Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Nguyễn Quỳnh Lâm

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Nguyễn Quỳnh Lâm người huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1891, đất nước đã mất, bị người Pháp cai trị, đồng bào cơ cực lầm than. Mùa đông năm 1906, ông mới 15 tuổi, nhưng chí khí cương quyết. Khi Phan Bội Châu cử người về nước lấy thanh niên xuất dương Đông du, ông hăng hái lên đường. Ông cùng với Đặng Bằng Đoàn vào học ở ban đặc biệt của Đồng thư xã học. Ông ít nói ham học, tiến bộ rất nhanh. Học được gần 2 năm thì hết tiền học, ông bỏ Nhật về Xiêm La rồi từ đó về Hà Tĩnh mưu vận động binh lính khởi nghĩa. Thực dân Pháp phát hiện được, lùng bắt ông ráo riết, ông lại phải chạy sang Hương Cảng. Ông xin vào binh dinh Quảng Đông, tập luyện những việc ở chiến địa. Sau khi ra khỏi binh dinh, ông lại nghiên cứu những cách chế tạo hoả khí chủ yếu là chế thuốc súng và thuốc tạc đạn. Ông dày công nghiên cứu, chế tạo được “vô yên hoả dược” (thuốc nổ không khói).

Tháng 2 năm Canh Tuất (1910) Phan Bội Châu giao cho Nguyễn Quỳnh Lâm áp giải rương súng đạn chở đi Băng Kốc. Cảnh sát Hương Cảng thấy rương nặng mở ra khám thấy súng liền tịch thu, Nguyễn Quỳnh Lâm bị giam mấy tháng. May Chính phủ này có cảm tình với Việt Nam, Quỳnh Lâm là người cách mạng nên ông được tha.

Năm 1912, Việt Nam Quang Phục hội được thành lập, ông hết sức giao dịch với Trung Hoa Quốc dân đảng mong được viện trợ súng đạn.

Năm Quý Sửu (1913) tháng 5, cách mạng lần thứ hai ở Trung Hoa nổ ra. Ông nói với các đồng chí: “Đây không phải là trường thử nghiệm của ta hay sao. Trời sinh ra ta có bộ gân đồng, xương sắt, mà cứ ngồi ăn uống thong thả, để ngày tháng qua làm gì?”. Anh em can ngăn ông vì đây là việc của Trung Hoa, ông không nghe. Ở Nhật ông đã quen Hoàng Khắc Cường (Hoàng Hưng) chỉ huy phòng thủ Nam Kinh. Ông gặp Hoàng Khắc Cường trình bày. Hoàng Khắc Cường hết sức khen ngợi, cử ông làm trung đội trưởng. Ông xung phong vào đội tiên phong. Khi ra trận luôn động viên chiến sĩ chiến đấu, tự mình xông lên trước làm gương. Quân cách mạng thiếu súng đạn nên tan rã, thành Nam Kinh sắp bị hãm, quân Viên Thế Khải hãm thành, Hoàng Khắc Cường khuyên ông bỏ chạy, ông gạt nước mắt nói: ‘Tôi là một người vong quốc, sau này tôi sẽ đánh giặc cứu nước, nay lại làm ông tướng bại trận thì chạy đi đâu? Vả lại đại trượng phu sao có thể bỏ chạy để mà sống?”. Hoàng Khắc Cường bỏ chạy, các binh quan Trung Hoa vẫn biết ông là người đảng cách mạng Việt Nam, khuyên ông: “Việc nảy không can thiệp gì đến việc cách mạng đảng, ông nên lưu tính mạng lại để đợi thời cơ”. Ông trả lời một cách can đảm: “Người ta đem quân giao cho mình là nghĩ mình giết được đồn giặc kia cơ mà! Bây giờ thấy giặc mà trốn, mặt mũi nào làm con trai nữa”.

Ông tiếp tục chỉ huy chiến đấu, bị trúng hai mồi đạn ở ngực và cánh tay, chết ở giữa trận.

Nguyễn Quỳnh Lâm người huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1891, đất nước đã mất, bị người Pháp cai trị, đồng bào cơ cực lầm than. Mùa đông năm 1906, ông mới 15 tuổi, nhưng chí khí cương quyết. Khi Phan Bội Châu cử người về nước lấy thanh niên xuất dương Đông du, ông hăng hái lên đường. Ông cùng với Đặng Bằng Đoàn vào học ở ban đặc biệt của Đồng thư xã học. Ông ít nói ham học, tiến bộ rất nhanh. Học được gần 2 năm thì hết tiền học, ông bỏ Nhật về Xiêm La rồi từ đó về Hà Tĩnh mưu vận động binh lính khởi nghĩa. Thực dân Pháp phát hiện được, lùng bắt ông ráo riết, ông lại phải chạy sang Hương Cảng. Ông xin vào binh dinh Quảng Đông, tập luyện những việc ở chiến địa. Sau khi ra khỏi binh dinh, ông lại nghiên cứu những cách chế tạo hoả khí chủ yếu là chế thuốc súng và thuốc tạc đạn. Ông dày công nghiên cứu, chế tạo được “vô yên hoả dược” (thuốc nổ không khói).

Tháng 2 năm Canh Tuất (1910) Phan Bội Châu giao cho Nguyễn Quỳnh Lâm áp giải rương súng đạn chở đi Băng Kốc. Cảnh sát Hương Cảng thấy rương nặng mở ra khám thấy súng liền tịch thu, Nguyễn Quỳnh Lâm bị giam mấy tháng. May Chính phủ này có cảm tình với Việt Nam, Quỳnh Lâm là người cách mạng nên ông được tha.

Năm 1912, Việt Nam Quang Phục hội được thành lập, ông hết sức giao dịch với Trung Hoa Quốc dân đảng mong được viện trợ súng đạn.

Năm Quý Sửu (1913) tháng 5, cách mạng lần thứ hai ở Trung Hoa nổ ra. Ông nói với các đồng chí: “Đây không phải là trường thử nghiệm của ta hay sao. Trời sinh ra ta có bộ gân đồng, xương sắt, mà cứ ngồi ăn uống thong thả, để ngày tháng qua làm gì?”. Anh em can ngăn ông vì đây là việc của Trung Hoa, ông không nghe. Ở Nhật ông đã quen Hoàng Khắc Cường (Hoàng Hưng) chỉ huy phòng thủ Nam Kinh. Ông gặp Hoàng Khắc Cường trình bày. Hoàng Khắc Cường hết sức khen ngợi, cử ông làm trung đội trưởng. Ông xung phong vào đội tiên phong. Khi ra trận luôn động viên chiến sĩ chiến đấu, tự mình xông lên trước làm gương. Quân cách mạng thiếu súng đạn nên tan rã, thành Nam Kinh sắp bị hãm, quân Viên Thế Khải hãm thành, Hoàng Khắc Cường khuyên ông bỏ chạy, ông gạt nước mắt nói: ‘Tôi là một người vong quốc, sau này tôi sẽ đánh giặc cứu nước, nay lại làm ông tướng bại trận thì chạy đi đâu? Vả lại đại trượng phu sao có thể bỏ chạy để mà sống?”. Hoàng Khắc Cường bỏ chạy, các binh quan Trung Hoa vẫn biết ông là người đảng cách mạng Việt Nam, khuyên ông: “Việc nảy không can thiệp gì đến việc cách mạng đảng, ông nên lưu tính mạng lại để đợi thời cơ”. Ông trả lời một cách can đảm: “Người ta đem quân giao cho mình là nghĩ mình giết được đồn giặc kia cơ mà! Bây giờ thấy giặc mà trốn, mặt mũi nào làm con trai nữa”.

Ông tiếp tục chỉ huy chiến đấu, bị trúng hai mồi đạn ở ngực và cánh tay, chết ở giữa trận.

Bình luận