Lương Văn Can tự là Hiếu Liêm, hiệu Ôn Như sinh năm 1854, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông nay là huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây.
Ông sinh trưởng trong một nhà nho có truyền thống khoa bảng. Gia đình có nhà ở số 4 Hàng Đào, Hà Nội, mặt sau là số 10 phố Hàng Quạt.
Lương Văn Can thông minh từ nhỏ theo học cử nhân làng Vũ Thạch là một trường rất nổi tiếng, có đến hàng ngàn học trò (nay là số 7 Tràng Thi).
Năm Lương Văn Can 17 tuổi đã thi Hương vào Tam trường, năm 1871 đỗ cử nhân. Năm 1872 ông thi Hội không đỗ. Triều đình cử làm giáo thụ phủ Hoài Đức, ông không nhận.
Khi thực dân Pháp ổn định được bộ máy cai trị ở Hà Nội mời ông ra làm uỷ viên Hội đồng Thành phố, ông cũng không nhận, ở nhà dạy học, nuôi chí.
Lương Văn Can thấy đất nước ngày càng suy vong, ông mở trường dạy học ở số 4 phố Hàng Đào. Đây cũng là nơi lui tới của các chí sĩ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Dương Bá Trạc… thường đến xướng hoạ văn thơ, đọc tân thư, tân văn, đàm đạo công việc cứu nước.
Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc… cùng các yếu nhân khác đã tích cực triển khai việc mở trường Đông Kinh Nghĩa thục ở Hà Nội…
Cử nhân Lương Văn Can, 53 tuổi là người nhiều tuổi nhất trong số sĩ phu sáng lập được bầu làm Thục trưởng phụ trách Ban Tu thư, Nguyễn Quyền được bầu làm Giám học.
Tháng 12 năm 1907 Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh đóng cửa trường. Năm sau chúng bắt các ông Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Lê Đại, tịch thu sách vở, tài liệu của trường. Tuy vậy thực dân Pháp không đủ chứng cứ kết tội nên phải thả. Song chúng vẫn cho mật thám giám sát chặt chẽ.
Năm 1908 nhân Vụ Hà thành đầu độc, thực dân Pháp liên tục bắt Lương Văn Can, giám học Nguyễn Quyền cùng các giảng viên khác xét hỏi ở Sở Liêm phóng. Chúng căn vặn Lương Văn Can nhiều vấn đề, nhưng trước sau ông chỉ ôn tồn đáp: “Chúng tôi mở trường Nghĩa thục để giúp Chính phủ khai hóa dân trí và Chính phủ đã cho phép. Từ khi Chính phủ rút phép, thì chúng tôi không hoạt động gì nữa!”‘. Không có lý do để bắt giữ ông, hơn nữa trông ông đã già, râu tóc bạc trắng như đã 70 tuổi, chúng buộc phải thả, nhưng vẫn giám sát chặt chẽ.
Năm 1913 sau vụ chiến sĩ Việt Nam Quang Phục hội ném bom vào khách sạn “Con gà vàng” (ngày 23 tháng 4), thực dân Pháp bắt giam tới mấy trăm người, chúng cho là do nhóm Đông Kinh nghĩa thục chủ trương, nên bắt giam Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Dương Bá Trạc, Nguyễn Cảnh Lâm và nhiều giảng viên khác. Chúng kết án Lương Văn Can 10 năm biệt xứ, đưa đi an trí ở Phnom Pênh.
Năm 1924, sau 9 năm bị an trí ở ông mới được trở về nước. Trong thời gian trở về Hà Nội, Lương Văn Can để hết tâm lực vào soạn các bộ sách: Quốc sự phạm lịch sử ấu học, Tùng đàm và dịch các bộ sách Luận ngữ, Mạnh Tử. Ông còn có mối liên hệ mật thiết với các nhà cách mạng như Nguyễn Mậu Cường ở Thái Bình, Phan Bội Châu bị an trí ở Huế, Huỳnh Thúc Kháng…
Sáu giờ sáng ngày 13 tháng 5 năm Đinh Mão (12/6/1927), Lương Văn Can mất độngột.
Lương Văn Can tự là Hiếu Liêm, hiệu Ôn Như sinh năm 1854, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông nay là huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây.
Ông sinh trưởng trong một nhà nho có truyền thống khoa bảng. Gia đình có nhà ở số 4 Hàng Đào, Hà Nội, mặt sau là số 10 phố Hàng Quạt.
Lương Văn Can thông minh từ nhỏ theo học cử nhân làng Vũ Thạch là một trường rất nổi tiếng, có đến hàng ngàn học trò (nay là số 7 Tràng Thi).
Năm Lương Văn Can 17 tuổi đã thi Hương vào Tam trường, năm 1871 đỗ cử nhân. Năm 1872 ông thi Hội không đỗ. Triều đình cử làm giáo thụ phủ Hoài Đức, ông không nhận.
Khi thực dân Pháp ổn định được bộ máy cai trị ở Hà Nội mời ông ra làm uỷ viên Hội đồng Thành phố, ông cũng không nhận, ở nhà dạy học, nuôi chí.
Lương Văn Can thấy đất nước ngày càng suy vong, ông mở trường dạy học ở số 4 phố Hàng Đào. Đây cũng là nơi lui tới của các chí sĩ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Dương Bá Trạc… thường đến xướng hoạ văn thơ, đọc tân thư, tân văn, đàm đạo công việc cứu nước.
Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc… cùng các yếu nhân khác đã tích cực triển khai việc mở trường Đông Kinh Nghĩa thục ở Hà Nội…
Cử nhân Lương Văn Can, 53 tuổi là người nhiều tuổi nhất trong số sĩ phu sáng lập được bầu làm Thục trưởng phụ trách Ban Tu thư, Nguyễn Quyền được bầu làm Giám học.
Tháng 12 năm 1907 Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh đóng cửa trường. Năm sau chúng bắt các ông Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Lê Đại, tịch thu sách vở, tài liệu của trường. Tuy vậy thực dân Pháp không đủ chứng cứ kết tội nên phải thả. Song chúng vẫn cho mật thám giám sát chặt chẽ.
Năm 1908 nhân Vụ Hà thành đầu độc, thực dân Pháp liên tục bắt Lương Văn Can, giám học Nguyễn Quyền cùng các giảng viên khác xét hỏi ở Sở Liêm phóng. Chúng căn vặn Lương Văn Can nhiều vấn đề, nhưng trước sau ông chỉ ôn tồn đáp: “Chúng tôi mở trường Nghĩa thục để giúp Chính phủ khai hóa dân trí và Chính phủ đã cho phép. Từ khi Chính phủ rút phép, thì chúng tôi không hoạt động gì nữa!”‘. Không có lý do để bắt giữ ông, hơn nữa trông ông đã già, râu tóc bạc trắng như đã 70 tuổi, chúng buộc phải thả, nhưng vẫn giám sát chặt chẽ.
Năm 1913 sau vụ chiến sĩ Việt Nam Quang Phục hội ném bom vào khách sạn “Con gà vàng” (ngày 23 tháng 4), thực dân Pháp bắt giam tới mấy trăm người, chúng cho là do nhóm Đông Kinh nghĩa thục chủ trương, nên bắt giam Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Dương Bá Trạc, Nguyễn Cảnh Lâm và nhiều giảng viên khác. Chúng kết án Lương Văn Can 10 năm biệt xứ, đưa đi an trí ở Phnom Pênh.
Năm 1924, sau 9 năm bị an trí ở ông mới được trở về nước. Trong thời gian trở về Hà Nội, Lương Văn Can để hết tâm lực vào soạn các bộ sách: Quốc sự phạm lịch sử ấu học, Tùng đàm và dịch các bộ sách Luận ngữ, Mạnh Tử. Ông còn có mối liên hệ mật thiết với các nhà cách mạng như Nguyễn Mậu Cường ở Thái Bình, Phan Bội Châu bị an trí ở Huế, Huỳnh Thúc Kháng…
Sáu giờ sáng ngày 13 tháng 5 năm Đinh Mão (12/6/1927), Lương Văn Can mất độngột.