Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Lê Văn Huân

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Lê Văn Huân hiệu Lâm Ngu, sinh năm 1867 (Có sách viết ông sinh năm Ất Hợi (1875) người làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học, nhưng ông mồ côi cha từ nhỏ, được mẹ cho ăn học đến nơi, đến chốn, ông thi Hương tại trường thi Nghệ An khoa Bính Ngọ (1906) đậu Giải nguyên, nên thường gọi là Giải Huân.

Ông tham gia phong trào Đông du cùng với tiến sĩ Ngô Đức Kế, Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, tú tài Nguyễn Đình Kiên. Ông hoạt động rất tích cực trong nhóm “Minh xã”, khác với nhóm “Ám xã”. Ám xã chủ trương bạo động, còn nhóm Minh xã do Ngô Đức Kế đứng đầu chủ trương cải cách văn hóa, phát triển công thương nghiệp.

Khi Phan Bội Châu từ Nhật Bản bí mật về nước thảo luận với các sĩ phu trong đó có Lê Văn Huân bàn kế hoạch: “khai dân trí – chấn dân khí – đào tạo nhân tài” thì các sĩ phu nhiệt liệt hưởng ứng và bàn kế hoạch thực hiện. Năm 1907, Lê Văn Huân cùng với Tiến sĩ Ngô Đức Kế, Phó bảng Đặng Nguyên Can, tú tài Nguyễn Đình Kiên, Đặng Văn Bá, bà Trần Thị Trâm lập “Triêu Dương thương điếm” công khai ở thành phố Vinh, lấy tiền lãi sung vào quý Đông du cấp cho thanh thiếu niên du học ở Trung Hoa, Nhật Bản. Theo chủ trương của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Duy tân hội đã cử một số sĩ phu ra Bắc Kỳ tới căn cứ Yên Thế gặp tướng quân Hoàng Hoa Thám, trong số đó có Lê Văn Huân.

Tháng 5 năm 1908, theo lời kêu gọi của Nguyễn Hàng Chi, Nguyễn Hiệt Chi, Trịnh Khắc Lập các sĩ phu yêu nước và nông dân nghèo ở các huyện trong tỉnh Hà Tĩnh đã kéo nhau về thị xã Hà Tĩnh biểu tình đòi giảm sưu khất thuế. Lê Văn Huân đã cùng Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Cẩn dẫn đầu các cuộc biểu tình tuần hành của nông dân kéo vào thị xã đòi nhà cầm quyền Pháp, Nam triều đòi giảm thuế, khất thuế. Phong trào chống thuế phát triển rầm rộ nhất là ở các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Đức Thọ, Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Lê Văn Huân dẫn đầu hàng trăm nông dân các làng Đông Thái, Yên Vượng, Trung Lễ, Đông Khê, Văn Xã… Bọn cầm quyền Pháp và quan lại Nam triều đã đàn áp khốc liệt phong trào chống thuế ở Hà Tĩnh, Nghệ An cũng như những tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ở tỉnh Hà Tĩnh hàng trăm người bị bắt trong đó có Lê Văn Huân, Phạm Văn Ngôn, Nguyễn Duy Phương. Cũng trong năm 1908, Lê Văn Huân bị thực dân Pháp bắt đầy ra Côn Đảo.

Năm 1917 hết hạn tù, ông được tha về, lại tiếp tục hoạt động. Ông cùng với Nguyễn Đình Kiên và một số đồng chí bị tù đầy lập ra nhóm “chính trị phạm Trung Kỳ”.

Ngày 14 tháng 7 năm 1925, Lê Văn Huân cùng một số trí thức tân học ở Hà Tĩnh như Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Trần Phú… đã nhóm họp ở thành phố Vinh thành lập nhóm “Phục Việt” để truyền bá tư tưởng yêu nước và tập hợp lực lượng chống Pháp, Nghệ Tĩnh trở thành trung tâm của Hội”.

Năm 1929, Lê Văn Huân bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Hà Tĩnh. Trong tù, 45;u tranh quyết liệt với bọn chúa ngục. Chúng đàn áp tàn bạo ông phản đối cùng các tù nhân tuyệt thực, sau đó ông rạch bụng hy sinh.

Lê Văn Huân là một nhà nho yêu nước thức thời, ông còn là một nhà thơ tài hoa, đồng thời là lý thuyết gia thành lập chính đảng dân chủ đầu tiên ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX, ông cũng là liệt sĩ cách mạng đầu tiên của tổ chức tiền thân của Đông Dương cộng sản Đảng.

Lê Văn Huân hiệu Lâm Ngu, sinh năm 1867 (Có sách viết ông sinh năm Ất Hợi (1875) người làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học, nhưng ông mồ côi cha từ nhỏ, được mẹ cho ăn học đến nơi, đến chốn, ông thi Hương tại trường thi Nghệ An khoa Bính Ngọ (1906) đậu Giải nguyên, nên thường gọi là Giải Huân.

Ông tham gia phong trào Đông du cùng với tiến sĩ Ngô Đức Kế, Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, tú tài Nguyễn Đình Kiên. Ông hoạt động rất tích cực trong nhóm “Minh xã”, khác với nhóm “Ám xã”. Ám xã chủ trương bạo động, còn nhóm Minh xã do Ngô Đức Kế đứng đầu chủ trương cải cách văn hóa, phát triển công thương nghiệp.

Khi Phan Bội Châu từ Nhật Bản bí mật về nước thảo luận với các sĩ phu trong đó có Lê Văn Huân bàn kế hoạch: “khai dân trí – chấn dân khí – đào tạo nhân tài” thì các sĩ phu nhiệt liệt hưởng ứng và bàn kế hoạch thực hiện. Năm 1907, Lê Văn Huân cùng với Tiến sĩ Ngô Đức Kế, Phó bảng Đặng Nguyên Can, tú tài Nguyễn Đình Kiên, Đặng Văn Bá, bà Trần Thị Trâm lập “Triêu Dương thương điếm” công khai ở thành phố Vinh, lấy tiền lãi sung vào quý Đông du cấp cho thanh thiếu niên du học ở Trung Hoa, Nhật Bản. Theo chủ trương của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Duy tân hội đã cử một số sĩ phu ra Bắc Kỳ tới căn cứ Yên Thế gặp tướng quân Hoàng Hoa Thám, trong số đó có Lê Văn Huân.

Tháng 5 năm 1908, theo lời kêu gọi của Nguyễn Hàng Chi, Nguyễn Hiệt Chi, Trịnh Khắc Lập các sĩ phu yêu nước và nông dân nghèo ở các huyện trong tỉnh Hà Tĩnh đã kéo nhau về thị xã Hà Tĩnh biểu tình đòi giảm sưu khất thuế. Lê Văn Huân đã cùng Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Cẩn dẫn đầu các cuộc biểu tình tuần hành của nông dân kéo vào thị xã đòi nhà cầm quyền Pháp, Nam triều đòi giảm thuế, khất thuế. Phong trào chống thuế phát triển rầm rộ nhất là ở các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Đức Thọ, Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Lê Văn Huân dẫn đầu hàng trăm nông dân các làng Đông Thái, Yên Vượng, Trung Lễ, Đông Khê, Văn Xã… Bọn cầm quyền Pháp và quan lại Nam triều đã đàn áp khốc liệt phong trào chống thuế ở Hà Tĩnh, Nghệ An cũng như những tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ở tỉnh Hà Tĩnh hàng trăm người bị bắt trong đó có Lê Văn Huân, Phạm Văn Ngôn, Nguyễn Duy Phương. Cũng trong năm 1908, Lê Văn Huân bị thực dân Pháp bắt đầy ra Côn Đảo.

Năm 1917 hết hạn tù, ông được tha về, lại tiếp tục hoạt động. Ông cùng với Nguyễn Đình Kiên và một số đồng chí bị tù đầy lập ra nhóm “chính trị phạm Trung Kỳ”.

Ngày 14 tháng 7 năm 1925, Lê Văn Huân cùng một số trí thức tân học ở Hà Tĩnh như Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Trần Phú… đã nhóm họp ở thành phố Vinh thành lập nhóm “Phục Việt” để truyền bá tư tưởng yêu nước và tập hợp lực lượng chống Pháp, Nghệ Tĩnh trở thành trung tâm của Hội”.

Năm 1929, Lê Văn Huân bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Hà Tĩnh. Trong tù, 45;u tranh quyết liệt với bọn chúa ngục. Chúng đàn áp tàn bạo ông phản đối cùng các tù nhân tuyệt thực, sau đó ông rạch bụng hy sinh.

Lê Văn Huân là một nhà nho yêu nước thức thời, ông còn là một nhà thơ tài hoa, đồng thời là lý thuyết gia thành lập chính đảng dân chủ đầu tiên ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX, ông cũng là liệt sĩ cách mạng đầu tiên của tổ chức tiền thân của Đông Dương cộng sản Đảng.

Bình luận
× sticky