Trong thời Xuân Thu ở nước Vệ có một vị quan chuyên xét việc ngục hình, tên là Quý Cao.
Có một lần Quý Cao đã phải kết án chặt chân một người.
Về sau, nước Vệ có nội loạn, các quan chức phải chạy trốn, trong số đó có Quý Cao.
Khi chạy đến cổng thành, thì thấy người giữ cổng lại là người mà trước kia Quý Cao đã kết án chặt chân. Không ngờ chính người đó lại tìm mọi cách cứu thoát Quý Cao.
Sau khi thoát nạn, Quý Cao hỏi người giữ cổng thành:
– Trước kia, tôi theo phép nước kết án chặt chân anh, nay tôi gặp nạn, sao anh lại chỉ lối cho tôi trốn?
Người giữ cổng trả lời:
– Tôi có tội, theo phép nước, đáng bị chặt chân. Nhưng khi ông luận tội, tôi thấy ông đã tìm cách nới tay để làm nhẹ tội cho tôi. Lúc tôi bị chặt chân, tôi thấy nét mặt ông buồn rầu, bứt rứt. Tôi thấy rõ tấm lòng của một bậc quân tử, nên tôi cứu ông.
Nghe chuyện ấy, Khổng Tử khen Quý Cao là người dùng pháp luật mà có lòng nhân từ.
Thực ra người đáng khen hơn Quý Cao chính lại là người giữ cổng thành mà lịch sử chẳng để lại tên tuổi.
Trong thời Xuân Thu ở nước Vệ có một vị quan chuyên xét việc ngục hình, tên là Quý Cao.
Có một lần Quý Cao đã phải kết án chặt chân một người.
Về sau, nước Vệ có nội loạn, các quan chức phải chạy trốn, trong số đó có Quý Cao.
Khi chạy đến cổng thành, thì thấy người giữ cổng lại là người mà trước kia Quý Cao đã kết án chặt chân. Không ngờ chính người đó lại tìm mọi cách cứu thoát Quý Cao.
Sau khi thoát nạn, Quý Cao hỏi người giữ cổng thành:
– Trước kia, tôi theo phép nước kết án chặt chân anh, nay tôi gặp nạn, sao anh lại chỉ lối cho tôi trốn?
Người giữ cổng trả lời:
– Tôi có tội, theo phép nước, đáng bị chặt chân. Nhưng khi ông luận tội, tôi thấy ông đã tìm cách nới tay để làm nhẹ tội cho tôi. Lúc tôi bị chặt chân, tôi thấy nét mặt ông buồn rầu, bứt rứt. Tôi thấy rõ tấm lòng của một bậc quân tử, nên tôi cứu ông.
Nghe chuyện ấy, Khổng Tử khen Quý Cao là người dùng pháp luật mà có lòng nhân từ.
Thực ra người đáng khen hơn Quý Cao chính lại là người giữ cổng thành mà lịch sử chẳng để lại tên tuổi.