Arixtít là một tướng có tài của thành quốc Aten. Sau khi chiến thắng vẻ vang quân xâm lược Ba Tư ở Maratông, ông có những ý kiến bất đồng với Têmixtôclơ nên bị đi đày.
Nhưng khi quân Ba Tư lại đem đại đội binh mã đến xâm lược Hi Lạp lần nữa, ông cấp tốc trở về, nói với Têmixtôclơ rằng :
– Ông vẫn có thể không đồng ý với tôi, nhưng trước mắt phải cứu Tổ quốc đã.
Têmixtôclơ giàn hoà với Arixtít và cùng nhau bàn việc đánh giặc.
Trong trận đánh ở Platê, có sự tranh giành những phần đất chiếm được giữa người Aten và người Xpáctơ. Ông nói :
– Chúng ta đến đây để bảo vệ Tổ quốc Hi Lạp, chứ không phải để tranh giành nhau.
Ông yêu cầu quân đội Aten nhường nhịn quân đội Xpáctơ. Hai bên lại cùng nhau chiến đấu chống quân xâm lươc Ba Tư và đã lập được chiến công hiển hách ở Platê và ở Xalamin.
Song sau đó, hai bên lại có xích mích. Arixtít lại ra sức giàn hoà để Aten và Xpáctơ phối hợp với nhau bảo vệ Tổ quốc chung là Hi Lạp.
Ông đi đến đâu, người ta cũng đều nghe theo lẽ phải. Cả hai bên đều giao cho ông soạn những điều kiện của một hiệp định đồng minh.
Ông đã nêu lên nhiệm vụ chung là bảo vệ đất nước Hi Lạp nhưng mỗi thành quốc vẫn giữ quyền độc lập về mặt nội trị. Mọi người đều đồng ý.
Ông đã đi đến các miền của cả hai thành quốc, hô hào nhân dân đóng góp để xây dựng một quỹ chung của toàn Hi Lạp.
Mọi người đều hưởng ứng và cả hai thành quốc đều giao cho ông quản lí quỹ chung ấy.
Ông tỏ ra hết sức trung thực đến mức cả người Aten và người Xpáctơ đều đặt cho ông cái tên là “Người chính trực”.
Đức độ của ông còn sáng ngời trong lịch sử Hi Lạp.
Arixtít là một tướng có tài của thành quốc Aten. Sau khi chiến thắng vẻ vang quân xâm lược Ba Tư ở Maratông, ông có những ý kiến bất đồng với Têmixtôclơ nên bị đi đày.
Nhưng khi quân Ba Tư lại đem đại đội binh mã đến xâm lược Hi Lạp lần nữa, ông cấp tốc trở về, nói với Têmixtôclơ rằng :
– Ông vẫn có thể không đồng ý với tôi, nhưng trước mắt phải cứu Tổ quốc đã.
Têmixtôclơ giàn hoà với Arixtít và cùng nhau bàn việc đánh giặc.
Trong trận đánh ở Platê, có sự tranh giành những phần đất chiếm được giữa người Aten và người Xpáctơ. Ông nói :
– Chúng ta đến đây để bảo vệ Tổ quốc Hi Lạp, chứ không phải để tranh giành nhau.
Ông yêu cầu quân đội Aten nhường nhịn quân đội Xpáctơ. Hai bên lại cùng nhau chiến đấu chống quân xâm lươc Ba Tư và đã lập được chiến công hiển hách ở Platê và ở Xalamin.
Song sau đó, hai bên lại có xích mích. Arixtít lại ra sức giàn hoà để Aten và Xpáctơ phối hợp với nhau bảo vệ Tổ quốc chung là Hi Lạp.
Ông đi đến đâu, người ta cũng đều nghe theo lẽ phải. Cả hai bên đều giao cho ông soạn những điều kiện của một hiệp định đồng minh.
Ông đã nêu lên nhiệm vụ chung là bảo vệ đất nước Hi Lạp nhưng mỗi thành quốc vẫn giữ quyền độc lập về mặt nội trị. Mọi người đều đồng ý.
Ông đã đi đến các miền của cả hai thành quốc, hô hào nhân dân đóng góp để xây dựng một quỹ chung của toàn Hi Lạp.
Mọi người đều hưởng ứng và cả hai thành quốc đều giao cho ông quản lí quỹ chung ấy.
Ông tỏ ra hết sức trung thực đến mức cả người Aten và người Xpáctơ đều đặt cho ông cái tên là “Người chính trực”.
Đức độ của ông còn sáng ngời trong lịch sử Hi Lạp.