đáp lại – Tôi chỉ biết phép gọi hồn những khi nào tôi muốn biết rõ về những việc liên quan đến công việc của tôi hoặc của đức vua mà thôi. Cách đây một tiếng, người đưa tin của tôi từ Orléans tới, Nhờ xe trạm anh ta đã đi được ba mươi hai dặm trong một ngày. Ông de Mole đi ngựa của mình nên chỉ đi được mười dặm một ngày thôi và chỉ tới đây được vào ngày 24. Đấy, tất cả phép thuật chỉ có thế.
– Hoan hô cha, cha trả lời khá đấy! – Charle IX nói – Cha hãy chỉ cho các chàng trai này biết rằng cả trí khôn lẫn tuổi tác đã khiến râu tóc cha bạc dần. Vì thế, chúng ta sẽ thả cho họ đi nói chuyện về các cuộc thi đấu và các mối tình của họ, còn ta sẽ ở lại đây nói chuyện về các cuộc chiến tranh của ta. Những kỵ sĩ cừ sẽ trở thành những nhà vua tốt. Thôi, các ông, ta cần nói chuyện với đô đốc.
Hai người trẻ tuổi bước ra, vua xứ Navarre ra trước, theo sau là quận công de Guise, nhưng vừa ra khỏi cửa thì mỗi người quay đi một ngả sau khi tạnh nhạt cúi chào nhau.
Coligny nhìn theo họ với một mối lo ngại mơ hồ, vì mỗi khi ông thấy hai mối hận thù này đứng gần nhau, ông đều sợ lại bùng ra một vài tia chớp. Charle hiểu thấu những gì đang diễn ra trong đầu Coligny, tới gần ông và tỳ tay vào vai ông:
– Xin hãy yên lòng, thưa cha, tôi còn đây để giữ cho mọi kẻ đêu vào khuôn phép. Tôi thực sự đã là vua kể từ khi mẹ tôi không còn tà nữ hoàng nữa: và bà ta đã thôi không là nữ hoàng kể từ khi Coligny trở thành cha tôi.
– Ồ! Tâu bệ hạ, Thái hậu Catherine…
– Là người cứ rối tinh rối mù lên. Có bà ta thì chẳng thể yên ổn được. Những người Giatô Ý này đều cuồng nhiệt và chẳng chịu nghe gì ngoài chuyện huỷ diệt. Còn tôi thì ngược lại, tôi không chỉ muốn hoà giải mà thôi, tôỉ còn muốn gây thế lực cho những người Tân giáo. Những kẻ kia vô hạnh quá cha ạ, họ làm tôi tức giận về những trò yêu đương lodn xạ của họ. Này cha có muốn con nói thẳng ra không – Charle tiếp tục thổ lộ tràn trề – Con nghi ngờ tất cả mọi thứ quanh con, trừ những người bạn mới. Tham vọng của Tavan đáng ngờ lắm.
Vielleville chỉ yêu có rượu vang ngon, y có thể phản bội lại vua mình chỉ vì một thùng rượu Malvoisie. Monmorency chỉ lo săn với bắn, suốt ngày chỉ quanh quẩn với chó và chim ưng. Bá tước de Rezt là người Tây Ban Nha, bọn Guise là người Lorainne. Chúa tha tội cho con! Con tin là ở Pháp chỉ còn lại mấy người Pháp thực sự, đó là con, ông em rể xứ Navarre của con và cha mà thôi. Nhưng con bị trói chặt vào ngai vàng và không thể chỉ huy quân đội được. Quá lắm thì người ta chỉ để con săn bắn thoải mái ở Saint-Germain và Rambouilliet thôi. Ông em rể de Navarre của con thì trẻ quá và còn thiếu kinh nghiệm. Vả lại con thấy hình như y giống hệt ông Antoine bố y mà đàn bà lúc nào cũng làm hỏng việc. Chỉ còn có cha thôi, thưa cha, người vừa dũng cảm như Giuyliuyt Cédar lại vừa khôn ngoan như Platô. Vì thế nên thực sự con còn chưa biết phải làm thế nào; giữ cha ở đây làm cố yấn hay để cha đi làm tướng. Nếu cha làm cố vấn, thì ai sẽ chỉ huy quân đội? Nếu cha chỉ huy quân đội, thì lấy ai làm cố vấn?
– Tâu bệ hạ, cần phải chiến thắng trước đã, lời khuyên bảo sẽ tới sau ngày chiến thắng.
– Ý cha là thế phải không? Thế thì cũng được. Mọi việc sẽ được làm theo ý kiến của cha. Thứ hai cha sẽ đi Flandres còn con sẽ đi Amboise.
– Bệ hạ định rời Paris sao?
– Đúng thế, con mệt với những trò hội hè ồn ào này lắm rồi. Con không phải là con người của hành động, con là con người mơ mộng. Con sinh ra không phải làm vua mà để làm nhà thơ. Cha sẽ cho lập một kiểu hội đồng để quản trị trong lúc cha ở chiến trường. Và miễn là Thái hậu đừng có trong hội đồng ấy thì mọi việc sẽ yên ổn cả. Con đã báo cho Ronsard(1) đến gặp con rồi. Và ở đó xa những tiếng ồn ào, xa thiên hạ, xa những kẻ xấu bụng, dưới bóng cây rừng hay bên suối, trong tiếng rì rầm của những mạch nước nhỏ, cả hai đứa chúng con sẽ nói những điều về Chúa, là cái duy nhất trên đời bù đắp được cho những điều về con người. Này, cha hãy nghe những vần thơ con viết để mời ông ta tới chỗ con nhé, con mới làm sáng nay.
Coligny mỉm cười, Charle IX đưa tay lên vầng trán vàng vọt nhẵn như ngà của mình và đọc theo kiểu hát nhịp những vần thơ sau đây:
Ơi Ronsard
Ta yêu người vì những vần thơ rực cháy
Nhớ người nhiều mà chẳng thấy người đến gặp ta
Ở xa người ta nào sao nhãng việc thi ca,
Vẫn chăm chút, vẫn học đòi vần điệu.
Gửi áng thơ này ta ngỏ lời đòi triệu,
Đến lúc rồi thôi đừng vui thú điền viên,
Tới Amboise cùng ta quên hết ưu phiền,
Nhen hơi ấm cho lửa lòng bừng cháy
Nếu lỡ hẹn, người làm ta giận đấy
– Hoan hô bệ hạ, tôi thông thạo về chinh chiến hơn là thi ca nhưng tôi nghĩ rằng những vần thơ đó cũng hay ngang với những vần thơ đẹp nhất của Ronsard, Dorat và thậm chí cả của Michel de l Hospital, quan chưởng ấn nước Pháp nữa.
– A, thưa cha, ước gì điều người nói là đúng, vì cha thấy không danh hiệu thi sĩ là cái mà con ao ước hơn tất thảy, và như con đã nói với ông thầy dạy thơ của con mấy hôm trước:
Thuật làm thơ, dù thiên hạ bất bình,
Vẫn cao quý hơn làm vua cai trị đấy,
Vì thi sĩ với quân vương hai người đều vậy,
Mang trên đầu những vòng miện vinh quang,
Là vua, ta nhận, là thi sĩ, người dâng,
Tim người thắm bừng lửa thần rực cháy,
Còn vĩ đại, quân vương ta chỉ vậy
Bên các thần ta tìm kiếm thiệt hơn,
Thi sĩ người sẽ nhận làm con,
Của thần thánh còn ta là hình ảnh,
Và khi tiếng đàn người êm đềm thanh mảnh,
Cất lên thu phục hết trái tim người,
Để lại cho ta hình bóng xác thân thôi,
Thi sĩ hỡi, quả người là vương chủ…
– Tâu bệ hạ, tôi biết người thường xuyên đàm đạo với các nàng thơ, nhưng tôi không biết rằng người còn coi họ là viên cố vấn chính của người.
– Thưa cha, họ còn phải kém cha. Chính vì không muốn bị phiền nhiễu trong mối tương giao với các nàng thơ mà con muốn. đưa cha lên hàng đầu. Cha nghe đây nhé, bây giờ con phải trả lời một bài nhã thi do ông thầy vĩ đại thân yêu của con gửi tới vậy con không thể trao cho cha ngay bây giờ tất cả những giấy tờ cần thiết để giúp cha hiểu được vấn đề lớn chia rẽ Phillip II và con. Ngoài ra, còn có cả một kế hoạch chiến dịch do các thượng thư của con thảo ra. Con sẽ tìm tất cả những thứ đó và trao cho cha vào sáng ngày mai.
– Vào mấy giờ, thưa bệ hạ?
– Mười giờ. Và nếu vô tình con lại bận bịu với thơ phú, con ngồi trong phòng làm việc, thì cha cũng cứ vào, cha sẽ cầm tất cả những giấy tờ mà cha thấy có trên cái bàn này, để trong chiếc cặp đỏ, màu này chói, dễ nhận thấy, cha sẽ không nhầm đâu. Còn con, con đi viết cho Ronsard đây.
– Vậy xin tạm biệt, thưa bệ hạ.
– Tạm biệt cha.
– Bệ hạ cho phép tôi được hôn tay?
– Cha nói gì cơ? Hôn tay ấy à? Chỗ của cha là ở trong cánh tay con, trên trái tim con. Lại đây, ông chiến binh già, lại đây.
Và Charle IX kéo lại phía mình Coligny đang cúi chào và đặt môi lên mái tóc bạc của ông già.
Đô đốc vừa bước ra vừa chùi một giọt lệ.
Charle IX nhìn theo cho tới khi không còn nhìn thấy bóng ông ta nữa, đồng thời vểnh tai nghe ngóng cho tới lúc bước chân ông ta im hẳn. Rồi khi không còn nghe và nhìn thấy gì nữa Charle gục đầu xuống, theo thói quan, và chậm rãi đi từ căn phòng đang đứng sang phòng vũ khí.
Phòng này là nơi ưa thích nhất của nhà vua. Tại đây ông học đấu kiếm với Pompée và thơ phú với Ronsard. Ông cho thu nhặt về đây một bộ sưu tập lớn những vũ khí tự vệ và tấn công đẹp nhất mà ông có thể tìm được. Vì thế nên tất cả các mặt tường đều treo đầy những rìu, mộc, thương, kích, súng lục, súng trường. Cùng ngày hôm đó, một nhà chế tạo vũ khí rất nổi danh đã mang tới cho ông một khẩu hoả mai tuyệt đẹp, trên nòng súng có bốn câu thơ được nạm bằng bạc do chính nhà thi sĩ – quân vương sáng tác:
Để giữ lòng tin Chúa
Em đẹp và thuỷ chung
Chống kẻ thù đức vua
Em đẹp và tàn ác.
Charle bước vào phòng này và sau khi đóng cửa chính là cửa ông vừa đi vào, ông tới vén một tấm rèm treo che khuất lối đi thông sang một căn buồng khác. Ở đó, một người đàn bà đang quỳ trên một chiếc ghế cầu nguyện.
Vì động tác của nhà vua rất chậm rãi và bước chân của ông êm nhẹ trên thảm trải sàn nên người đàn bà không nghe thấy gì hết, vẫn tiếp tục cầu nguyện. Charle đứng yên lặng một lúc nhìn bà ta, dáng ưu tư.
Đó là một người đàn bà khoảng ba tư, ba lăm tuổi. Vẻ đẹp cứng cáp của bà được tôn thêm bởi y phục bà đang mặc giống như y phục của phụ nữ nông dân vùng Cô. Bà ta đội một chiếc mũ trùm cao vốn rất hợp thời trang tại triều đình trong thời Idabô de Bavie trị vì. Áo chẽn của bà màu đỏ thêu toàn chỉ vàng như thứ áo chẽn ngày nay của bà xứ Nettuynô và Sôra. Căn phòng bà ở từ hai mươi năm nay thông liền sang phòng ngủ của nhà vua và phô bày một vẻ pha trộn kỳ quốc giữa sự tao nhã và quê mùa. Theo tỉ lệ gần như bằng nhau, lâu đài cung điện và nhà tranh vách đất đã pha tạp vào nhau khiến căn phòng mang một vẻ lơ lửng giữa tính giản đơn của một người đàn bà nhà quê và thói xa hoa của một bậc mệnh phụ. Quả vậy, chiếc ghế cầu nguyện mà bà ta quỳ lên được làm bằng gỗ sồi chạm trổ tuyệt đẹp, bọc vải nhung có tua vàng trong khi đó thì quyến kinh thánh Tân giáo mà bà đọc những lời cầu nguyện lại rách nát như loại sách mà người ta thưởng thấy trong những nhà nghèo khổ nhất. Tất cả đồ đạc trong phòng đều pha trộn nhau như chiếc ghế cầu nguyện và quyển kinh thánh.
– Này, Madelon! – Nhà vua gọi.
Người đàn bà đang quỳ ngẩng đầu và mỉm cười khi nghe thấy giọng nói thân quen, rồi bà đứng dậy:
– A, con đấy ư,? – Bà nói.
– Vâng, nhũ mẫu lại đây.
Charle thả rơi cánh rèm cửa và tới ngồi lên tay ghế bành.
Nhũ mẫu bước tới.
– Con muốn gì ta, Charle? – Bà hỏi.
– Nhũ mẫu lại đây và trả lời khẽ thôi.
Nhũ mẫu tới gần với vẻ thân mật có thể xuất phát từ tình mẫu tử của một người đàn bà với đứa con mà bà đã cho bú mớm mặc cho những bài vè đương thời gán cho thái độ thân mật đó một nguồn gốc kém trong sáng hơn nhiều.
– Con nói đi. – Bà nói.
– Người mà ta cho gọi đã tới chưa?
– Y đã đến được nữa giờ rồi.
Charle đứng dậy, đển gần cửa sổ nhìn xem có ai rình mò không, đến gần cửa ra vào vểnh tai nghe ngóng để yên tâm là không có ai nghe trộm, rồi ông tới phủi bụi trên các vũ khí chiến tích của mình, vuổt ve một con chó săn lớn vẫn theo sát ông từng bước như bóng với hình, và nói tiếp với nhũ mẫu:
– Được rồi, nhũ mẫu cho y vào đi.
Người đàn bà nhân hậu bước ra, còn nhà vua tới tựa vào một cái bàn trên đó bày đủ các loại vũ khí.
Ngay lúc đó, tấm rèm cừa lại được vén lên nhường đường cho kẻ mà ông chờ đợi.
Đó là một người đàn ông tuổi trạc bốn mươi, mắt màu xám đầy vẻ giả dối, mũi khoằm như mỏ chim cú, gò má nhô cao. Khuôn mặt y cố ra vẻ tôn kính nhưng chỉ hiện lên được một nụ cưởi đạo đức giả trên đôi môi tái nhợt vì sợ hãi.
Charle nhẹ nhàng vươn tay ra đằng sau nắm lấy báng một khẩu súng ngắn kiểu mới sáng chế, bắn được nhờ một viên đá chạm vào một bánh răng thép, thay cho loại bắn bằng ngòi nổ.
Ông đưa con mắt nhìn nhân vật mới vào, vừa nhìn ông vừa huýt sáo một trong những điệu nhạc săn ưa thích đúng giọng và khá êm tai.
Vài giây trôi qua, trong lúc gương mặt của người khách lạ mỗi lúc một thêm thiểu não thì nhà vua cất tiếng:
– Có đúng người là kẻ mà người ta gọi là Françoise de Louis Maurevel?
– Tâu bệ hạ, đúng vậy.
– Chỉ huy pháo thủ?
– Thưa vâng.
– Ta có ý muốn gặp người.
Maurevel nghiêng mình.
– Người biết rằng – Charle vừa nói vừa nhấn mạnh từng từ một – Ta yêu mến tất cả thần dân của ta như nhau.
– Tôi biết – Maurevel lắp bắp – Rằng bệ hạ là cha của dân.
– Và người biết rằng Giatô giáo và Tân giáo đều là con dân của ta.
Maurevel nín lặng nhưng sự run rẩy toàn thân của y càng thêm rõ rệt dưới cái nhìn sắc bén của nhà vua, mặc dù y đứng trong bóng tối.
– Điều đó có làm người phật lòng không? – Nhà vua tiếp tục – Người là kẻ đã ra sức diệt trừ người Tân giáo đến thế cơ mà?
Maurevel quỳ sụp xuống.
– Tâu bệ hạ – Y lắp bắp – Xin Người hãy tin rằng…
– Ta tin rằng – Charle vẫn tiếp tục và chằm chằm nhìn Maurevel với cái nhìn từ trống rỗng dần dần trở thành rực lửa. – Ta tin rằng ở Moncontour người đã thèm khát được giết ông đô đốc vừa ở đây ra. Ta tin rằng người đã bắn trượt và sau đó người bèn gia nhập vào quân của quận công d Anjou, em ta. Và sau hết ta tin rằng người lại gia nhập lần nữa vào quân đội của các hoàng thân Tân giáo, và người đã tòng ngũ trong quân đoàn của ông de Mouy de Saint Phale.
– Ôi, tâu bệ hạ!
– Ông ta có phải là một người can đảm xứ Picardi không nhỉ?
– Ôi, tâu bệ hạ, tâu bệ hạ – Maurevel kêu lên – Xin Người đừng giày vò tôi nữa!
– Ông ta là một sĩ quan xứng đáng – Charle tiếp tục nói và càng nói thì vẻ độc ác gần như hung bạo càng hiện lên nét mặt – Ông ta đã tiếp nhận người như một người con, cho ở, cho ăn, cho quần áo mặc.
Maurevel bật ra một tiếng thở dài tuyệt vọng.
– Người vẫn gọi ông ta là cha, hình như thế – Nhà vua nói một cách tàn nhẫn – Và một tình bạn thân thiết gắn bó người với cậu de Mouy de Saint Phale con phải không?
Maurevel vẫn quỳ, mỗi lúc một rạp người xuống như bị đè bẹp dưới những lời nói của Charle đang đứng như một pho tượng, mặt lạnh tanh chỉ có đôi môi là còn cử động.
– Tiện thể – Nhà vua nói tiếp – Có phải là đáng lẽ người đã lĩnh được mười ngàn écus ở chỗ ông de Guise nếu người giết chết đô đốc không nhỉ?
Kẻ ám sát hoảng sợ sững sờ, đập trán xuống sàn nhà.
– Còn về phần ngài de Mouy de Saint Phale, người cha tốt bụng của người, một hôm người theo ông ta đi trinh sát về phía Sơvrơ, ông ta đã đánh rơi roi ngựa và xuống ngựa để nhặt roi. Lúc đó có một mình người với ông ta, người bèn rút súng trong bao yên ngựa ra và nhân lúc ông ta cúi xuống, người đã bắn vỡ hông ông ta, giết ông ta chết ngay tại chỗ. Khi thấy ông ta đã chết, người bèn tẩu thoát với con ngựa mà ông ta đã tặng cho người. Chuyện là như thế có đúng không nhỉ?
Maurevel im thin thít trước lời buộc tội mà mỗi chi tiết đều hết sức xác thực, còn Charle lại thổi sáo điệu nhạc săn cũng với sự chính xác và êm tai ấy.
– Ề này, thầy cả chuyên nghề sát nhân – Lát sau nhà vua nói – Mi có biết là ta rất thèm được cho treo cổ mi lên không?
– Ôi, bệ hạ! – Maurevel kêu lên.
– Gã de Mouy de Saint Phale con hôm qua vẫn còn cầu xin ta điều đó. Thật ra ta còn chưa biết trả lời y như thế nào, vì lời yêu cầu của y có lý lắm.
Maurevel chắp tay lại.
– Y lại càng có lý hơn bởi vì như mi vừa nói đấy, ta là cha của dân và như ta đã trả lời mi, giờ đây ta làm lành với những người Tân giáo rồi thì họ cũng là con dân của ta như những người Giatô giáo vậy.
– Tâu bệ hạ – Maurevel đã hoàn toàn thất đảm nói – Sinh mạng của tôi nằm trong tay bệ hạ, xin người tuỳ ý định đoạt.
– Mi nói đúng đấy, ta chẳng đổi nó lấy một trinh đâu.
– Nhưng, tâu bệ hạ – Tên sát nhân hỏi – Vậy chẳng còn phương cách nào để chuộc lại tội lỗi của tôi ư?
– Ta không hề biết. Mặc dầu vậy, nếu ta ở vào địa vị của mi thì… Tạ ơn Chúa, điều đó không phải như vậy.
– Vậy, thưa bệ hạ, nếu Người ở vào địa vị tôi thì sao ạ? – Maurevel thì thầm hỏi, mắt nhìn như uống lấy từng lời của Charle.
– Ta tin rằng ta sẽ xoay sở được thôi – Nhà vua nói.
Maurevel chống một tay, và quỳ trên một chân, mắt vẫn đăm đăm nhìn Charle tựa như để yên trí rằng nhà vua không giễu cợt y.
– Hiển nhiên là ta rất yêu quý ông de Mouy de Saint Phale con – Nhà vua tiếp tục – Nhưng ta cũng rất yêu quý ông em họ de Guise của ta. Và nếu ông ta xin cứu mạng cho một người mà kẻ kia đòi phải giết thì ta xin thú nhận là ta sẽ lúng túng lắm. Tuy nhiên, về mặt chính trị cũng như về tôn giáo, đúng ra có lẽ ta sẽ làm cái điều mà ông em de Guise sẽ đòi hỏi, vì rằng de Mouy de Saint Phale, dù là một viên chỉ huy quả cảm đấy, nhưng y thật quá nhỏ bé nếu so với một hoàng thân xứ Lorainne.
Trong khi nhà vua nói những lời đó, Maurevel từ từ đứng dậy như một người chết đang dần dần trở về với cuộc sống.
– Vậy là, trong cái hoàn cảnh hiểm nghèo của mi, điều quan trọng đối với mi sẽ là giành được mối thiện cảm của ông em de Guise của ta. Nhân đây, ta cũng nhớ lại một chuyện mà ông ta kể cho ta nghe hôm qua.
Maurevel xích lại gần thêm một bước.
– “Tâu bệ hạ, ông ta nói với ta, Ngươi có tưởng tượng được không, mỗi buổi sáng, vào lúc mười giờ, kẻ thù không đội trời chung với tôi lại đi từ cung Louvre về qua phố Saint-Germain l Auxerrois. Tôi nhìn thấy y từ cửa sổ của một tầng trệt, đó là cửa sổ nhà ông gia sư cũ của tôi là cha Pie Pil. Vậy là mỗi ngày tôi đều nhìn thấy kẻ thù của tôi và mỗi ngày tôi đều cầu cho quỷ sứ nghiền nát y ra trong lòng đất”. Vậy thầy thử nói xem, thầy cả Maurevel – Charle tiếp tục – Nếu mi là quỷ sứ, hoặc nếu mi chỉ ở địa vị quỷ sứ một lát thôi, thì liệu điều đó có làm vui lòng ông em họ de Guise của ta không nhỉ?
Maurevel đã tìm lại được nụ cười đao phủ trên đôi môi còn tái nhợt vì kinh hoàng, y buột miệng:
– Nhưng tâu bệ hạ, tôi không có khả năng mở được lòng đất.
– Ấy vậy mà người đã mở được cửa đất cho ông de Mouy de Saint Phale can đảm đấy, ta nhớ là thế. Người lại sắp sửa nói với ta rằng đó là vì với một khẩu súng lục… Này người không còn khẩu súng ấy nữa à?
– Cúi xin bệ hạ tha tội – Tên sát nhân đã gần hoàn hồn trả lời Nhưng tôi bắn súng hoả mai khá hơn là súng lục.
– Ồ! Charle nói – Hoả mai hay súng lục, có can hệ gì, và ta tin chắc rằng ông em họ de Guise của ta sẽ chẳng cằn nhằn về việc chọn các phương tiện đâu.
– Nhưng – Maurevel nói – Tôi cần có một vũ khí mà tôi có thể tin vào độ chính xác của nó, vì có lẽ tôi sẽ phải bắn từ xa.
– Trong phòng này có mười khẩu hoả mai – Charle IX nói – Với chúng, cách một trăm năm mươi bước ta bắn tin một đồng écus. Người có muốn thử không?
– Ôi tâu bệ hạ, tôi rất vui mừng được thử – Maurevel vừa kêu lên vừa tiến về phía khẩu hoả mai được đặt trong một góc, mà người ta mới đem tới cho Charle ngày hôm ấy.
– Không, không được, đừng có lấy khẩu ấy – Charle nói – Ta để dành nó cho ta dùng. Sắp tới ta sẽ có cuộc săn lớn, ta sẽ sử dụng nó. Ngoài khẩu ấy ra, người muốn lấy khẩu nào cũng được.
Maurevel gỡ một khẩu hoả mai khỏi chùm chiến phẩm.
– Bây giờ thì, tâu bệ hạ, kẻ thù ấy là ai? – Kẻ chuyên ám sát người hỏi.
– Làm sao ta biết được điều đó? – Charle IX trả lời vừa đè bẹp tên khốn kiếp bằng một cái nhìn khinh khi.
– Vậy tôi sẽ hỏi ngài de Guise – Maurevel lắp bắp.
Nhà vua nhún vai.
– Thôi đừng hỏi nữa – Ông nói – Ông de Guise sẽ không trả lời đâu. Ai lại đi trả lời những chuyện như thế. Chỉ có kẻ nào không muốn bị treo cổ thì phải tự đoán lấy thôi.
– Nhưng nói cho cùng thì làm sao tôi nhận ra y được?
– Ta đã nói với người là sáng nào y cũng đi qua cửa sổ nhà cha Pierre Pile cơ mà.
– Nhưng có nhiều người cũng đi qua trước cửa sổ ấy, xin bệ hạ hãy chỉ cho tôi một dấu hiệu nào đó thôi.
– Ồ, dễ quá. Ngày mai chẳng hạn, y sẽ cắp trong tay một chiếc cặp bằng da thuộc màu đỏ.
– Tâu bệ hạ, thế là đủ.
– Ngươi vẫn còn con ngựa chạy rất hay mà ông de Mouy de Saint Phale tặng đấy chứ?
– Tâu bệ hạ, tôi có một con ngựa chiến chạy cực nhanh.
– Ồ, ta chẳng lo lắng gì cho người đâu. Duy có điều người biết được thì cũng tốt, đó là tu viện có một cửa sau.
– Xin cảm ơn bệ hạ, giờ xin bệ hạ cầu Chúa cho tôi.
– A, còn chuyện quái đản ấy nữa cơ mà! Có mà cầu quỷ sứ thì đúng hơn, vì chỉ nhờ có nó phù hộ mà người mới thoát khỏi dây treo cổ.
– Xin tạm biệt bệ hạ.
– Tạm biệt! À, mà này Maurevel, phải nhớ rằng nếu người ta nói về người trước mười giờ sáng mai hoặc lại không nói gì về người sau mười giờ sáng thì ở Louvre có một hầm giam đấy.
Và vua Charle IX lại thản nhiên huýt sáo đúng giọng hơn bao giờ hết điệu nhạc săn ưa thích.
Chú thích:
(1) Nhà thơ Pháp