Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

100 Mẩu Chuyện Cổ Đông Tây

47. Chúng Khẩu Đồng Từ

Tác giả: Nguyễn Lân.
Chọn tập

Tục ngữ ta có câu “Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết!” tức là : Nếu mọi người đều xác nhận một điều, thì mạng dù khó tin cũng cứ phải tin.

Việc này đã được chứng minh bằng một câu chuyện cũ của Trung Quốc :

Ông Tăng Sâm, một học trò hết sức đạo đức của Khổng Tử, một người con vô cùng hiếu thảo đối với mẹ được mọi người tin yêu và được mẹ luôn tin cậy.

Một hôm bà mẹ đương ngồi dệt vải thì có người chạy đến hớt hơ hớt hải báo tin : “Tăng Sâm giết người rồi!”. Bà mẹ không tin, cứ điềm nhiên tiếp tục làm việc. Một lúc sau lại có người đến báo : “Con bà đã giết người”. Bà cụ vẫn không tin, vì vẫn cứ đinh ninh là con mình không đời nào lại mang tội ấy. Song đến lần thứ ba, lại có người đến nói tin rùng rợn kia, bà mẹ mới hốt hoảng chạy trốn.

Chẳng qua chỉ vì ở gần đấy có người trùng tên với Tăng Sâm đã phạm tội giết người.

Thế mới biết sức mạnh của dư luận là ghê gớm. Nếu đúng thì thực là hay, nhưng nếu sai thì nguy hiểm biết chừng nào.

Người thức giả trước dư luận, cần suy xét kĩ lưỡng để biết cách ứng xử cho đúng.

Tục ngữ ta có câu “Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết!” tức là : Nếu mọi người đều xác nhận một điều, thì mạng dù khó tin cũng cứ phải tin.

Việc này đã được chứng minh bằng một câu chuyện cũ của Trung Quốc :

Ông Tăng Sâm, một học trò hết sức đạo đức của Khổng Tử, một người con vô cùng hiếu thảo đối với mẹ được mọi người tin yêu và được mẹ luôn tin cậy.

Một hôm bà mẹ đương ngồi dệt vải thì có người chạy đến hớt hơ hớt hải báo tin : “Tăng Sâm giết người rồi!”. Bà mẹ không tin, cứ điềm nhiên tiếp tục làm việc. Một lúc sau lại có người đến báo : “Con bà đã giết người”. Bà cụ vẫn không tin, vì vẫn cứ đinh ninh là con mình không đời nào lại mang tội ấy. Song đến lần thứ ba, lại có người đến nói tin rùng rợn kia, bà mẹ mới hốt hoảng chạy trốn.

Chẳng qua chỉ vì ở gần đấy có người trùng tên với Tăng Sâm đã phạm tội giết người.

Thế mới biết sức mạnh của dư luận là ghê gớm. Nếu đúng thì thực là hay, nhưng nếu sai thì nguy hiểm biết chừng nào.

Người thức giả trước dư luận, cần suy xét kĩ lưỡng để biết cách ứng xử cho đúng.

Chọn tập
Bình luận