Trong nước Hi Lạp cổ, có một họa sĩ trứ danh tên là Apen. Ông yêu nghệ thuật, mê hội họa, có tinh thần khiêm tốn, sẵn sàng tiếp thu những lời phê bình đối với những tác phẩm của ông.
Muốn được biết những nhận xét của quần chúng đối với những bức họa của mình, ông thường đem bày ở ngoài phố, rồi núp ở phía sau, để nghe những lời bình phẩm của những người qua đường.
Một lần, ông bày một bức tranh vẽ một kị sĩ cưỡi ngựa. Bỗng có một anh thợ giày đi qua, dừng lại xem tranh. Anh ta thấy chiếc dép của kị sĩ vẽ không đúng, liền tỏ ý chê. Tối hôm đó, họa sĩ đã sửa ngay rồi lại bày tranh ra.
Ngày hôm sau, anh thợ giày lại đi qua, thấy học sĩ đã sửa, lấy làm tự hào. Anh tưởng minh cũng có tài phê bình. Anh liền chê lung tung, từ kị sĩ đến con ngựa.
Họa sĩ nghe anh ba hoa, bực mình quá, phải đứng ra nói :
– Này anh thợ giày, xin đừng nói thêm nữa vì anh chẳng hiểu gì cả !
Trong nước Hi Lạp cổ, có một họa sĩ trứ danh tên là Apen. Ông yêu nghệ thuật, mê hội họa, có tinh thần khiêm tốn, sẵn sàng tiếp thu những lời phê bình đối với những tác phẩm của ông.
Muốn được biết những nhận xét của quần chúng đối với những bức họa của mình, ông thường đem bày ở ngoài phố, rồi núp ở phía sau, để nghe những lời bình phẩm của những người qua đường.
Một lần, ông bày một bức tranh vẽ một kị sĩ cưỡi ngựa. Bỗng có một anh thợ giày đi qua, dừng lại xem tranh. Anh ta thấy chiếc dép của kị sĩ vẽ không đúng, liền tỏ ý chê. Tối hôm đó, họa sĩ đã sửa ngay rồi lại bày tranh ra.
Ngày hôm sau, anh thợ giày lại đi qua, thấy học sĩ đã sửa, lấy làm tự hào. Anh tưởng minh cũng có tài phê bình. Anh liền chê lung tung, từ kị sĩ đến con ngựa.
Họa sĩ nghe anh ba hoa, bực mình quá, phải đứng ra nói :
– Này anh thợ giày, xin đừng nói thêm nữa vì anh chẳng hiểu gì cả !