Trong thời Xuân Thu, ở nước Tề, quyền bính ở trong tay một tên quyền thần là Thôi Trữ. Thôi Trữ muốn hạ sát vua Trang Công để lên ngôi báu. Thôi Trữ liền họp các quan trong triều lại để ăn thề. Mọi người đều sợ hãi vâng theo. Riêng có Án Anh, một sĩ phu cương trực, nhất quyết không tán thành.
Thôi Trữ lấy lời dụ dỗ và đe dọa Án Anh : “Ngươi theo ta, ta sẽ chia cho nửa đất nước, bằng không ta sẽ giết ngươi”.
Trước mặt bọn quân lính lăm lăm gươm giáo, Án Anh vẫn bình tĩnh nói :
– Lấy lợi mà dụ người ta làm điều phản bội là bất nhân. Lấy giáo mác mà dọa cho người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, chứ ta không chịu khuất kẻ bất nhân, bất dũng.
Nghe lời nói khảng khái và cương trực như thế, Thôi Trữ không dám sát hại Án Anh. Án Anh ung dung đứng dậy và lững thững bước ra.
Trong thời Xuân Thu, ở nước Tề, quyền bính ở trong tay một tên quyền thần là Thôi Trữ. Thôi Trữ muốn hạ sát vua Trang Công để lên ngôi báu. Thôi Trữ liền họp các quan trong triều lại để ăn thề. Mọi người đều sợ hãi vâng theo. Riêng có Án Anh, một sĩ phu cương trực, nhất quyết không tán thành.
Thôi Trữ lấy lời dụ dỗ và đe dọa Án Anh : “Ngươi theo ta, ta sẽ chia cho nửa đất nước, bằng không ta sẽ giết ngươi”.
Trước mặt bọn quân lính lăm lăm gươm giáo, Án Anh vẫn bình tĩnh nói :
– Lấy lợi mà dụ người ta làm điều phản bội là bất nhân. Lấy giáo mác mà dọa cho người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, chứ ta không chịu khuất kẻ bất nhân, bất dũng.
Nghe lời nói khảng khái và cương trực như thế, Thôi Trữ không dám sát hại Án Anh. Án Anh ung dung đứng dậy và lững thững bước ra.