Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Tăng Bạt Hổ

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Tăng Bạt Hổ tên thật là Tăng Doãn Văn, hiệu là Sư Triệu, sinh năm Mậu Ngọ (1858). Ông quê ở An Thường, xã Ân Thạch, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Ông là người học hành thông minh, thông hiểu kinh sách, từmg luyện tập võ nghệ, cường. Năm Ất Hợi (1876) dưới triều Tự Đức, ông vừa 18 tuổi đã thay anh đi lính, trước năm 1883 đã thăng suất đội.

Nghe tin vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương, Tăng Doãn Văn bỏ quân ngũ kêu gọi đồng đội chiêu mộ nghĩa quân lập chiến khu tại núi Kim Sơn gọi là Tổng dinh chống Pháp. Lực lượng nghĩa quân của Tăng Doãn Văn phát triển nhanh, thực dân Pháp và bọn tay sai biết ông là người đứng đầu phong trào Cần vương ở tỉnh Bình Định đã đánh phá căn cứ của ông rất ác liệt.

Tháng 8 năm Bính Tuất (1888) tên Việt gian Nguyễn Thân kéo quân vào Bình Định, đóng quân tại đồn Lại Giang xã Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn để tiến đánh đồn Tổng Dinh và lực lượng kháng chiến ở Kim Sơn. Phán đoán trước ý đồ của giặc, ông mật ước với Thống trấn Bùi Điền lợi dụng đêm tối tấn công vào đồn Lại Giang trrước. Tướng Bùi Điền lầm tưởng Lại Giang là Lộc Giang thuộc xã Ân Tường, huyện Hoài Ân vào đêm đó lực lượng phân tán, ông bị quân địch phản công nên bị thiệt hại nặng nề, đối phó với giặc rất khó khăn.

Mùa xuân năm 1887, Tăng Doãn Văn cùng một số đồng chí sang Xiêm La toan tính cầu viện cứu nước. Khi đi đến dốc Đót giáp với cao nguyên An Khê tỉnh Bình Định gặp con cọp đứng chắn đường, mấy người đi theo ai nấy run như cầy sấy. Tăng Doãn Văn không chút sợ hãi, ông nhìn thẳng vào con cọp nói: “Này chúa Sơn lâm! Ta đi đây là vì đại nghĩa, chứ không phải việc riêng tư nào khác. Xin chúa Sơn lẩn tránh ra một bên để cho kẻ vong quốc này lên đường cho sớm!”

Con cọp như hiểu được lời ông liền tránh sang một bên, nhường đường cho ông đi qua. Những người cùng đi vô cùng cảm phục ông và tôn ông là Tăng Bạt Hổ. Từ đó ông mang tên này.

Tăng Bạt Hổ ở Xiêm La vài tháng rồi sang Trung Quốc. Ông tới nhiều vùng của hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây gặp gỡ Việt kiều để gây dựng cơ sở. Khi Tăng Bạt Hổ ở Trung Hoa, người Pháp xem ông là một phái viên rất đắc lực của Tôn Thất Thuyết bấy giờ đang bị an trí ở Triều Châu. Tăng Bạt Hổ có tài nguỵ trang, ông đi về thường xuyên giữa Quảng Đông và Hế biết được biến động chính trị ở các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Dương (Indonexia) nơi mà Tăng Bạt Hổ đã đến tận nơi khảo sát tình hình chính trị, kinh tế.

Trong những chuyến từ Trung Quốc về nước Tăng Bạt Hổ còn đem theo các sách Tân thư, Tân văn của Trung Hoa và Nhật Bản về nước. Tăng Bạt Hổ đã có mối liên hệ mật thiết với Nguyễn Thượng Hiền.

Về nước một thời gian, nhưng cơ hội chưa đến Tăng Bạt Hổ thấy chỉ có con đường đi Nhật như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi đã nói. Để đỡ tốn tiền, ông xin làm thuỷ thủ cho một tàu buôn sang Nhật.

Tháng 10/1904, Tăng Bạt Hổ từ Nhật trở về nước gặp Phan Bội Châu. Ông cùng Phan Bội Châu bàn thành lập phong trào Đông du với sự có mặt của Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền.

Tháng giêng năm Ất Tỵ (1905) Tăng Bạt Hổ vừa là người đưa đường, người phiên dịch tháp tùng Phan Bội Châu sang Nhật.

Tháng chạp năm 1905 ông từ Nhật về mang theo thư của Phan Bội Châu nhan đề “Khuyên Thanh niên Du học”. Sau đó ông lại cùng Nguyễn Quyền xúc tiến thành lập Đông kinh nghĩa thục.

Mùa Đông năm Đinh Mùi (1908), ông từ Bắc Kỳ trở vào miền Trung, ông dừng chân tại Huế cổ động cho phong trào Đông du thì lâm bệnh. Bệnh ông quá nặng, thuốc thang không giảm, ông mất trên thuyền. Các đồng chí an táng ông trên bờ sông Hương.

Tăng Bạt Hổ tên thật là Tăng Doãn Văn, hiệu là Sư Triệu, sinh năm Mậu Ngọ (1858). Ông quê ở An Thường, xã Ân Thạch, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Ông là người học hành thông minh, thông hiểu kinh sách, từmg luyện tập võ nghệ, cường. Năm Ất Hợi (1876) dưới triều Tự Đức, ông vừa 18 tuổi đã thay anh đi lính, trước năm 1883 đã thăng suất đội.

Nghe tin vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương, Tăng Doãn Văn bỏ quân ngũ kêu gọi đồng đội chiêu mộ nghĩa quân lập chiến khu tại núi Kim Sơn gọi là Tổng dinh chống Pháp. Lực lượng nghĩa quân của Tăng Doãn Văn phát triển nhanh, thực dân Pháp và bọn tay sai biết ông là người đứng đầu phong trào Cần vương ở tỉnh Bình Định đã đánh phá căn cứ của ông rất ác liệt.

Tháng 8 năm Bính Tuất (1888) tên Việt gian Nguyễn Thân kéo quân vào Bình Định, đóng quân tại đồn Lại Giang xã Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn để tiến đánh đồn Tổng Dinh và lực lượng kháng chiến ở Kim Sơn. Phán đoán trước ý đồ của giặc, ông mật ước với Thống trấn Bùi Điền lợi dụng đêm tối tấn công vào đồn Lại Giang trrước. Tướng Bùi Điền lầm tưởng Lại Giang là Lộc Giang thuộc xã Ân Tường, huyện Hoài Ân vào đêm đó lực lượng phân tán, ông bị quân địch phản công nên bị thiệt hại nặng nề, đối phó với giặc rất khó khăn.

Mùa xuân năm 1887, Tăng Doãn Văn cùng một số đồng chí sang Xiêm La toan tính cầu viện cứu nước. Khi đi đến dốc Đót giáp với cao nguyên An Khê tỉnh Bình Định gặp con cọp đứng chắn đường, mấy người đi theo ai nấy run như cầy sấy. Tăng Doãn Văn không chút sợ hãi, ông nhìn thẳng vào con cọp nói: “Này chúa Sơn lâm! Ta đi đây là vì đại nghĩa, chứ không phải việc riêng tư nào khác. Xin chúa Sơn lẩn tránh ra một bên để cho kẻ vong quốc này lên đường cho sớm!”

Con cọp như hiểu được lời ông liền tránh sang một bên, nhường đường cho ông đi qua. Những người cùng đi vô cùng cảm phục ông và tôn ông là Tăng Bạt Hổ. Từ đó ông mang tên này.

Tăng Bạt Hổ ở Xiêm La vài tháng rồi sang Trung Quốc. Ông tới nhiều vùng của hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây gặp gỡ Việt kiều để gây dựng cơ sở. Khi Tăng Bạt Hổ ở Trung Hoa, người Pháp xem ông là một phái viên rất đắc lực của Tôn Thất Thuyết bấy giờ đang bị an trí ở Triều Châu. Tăng Bạt Hổ có tài nguỵ trang, ông đi về thường xuyên giữa Quảng Đông và Hế biết được biến động chính trị ở các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Dương (Indonexia) nơi mà Tăng Bạt Hổ đã đến tận nơi khảo sát tình hình chính trị, kinh tế.

Trong những chuyến từ Trung Quốc về nước Tăng Bạt Hổ còn đem theo các sách Tân thư, Tân văn của Trung Hoa và Nhật Bản về nước. Tăng Bạt Hổ đã có mối liên hệ mật thiết với Nguyễn Thượng Hiền.

Về nước một thời gian, nhưng cơ hội chưa đến Tăng Bạt Hổ thấy chỉ có con đường đi Nhật như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi đã nói. Để đỡ tốn tiền, ông xin làm thuỷ thủ cho một tàu buôn sang Nhật.

Tháng 10/1904, Tăng Bạt Hổ từ Nhật trở về nước gặp Phan Bội Châu. Ông cùng Phan Bội Châu bàn thành lập phong trào Đông du với sự có mặt của Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền.

Tháng giêng năm Ất Tỵ (1905) Tăng Bạt Hổ vừa là người đưa đường, người phiên dịch tháp tùng Phan Bội Châu sang Nhật.

Tháng chạp năm 1905 ông từ Nhật về mang theo thư của Phan Bội Châu nhan đề “Khuyên Thanh niên Du học”. Sau đó ông lại cùng Nguyễn Quyền xúc tiến thành lập Đông kinh nghĩa thục.

Mùa Đông năm Đinh Mùi (1908), ông từ Bắc Kỳ trở vào miền Trung, ông dừng chân tại Huế cổ động cho phong trào Đông du thì lâm bệnh. Bệnh ông quá nặng, thuốc thang không giảm, ông mất trên thuyền. Các đồng chí an táng ông trên bờ sông Hương.

Bình luận