Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

100 Mẩu Chuyện Cổ Đông Tây

62. Một Nhà Làm Luật Công Minh Và Dân Chủ

Tác giả: Nguyễn Lân.
Chọn tập

Năm 595 trước Công nguyên, nhà triết học Xôlông được nhân dân tin tưởng và trao cho quyền lãnh đạo.

Xôlông muốn xây dựng một nền dân chủ thực sự. Ông không coi nhà nước là một bộ máy mà trong đó con người chỉ là những bộ phận có thể sắp đặt tuỳ tiện. Trái lại, người công dân phải là người chủ của đất nước.

Hồi đó, dân nghèo Aten đau khổ vì những món nợ lãi cứ tăng lên. Xôlông ra lệnh miễn nợ trong nhiều trường hợp, đồng thời giảm lãi suất và hạ giá đồng tiền, khiến người giàu không tiếp tục ăn hiếp được người nghèo. Ông không cho các chủ nợ có quyền bắt con nợ làm nô lệ.

Trước khi công bố luật mới, ông huỷ bỏ những đạo luật hà khắc cũ, trừ những luật đối với những kẻ sát nhân.

Theo bộ luật của Xôlông, Aten có một nghị viện tối cao gồm 400 người, tuyển trong những nhân vật có uy tín lớn từ 30 tuổi trở lên. Nghị viện này được bầu hàng năm và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về công việc của mình.

Nghị luận tối cao chuẩn bị những đạo luật để đưa ra lấy ý kiến của một hội nghị gồm toàn thể nhân dân từ 20 tuổi trở lên. Trong hội nghị, người ta đọc to những vấn đề cần bàn luận và yêu cầu mọi người góp ý kiến. Mọi người, không phân biệt giàu nghèo, đều có quyền biểu quyết bằng giơ tay. Hội nghị thông qua hiến pháp và bầu cử các quan chức. Hội nghị có quyền tán thành hoặc bác bỏ những điều nghị viện đưa ra.

Mỗi công dân đều có quyền tố cáo trước pháp luật một nghị viện có tội gì đáng chê trách (như bất hiếu với cha mẹ chẳng hạn).

Luật pháp ngăn cấm sự ăn không ngồi rồi và bắt buộc mỗi công dân hằng năm phải báo cáo là sống bằng cách gì.

Về việc xử án, ngoài các quan toà, lại có một số đông công dân từ 30 mươi tuổi trở lên, được tuyển bằng rút thăm để tham gia xét xử. Những người này được thay đổi hằng năm và phải tuyên thệ là xử án đúng theo pháp luật.

Xôlông còn đặt ra một toà án trọng tài gồm những công dân từ 60 tuổi trở lên và do hai bên nguyên và bị không phản đối để quyết định cuối cùng, không còn được chống án.

Xôlông rất coi trọng vai trò của gia đình : Trẻ em được cha mẹ nuôi dạy đến khi trưởng thành. Con cái phải kính trọng cha mẹ. Khi giao một chức quyền cho một người nào thì phải xét người ấy có hiếu với cha mẹ không, khi cha mẹ về già, có nuôi nấng chu đáo không.

Đến 18 tuổi, người thanh niên Aten phải tuyên thệ là sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, để bảo vệ Tổ quốc.

Xolông lại yêu cầu cho mỗi người công dân phải thạo một nghề, yêu cầu các cha mẹ phải cho con cái học nghề.

Theo Xôlông, bộ luật của ông không phải là vĩnh cửu. Hội nghị quốc dân có quyền hằng năm lập ra một hội đồng lập pháp để sửa đổi luật cũ hoặc đặt ra luật mới. Nhưng mỗi lần sửa đổi hoặc đặt luật mới đều phải lấy ý kiến của toàn dân.

Quả Xôlông là một nhà làm luật công minh và hết sức dân chủ.

Năm 595 trước Công nguyên, nhà triết học Xôlông được nhân dân tin tưởng và trao cho quyền lãnh đạo.

Xôlông muốn xây dựng một nền dân chủ thực sự. Ông không coi nhà nước là một bộ máy mà trong đó con người chỉ là những bộ phận có thể sắp đặt tuỳ tiện. Trái lại, người công dân phải là người chủ của đất nước.

Hồi đó, dân nghèo Aten đau khổ vì những món nợ lãi cứ tăng lên. Xôlông ra lệnh miễn nợ trong nhiều trường hợp, đồng thời giảm lãi suất và hạ giá đồng tiền, khiến người giàu không tiếp tục ăn hiếp được người nghèo. Ông không cho các chủ nợ có quyền bắt con nợ làm nô lệ.

Trước khi công bố luật mới, ông huỷ bỏ những đạo luật hà khắc cũ, trừ những luật đối với những kẻ sát nhân.

Theo bộ luật của Xôlông, Aten có một nghị viện tối cao gồm 400 người, tuyển trong những nhân vật có uy tín lớn từ 30 tuổi trở lên. Nghị viện này được bầu hàng năm và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về công việc của mình.

Nghị luận tối cao chuẩn bị những đạo luật để đưa ra lấy ý kiến của một hội nghị gồm toàn thể nhân dân từ 20 tuổi trở lên. Trong hội nghị, người ta đọc to những vấn đề cần bàn luận và yêu cầu mọi người góp ý kiến. Mọi người, không phân biệt giàu nghèo, đều có quyền biểu quyết bằng giơ tay. Hội nghị thông qua hiến pháp và bầu cử các quan chức. Hội nghị có quyền tán thành hoặc bác bỏ những điều nghị viện đưa ra.

Mỗi công dân đều có quyền tố cáo trước pháp luật một nghị viện có tội gì đáng chê trách (như bất hiếu với cha mẹ chẳng hạn).

Luật pháp ngăn cấm sự ăn không ngồi rồi và bắt buộc mỗi công dân hằng năm phải báo cáo là sống bằng cách gì.

Về việc xử án, ngoài các quan toà, lại có một số đông công dân từ 30 mươi tuổi trở lên, được tuyển bằng rút thăm để tham gia xét xử. Những người này được thay đổi hằng năm và phải tuyên thệ là xử án đúng theo pháp luật.

Xôlông còn đặt ra một toà án trọng tài gồm những công dân từ 60 tuổi trở lên và do hai bên nguyên và bị không phản đối để quyết định cuối cùng, không còn được chống án.

Xôlông rất coi trọng vai trò của gia đình : Trẻ em được cha mẹ nuôi dạy đến khi trưởng thành. Con cái phải kính trọng cha mẹ. Khi giao một chức quyền cho một người nào thì phải xét người ấy có hiếu với cha mẹ không, khi cha mẹ về già, có nuôi nấng chu đáo không.

Đến 18 tuổi, người thanh niên Aten phải tuyên thệ là sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, để bảo vệ Tổ quốc.

Xolông lại yêu cầu cho mỗi người công dân phải thạo một nghề, yêu cầu các cha mẹ phải cho con cái học nghề.

Theo Xôlông, bộ luật của ông không phải là vĩnh cửu. Hội nghị quốc dân có quyền hằng năm lập ra một hội đồng lập pháp để sửa đổi luật cũ hoặc đặt ra luật mới. Nhưng mỗi lần sửa đổi hoặc đặt luật mới đều phải lấy ý kiến của toàn dân.

Quả Xôlông là một nhà làm luật công minh và hết sức dân chủ.

Chọn tập
Bình luận