Ngày xửa ngày xưa, nhân dân Ai Cập có một tục lệ hết sức dân chủ.
Đó là khi một ông vua băng hà, người ta đặt tử thi của ông ở bờ một cái hố, bên cạnh mộ địa. Ở nơi đó, người ta thiết lập một tóa án gồm bốn mươi ba thẩm phán.
Một nhân vật đứng trước tử thi mà hô to:
– Trong khi trị vì, nhà vua đã làm được những gì?
Một cận thần của quốc vương vùa tạ thế, đứng lên ca tụng công đức của nhà vua đối với thần dân.
Sau đó, mọi người trong dân chúng có thể tỏ bày mọi nỗi oan ức của mình để tòa án xét xử.
Bốn mươi ba vị thẩm phán liền cân nhắc công và tội của nhà vua. Nếu thấy rằng quốc vương đã phạm nhiều tội đối với thần dân thì kết án, không cho tổ chức lễ mai táng trọng thể mà để tử thi làm mồi cho ác điểu.
Tục lệ tốt đẹp ấy đã khiến cho vua chúa khi còn nắm quyền hành phải dè chừng, không làm mất lòng dân.
Ngày xửa ngày xưa, nhân dân Ai Cập có một tục lệ hết sức dân chủ.
Đó là khi một ông vua băng hà, người ta đặt tử thi của ông ở bờ một cái hố, bên cạnh mộ địa. Ở nơi đó, người ta thiết lập một tóa án gồm bốn mươi ba thẩm phán.
Một nhân vật đứng trước tử thi mà hô to:
– Trong khi trị vì, nhà vua đã làm được những gì?
Một cận thần của quốc vương vùa tạ thế, đứng lên ca tụng công đức của nhà vua đối với thần dân.
Sau đó, mọi người trong dân chúng có thể tỏ bày mọi nỗi oan ức của mình để tòa án xét xử.
Bốn mươi ba vị thẩm phán liền cân nhắc công và tội của nhà vua. Nếu thấy rằng quốc vương đã phạm nhiều tội đối với thần dân thì kết án, không cho tổ chức lễ mai táng trọng thể mà để tử thi làm mồi cho ác điểu.
Tục lệ tốt đẹp ấy đã khiến cho vua chúa khi còn nắm quyền hành phải dè chừng, không làm mất lòng dân.