Lịch sử Trung hoa có kể hai cặp bạn tri kỉ. Đó là Chung Tử Kì với Bá Nha và Bảo Thúc Nha với Quản Di Ngô tức Quản Trọng.
Chung Tử Kì là người thời Xuân Thu, bạn tri âm của một nhạc sĩ giỏi là Bá Nha. Một hôm, Bá Nha đánh đàn cho Tử Kì nghe. Khi đàn, Bá Nha nghĩ đến núi, Tử Kì khen là tiếng đàn vòi vọi như núi cao; đến khi Bá Nha đàn mà nghị đến dòng sông, thì Tử Kì khen là tiếng đàn như cuồn cuộn như nước sông. Bá Nha cho rằng hiểu được mình chỉ có Tử Kì. Cho nên, khi Tử Kì từ trần, Bá Nha đập đàn đi, không gẩy nữa !
Bảo Thúc Nha và Quản Di Ngô là hai người bạn từ lúc hàn vi. Đi buôn với nhau, khi chia lãi, bao giờ Bảo Thúc cũng để cho Quản Trọng nhận phần hơn, vì biết rằng Quản Trọng có mẹ già và gia đình quẫn bách. Khi Quản Trọng chịu nhịn trước sự doạ nạt của bọn côn đồ, Bảo Thúc Nha không chê là nhát vì hiểu rằng Quản Trọng có bụng bao dung. Quản Trọng ba lần ra trận bị thua, ba lần làm quan bị giáng, Bảo Thúc Nha không chê là bất tài vì hiểu rõ hoàn cảnh. Chính Bảo Thúc đã hiểu được tài năng của Quản Trọng, nên đã tiến cử Quản Trọng cho Tề Hoàn Công.
Đến khi Bảo Thúc Nha chết, Quản Trọng khóc như mưa và nói rằng : “Sinh ta là cha m ẹ, hiểu rõ ta là Bảo Thúc Nha”.
Lịch sử Trung hoa có kể hai cặp bạn tri kỉ. Đó là Chung Tử Kì với Bá Nha và Bảo Thúc Nha với Quản Di Ngô tức Quản Trọng.
Chung Tử Kì là người thời Xuân Thu, bạn tri âm của một nhạc sĩ giỏi là Bá Nha. Một hôm, Bá Nha đánh đàn cho Tử Kì nghe. Khi đàn, Bá Nha nghĩ đến núi, Tử Kì khen là tiếng đàn vòi vọi như núi cao; đến khi Bá Nha đàn mà nghị đến dòng sông, thì Tử Kì khen là tiếng đàn như cuồn cuộn như nước sông. Bá Nha cho rằng hiểu được mình chỉ có Tử Kì. Cho nên, khi Tử Kì từ trần, Bá Nha đập đàn đi, không gẩy nữa !
Bảo Thúc Nha và Quản Di Ngô là hai người bạn từ lúc hàn vi. Đi buôn với nhau, khi chia lãi, bao giờ Bảo Thúc cũng để cho Quản Trọng nhận phần hơn, vì biết rằng Quản Trọng có mẹ già và gia đình quẫn bách. Khi Quản Trọng chịu nhịn trước sự doạ nạt của bọn côn đồ, Bảo Thúc Nha không chê là nhát vì hiểu rằng Quản Trọng có bụng bao dung. Quản Trọng ba lần ra trận bị thua, ba lần làm quan bị giáng, Bảo Thúc Nha không chê là bất tài vì hiểu rõ hoàn cảnh. Chính Bảo Thúc đã hiểu được tài năng của Quản Trọng, nên đã tiến cử Quản Trọng cho Tề Hoàn Công.
Đến khi Bảo Thúc Nha chết, Quản Trọng khóc như mưa và nói rằng : “Sinh ta là cha m ẹ, hiểu rõ ta là Bảo Thúc Nha”.