Một hôm Tăng Sâm bừa ruộng dưa cho cha, chẳng may làm đứt rễ dưa. Người bố nổi giận, cầm gậy đánh vào lưng. Sâm đau quá, ngã xuống ruộng, hồi lâu mới đứng dậy được.
Khi về nhà, Sâm thưa với cha: “Khi nãy, con có tội khiến cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo”. Sau đó Sâm vừa gẩy đàn vừa hát, để tỏ rằng mình không còn đau đớn gì.
Ông Khổng Tử nghe chuyện ấy, bảo học trò không cho Tăng Sâm đến học nữa.
Sâm ngạc nhiên, nhờ bạn hỏi thấy vì cớ gì mà thầy giận. Ông Khổng Tử giải thích rằng: “Xưa kia ông Thuấn thờ cha là Cố Tẩu rất hiếu thảo: thường ở bên cha để phục vụ khi cha sai khiến, khi cha giận dữ, muốn giết thì lánh xa; nếu cha đánh bằng roi thì cam chịu, nhưng thấy cha cầm gậy đánh thì chạy trốn. Vì thế Cố Tẩu không mang tiếng là người cha ác. Nay Sâm chiều cơn giận của cha đến nỗi ngất đi, nếu cha quá tay làm cho Sâm chết thì có phải là đã khiến cho cha mang tội hay không? Như thế có phải là rất bất hiếu không?
Tăng Sâm nghe bạn kể, biết lỗi của mình, bèn đến tạ lỗi cùng thầy. từ đó Tăng Sâm mới hiểu được thế nào là hiếu.
Một hôm Tăng Sâm bừa ruộng dưa cho cha, chẳng may làm đứt rễ dưa. Người bố nổi giận, cầm gậy đánh vào lưng. Sâm đau quá, ngã xuống ruộng, hồi lâu mới đứng dậy được.
Khi về nhà, Sâm thưa với cha: “Khi nãy, con có tội khiến cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo”. Sau đó Sâm vừa gẩy đàn vừa hát, để tỏ rằng mình không còn đau đớn gì.
Ông Khổng Tử nghe chuyện ấy, bảo học trò không cho Tăng Sâm đến học nữa.
Sâm ngạc nhiên, nhờ bạn hỏi thấy vì cớ gì mà thầy giận. Ông Khổng Tử giải thích rằng: “Xưa kia ông Thuấn thờ cha là Cố Tẩu rất hiếu thảo: thường ở bên cha để phục vụ khi cha sai khiến, khi cha giận dữ, muốn giết thì lánh xa; nếu cha đánh bằng roi thì cam chịu, nhưng thấy cha cầm gậy đánh thì chạy trốn. Vì thế Cố Tẩu không mang tiếng là người cha ác. Nay Sâm chiều cơn giận của cha đến nỗi ngất đi, nếu cha quá tay làm cho Sâm chết thì có phải là đã khiến cho cha mang tội hay không? Như thế có phải là rất bất hiếu không?
Tăng Sâm nghe bạn kể, biết lỗi của mình, bèn đến tạ lỗi cùng thầy. từ đó Tăng Sâm mới hiểu được thế nào là hiếu.