Vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên, nước Triệu có một viên tướng giỏi tên là Liêm Pha. Vì có công lớn trong việc dẹp giặc, được vua Huệ Văn phong chức Thượng khanh, nổi tiếng ở các nước chư hầu.
Lúc bấy giờ nước Triệu là một nước nhỏ so với nước Tần. Vua Chiêu Vương nước Tần muốn ép nước Triệu phải hiến dâng một viên ngọc quý, hứa là sẽ đổi mười lăm thành.
Khi Lạn Tương Như đem ngọc sang Tần, thì quả vua Tần muốn lấy ngọc mà không nói gì đến việc đổi thành.
Bằng tài biến báo và chí cương quyết của mình, Lạn Tương Như đã lấy lại được ngọc mà vua Tần phải phục tài.
Khi Lạn Tương Như về, vua Triệu khen là một sứ thần giỏi và phong làm Thượng đại phu.
Lần thứ hai, Lạn Tương Như lại có công lớn trong việc ứng đối, khiến vua Tần không thể làm nhục vua Triệu.
Vì thế vua Triệu phong cho Lạn Tương Như là Thượng khanh, ở địa vị cao hơn Liêm Pha.
Liêm Pha tức bực nói với môn hạ :
– Ta là một vị tướng lập được công to. Còn Lạn Tương Như chỉ nhờ miệng lưỡi mà được nhà vua phong cho chức ở trên ta. Ta quyết làm nhục ông ta.
Tương Như biết tin ấy, hết sức tránh mặt Liêm Pha. Một hôm gặp Liêm Pha, Tương Như lẩn đi. Những người môn hạ trách ông, ông đã trả lời :
– Oai như vua Tần mà Tương Như này còn dám gầm thét giữa triều đình, há lại sợ Liêm Pha sao ! Nhưng nước Tần mạnh mà không dám đem quân sang đánh nước Triệu của ta là vì có Liêm Pha và có ta. Nay hai con hổ cắn nhau thì thế nào cũng mất một. Vì việc nước, ta phải gác thù riêng.
Liêm Pha nghe tin ấy, bèn đến nhà Tương Như tạ tội.
Từ đó, hai người thân thiết, thề sống chết có nhau.
Vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên, nước Triệu có một viên tướng giỏi tên là Liêm Pha. Vì có công lớn trong việc dẹp giặc, được vua Huệ Văn phong chức Thượng khanh, nổi tiếng ở các nước chư hầu.
Lúc bấy giờ nước Triệu là một nước nhỏ so với nước Tần. Vua Chiêu Vương nước Tần muốn ép nước Triệu phải hiến dâng một viên ngọc quý, hứa là sẽ đổi mười lăm thành.
Khi Lạn Tương Như đem ngọc sang Tần, thì quả vua Tần muốn lấy ngọc mà không nói gì đến việc đổi thành.
Bằng tài biến báo và chí cương quyết của mình, Lạn Tương Như đã lấy lại được ngọc mà vua Tần phải phục tài.
Khi Lạn Tương Như về, vua Triệu khen là một sứ thần giỏi và phong làm Thượng đại phu.
Lần thứ hai, Lạn Tương Như lại có công lớn trong việc ứng đối, khiến vua Tần không thể làm nhục vua Triệu.
Vì thế vua Triệu phong cho Lạn Tương Như là Thượng khanh, ở địa vị cao hơn Liêm Pha.
Liêm Pha tức bực nói với môn hạ :
– Ta là một vị tướng lập được công to. Còn Lạn Tương Như chỉ nhờ miệng lưỡi mà được nhà vua phong cho chức ở trên ta. Ta quyết làm nhục ông ta.
Tương Như biết tin ấy, hết sức tránh mặt Liêm Pha. Một hôm gặp Liêm Pha, Tương Như lẩn đi. Những người môn hạ trách ông, ông đã trả lời :
– Oai như vua Tần mà Tương Như này còn dám gầm thét giữa triều đình, há lại sợ Liêm Pha sao ! Nhưng nước Tần mạnh mà không dám đem quân sang đánh nước Triệu của ta là vì có Liêm Pha và có ta. Nay hai con hổ cắn nhau thì thế nào cũng mất một. Vì việc nước, ta phải gác thù riêng.
Liêm Pha nghe tin ấy, bèn đến nhà Tương Như tạ tội.
Từ đó, hai người thân thiết, thề sống chết có nhau.