Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

100 Mẩu Chuyện Cổ Đông Tây

100. Bia Kỷ Niệm Catông

Tác giả: Nguyễn Lân.
Chọn tập

Vào thế kỉ thứ III trước công nguyên, ở La Mã, có một người vừa có nhân cách hơn người, vừa là người chồng, người cha mẫu mực, lại vừa là một nhà chính trị có công lớn đối với đất nước. Đó là Catông.

Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã ra sức rèn luyện thân thể để sau này có khả năng phục vụ Tổ quốc. Ông thường đi đất và hằng ngày ra ruộng cày bừa. Mùa đông, khi lao động ông chỉ mặc một cái áo, về mùa hè thì cởi trần. Ông có thói quen sống giản dị : suốt đời ông chỉ ăn những thức ăn đơn giản, đôi khi tự tay ông nấu nướng. Ông rất ghét thói xa xỉ. Ông thường chỉ uống nước lã, ít khi uống rượu.

Để có thể tham gia việc công, ông kiên trì luyện cách nói trước công chúng và sớm trở thành một nhà hùng biện, đến mức người ta đã ví ông là Đêmôxten của La Mã.

Ông cũng sớm xung phong ra trận. Hồi mười bảy tuổi, ông đã chiến đấu với quân đội của Anniban, viên tướng Cáctagiơ, kẻ thù của La Mã. Khi đánh nhau, ông đứng vững ở thế công và hò hét rất lớn khiến quân thù phải khiếp sợ. Trên mình ông sau này đầy sẹo do những vết thương ở chiến trường.

Catông là một người chồng và một người cha gương mẫu. Vợ ông là một phụ nữ La Mã không giàu có, được ông rất chiều chuộng. Dù bận việc công, ông luôn luôn giúp đỡ vợ trong việc nội trợ. Ông cho rằng là một người chồng tốt còn có giá trị hơn là một nguyên lão nghị viện giỏi. Ông nói : “Kẻ đánh vợ con là kẻ đặt bàn tay vô đạo vào một điều thiêng liêng”.

Ông rất quan tâm đến việc giáo dục người con trai của ông.

Ông tự dạy con học ngữ pháp, học pháp lí; ông luyện cho con cỡi ngựa, ném lao, đấu quyền; ông đòi hỏi con phải quen chịu được nóng, lạnh, phải tập bơi trên dòng nước xiết. Tự tay ông đã viết cho con đọc những trang sử vẻ vang của các bậc tiền bối. Trước mặt con, không bao giờ ông nói một lời tục tằn, không xứng đáng… Chính vì thế mà người con của ông trở thành một chiến sĩ gan dạ trong cuộc chiến tranh chống vua Pécxê, dưới sự chỉ huy của Pôluýt – Emiliuýt.

Catông suốt đời tận tuỵ với đất nước. Ông đã từng cầm quân đi chiến đấu ở tây Ban Nha, Hy Lạp và đã chiến thắng oanh liệt. Ông lại được nhân dân La Mã bầu làm quan chấp chính, rồi làm quan ngự sử là những chức vụ cao cả của La Mã. Ở cương vị nào, ông cũng nổi tiếng là thanh liêm và chính trực.

Chính vì thế mà trước khi ông qua đời, nhân dân đã dựng ở một ngôi đền bức tượng của ông kèm một tấm bia. Trên tấm bia có ghi :

“Để biểu dương Catông trên cương vị là ngự sử, với những chỉ dụ cứu đời, những tổ chức và thể chế khôn ngoan, ông đã chấn hưng lại được nước Cộng hoà La Mã trên đà suy sụp do sự bại hoại của phong tục”.

– HẾT –

Vào thế kỉ thứ III trước công nguyên, ở La Mã, có một người vừa có nhân cách hơn người, vừa là người chồng, người cha mẫu mực, lại vừa là một nhà chính trị có công lớn đối với đất nước. Đó là Catông.

Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã ra sức rèn luyện thân thể để sau này có khả năng phục vụ Tổ quốc. Ông thường đi đất và hằng ngày ra ruộng cày bừa. Mùa đông, khi lao động ông chỉ mặc một cái áo, về mùa hè thì cởi trần. Ông có thói quen sống giản dị : suốt đời ông chỉ ăn những thức ăn đơn giản, đôi khi tự tay ông nấu nướng. Ông rất ghét thói xa xỉ. Ông thường chỉ uống nước lã, ít khi uống rượu.

Để có thể tham gia việc công, ông kiên trì luyện cách nói trước công chúng và sớm trở thành một nhà hùng biện, đến mức người ta đã ví ông là Đêmôxten của La Mã.

Ông cũng sớm xung phong ra trận. Hồi mười bảy tuổi, ông đã chiến đấu với quân đội của Anniban, viên tướng Cáctagiơ, kẻ thù của La Mã. Khi đánh nhau, ông đứng vững ở thế công và hò hét rất lớn khiến quân thù phải khiếp sợ. Trên mình ông sau này đầy sẹo do những vết thương ở chiến trường.

Catông là một người chồng và một người cha gương mẫu. Vợ ông là một phụ nữ La Mã không giàu có, được ông rất chiều chuộng. Dù bận việc công, ông luôn luôn giúp đỡ vợ trong việc nội trợ. Ông cho rằng là một người chồng tốt còn có giá trị hơn là một nguyên lão nghị viện giỏi. Ông nói : “Kẻ đánh vợ con là kẻ đặt bàn tay vô đạo vào một điều thiêng liêng”.

Ông rất quan tâm đến việc giáo dục người con trai của ông.

Ông tự dạy con học ngữ pháp, học pháp lí; ông luyện cho con cỡi ngựa, ném lao, đấu quyền; ông đòi hỏi con phải quen chịu được nóng, lạnh, phải tập bơi trên dòng nước xiết. Tự tay ông đã viết cho con đọc những trang sử vẻ vang của các bậc tiền bối. Trước mặt con, không bao giờ ông nói một lời tục tằn, không xứng đáng… Chính vì thế mà người con của ông trở thành một chiến sĩ gan dạ trong cuộc chiến tranh chống vua Pécxê, dưới sự chỉ huy của Pôluýt – Emiliuýt.

Catông suốt đời tận tuỵ với đất nước. Ông đã từng cầm quân đi chiến đấu ở tây Ban Nha, Hy Lạp và đã chiến thắng oanh liệt. Ông lại được nhân dân La Mã bầu làm quan chấp chính, rồi làm quan ngự sử là những chức vụ cao cả của La Mã. Ở cương vị nào, ông cũng nổi tiếng là thanh liêm và chính trực.

Chính vì thế mà trước khi ông qua đời, nhân dân đã dựng ở một ngôi đền bức tượng của ông kèm một tấm bia. Trên tấm bia có ghi :

“Để biểu dương Catông trên cương vị là ngự sử, với những chỉ dụ cứu đời, những tổ chức và thể chế khôn ngoan, ông đã chấn hưng lại được nước Cộng hoà La Mã trên đà suy sụp do sự bại hoại của phong tục”.

– HẾT –

Chọn tập
Bình luận
× sticky