Nguyễn An Khương người làng Mỹ Hòa (Quán Tre) huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định, nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Ông là thân phụ nhà cách mạng Nguyễn An Ninh.
Khi Phan Bội Châu và các đồng chí phát khởi phong trào Duy tân, thì Nam kỳ là nơi phong trào phát triển nhất. Ngoài số thanh niên xuất dương, còn có các nhân sĩ yêu nước, các phú hào, các đại điền chủ ủng hộ tài chính.
Trong số những người tham gia Duy tân hội ở Nam Kỳ ( Nam Kỳ gọi là Minh tân) phải kể đến các nhân vật Nguyễn An Khương, Nguyễn An Cư, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến…
Nguyễn An Khương là chiến sĩ cách mạng, thủ lĩnh phong trào Duy tân ở Nam Kỳ. Ông vận động nhiều thanh niên xuất dương, quyên góp tiền bạc cho phong tràoo Khi trường Đông Kinh nghĩa thục thành lập ở Hà Nội, ông là người đầu tiên hưởng ứng và tích cực mở trường nghĩa thục ở Nam Kỳ.
Ông mở khách sạn Chiêu Nam Lầu tại số 49 đường Kinh Lấp (Boulevard Charner) Sài Gòn. Khách sạn này kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng, cạnh tranh công khai với cơ sở nhà hàng của Hoa Kiều. Ông lấy tiền lãi cung cấp cho thanh niên Đông du vừa là nơi in lại sách của trường Đông Kinh nghĩa thục, cung cấp cho các trường nghĩa thục ở Nam Kỳ. Khách sạn còn là nơi các nhà yêu nước gặp gỡ nhau bàn định công việc cứu nước.
Năm 1908, Nguyễn An Khương cùng các đồng chí Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn Thần Hiến, Bùi Chí Nhuận vượt biên giới sang Cao Miên rồi từ đó qua Xiêm La để sang Trung Quốc. Tại Trung Quốc, Nguyễn An Khương tích cực hoạt động cho phong trào Đông du. Ông được tổ chức phân công về hoạt động ở Nam Kỳ. Tại Củ Chi, nhà ông là nơi liên lạc bí mật của các chí sĩ. Trong thời gian ở Củ Chi, Sài Gòn, Nguyễn An Khương dịch các sách Trung Quốc như Tam Quốc chí, Thủy Hử, Phấn Trang Lầu từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ. Ông cũng là trợ bút đắc lực cho tờ “Nông Cổ Mín đàm”. Tờ Nông cổ Mín đàm trước của một người Pháp tên là Canavaggiô, sau giao cho các ông Gilbert Chiểu, Đỗ Thức, Lương Khắc Ninh, Nguyễn Chánh Sắt quản lý. Năm 1902, Canavaggiô qua đời thì Nguyễn Chánh Sắt làm chủ bút. Ông đã cho in những văn thơ yêu nước, viết và đăng những lời cổ động cho phong trào Minh tân. Nguyễn An Khương là trợ bút đắc lực cho tờ báo này.
Nguyễn An Khương người làng Mỹ Hòa (Quán Tre) huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định, nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Ông là thân phụ nhà cách mạng Nguyễn An Ninh.
Khi Phan Bội Châu và các đồng chí phát khởi phong trào Duy tân, thì Nam kỳ là nơi phong trào phát triển nhất. Ngoài số thanh niên xuất dương, còn có các nhân sĩ yêu nước, các phú hào, các đại điền chủ ủng hộ tài chính.
Trong số những người tham gia Duy tân hội ở Nam Kỳ ( Nam Kỳ gọi là Minh tân) phải kể đến các nhân vật Nguyễn An Khương, Nguyễn An Cư, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến…
Nguyễn An Khương là chiến sĩ cách mạng, thủ lĩnh phong trào Duy tân ở Nam Kỳ. Ông vận động nhiều thanh niên xuất dương, quyên góp tiền bạc cho phong tràoo Khi trường Đông Kinh nghĩa thục thành lập ở Hà Nội, ông là người đầu tiên hưởng ứng và tích cực mở trường nghĩa thục ở Nam Kỳ.
Ông mở khách sạn Chiêu Nam Lầu tại số 49 đường Kinh Lấp (Boulevard Charner) Sài Gòn. Khách sạn này kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng, cạnh tranh công khai với cơ sở nhà hàng của Hoa Kiều. Ông lấy tiền lãi cung cấp cho thanh niên Đông du vừa là nơi in lại sách của trường Đông Kinh nghĩa thục, cung cấp cho các trường nghĩa thục ở Nam Kỳ. Khách sạn còn là nơi các nhà yêu nước gặp gỡ nhau bàn định công việc cứu nước.
Năm 1908, Nguyễn An Khương cùng các đồng chí Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn Thần Hiến, Bùi Chí Nhuận vượt biên giới sang Cao Miên rồi từ đó qua Xiêm La để sang Trung Quốc. Tại Trung Quốc, Nguyễn An Khương tích cực hoạt động cho phong trào Đông du. Ông được tổ chức phân công về hoạt động ở Nam Kỳ. Tại Củ Chi, nhà ông là nơi liên lạc bí mật của các chí sĩ. Trong thời gian ở Củ Chi, Sài Gòn, Nguyễn An Khương dịch các sách Trung Quốc như Tam Quốc chí, Thủy Hử, Phấn Trang Lầu từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ. Ông cũng là trợ bút đắc lực cho tờ “Nông Cổ Mín đàm”. Tờ Nông cổ Mín đàm trước của một người Pháp tên là Canavaggiô, sau giao cho các ông Gilbert Chiểu, Đỗ Thức, Lương Khắc Ninh, Nguyễn Chánh Sắt quản lý. Năm 1902, Canavaggiô qua đời thì Nguyễn Chánh Sắt làm chủ bút. Ông đã cho in những văn thơ yêu nước, viết và đăng những lời cổ động cho phong trào Minh tân. Nguyễn An Khương là trợ bút đắc lực cho tờ báo này.