Nguyễn Thần Hiến còn có tên khác là Nguyễn Như Khê, bút tự Phác Đình, biệt hiệu Chương Chu và Hoàng Xương, tục gọi là Hội đồng Hiến. Ông sinh năm 1856. Ông vốn gốc người Quảng Trị, tổ làm quan đời Gia Long.
Nguyễn Thần Hiến có mối quan hệ với Phan Bội Châu từ tháng giêng năm 1904 ở Sa Đéc khi Phan Bội Châu vào Nam Kỳ kết giao với cắc đổng chí. Vì vậy tháng 5/1904, hội Duy tân thành lập, Phan Bội Châu đã giao cho Nguyễn Thành vào Hà Tiên bàn bạc với Nguyễn Thần Hiến để phát triển hội ở các tỉnh Nam Kỳ.
Nguyễn Thần Hiến hăng hái tham gia và trở thành một yếu nhàn của Duy tân hội. Ông đã sáng lập “Khuyến du học hội” và đã đem một phần tài sản riêng với số tiền 20.000 đồng sung vào quỹ Hội. Việc làm của ông đã gây thành phong trào quyên góp, ủng hộ quỹ của phong trào Đông du do Duy tân hội tổ chức ở các tỉnh Nam Kỳ.
Năm 1908 ông lên Sài Gòn tiễn chân con trai duy nhất là Nguyễn Như Bích Đông du sang Nhật. Nguyễn Thần Hiến đã bị mật thám Pháp theo dõi từ lâu, nên sau việc này ông bị nhà cầm quyền Pháp truy nã gắt gao.
Cuối năm 1908, Nguyễn Thần Hiến phải cùng Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn An Khương (thân phụ Nguyễn An Ninh), Bùi Chí Nhuận chạy vào Cần Thơ, ra biển trốn sang Cao Miên rồi đi Xiêm La nơi có cơ sở của những người Việt Nam yêu nước. Các ông ở Băng Cốc hơn một năm rồi sang Trung Quốc động ở các tỉnh Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải, Hàng Châu sau đó sang Nhật Bản, hoạt động trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
Tháng 5/1912 Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội thành lập Việt Nam Quang Phục hội, chủ trương chống thực dân Pháp với tôn chỉ độc lập, dân chủ. Nguyễn Thần Hiến được cử giữ chức Tổng ủy viên Sự vụ trong Chính phủ lâm thời giải phóng dân tộc. Nguyễn Thần Hiến đại diện cho Nam Kỳ ở bộ Bình nghị. Ngoài các nhiệm vụ ở bộ Sự vụ và bộ Bình nghị, Nguyễn Thần Hiến còn lo quyên góp tiền dùng vào công cuộc cách mạng cứu nước.
Để có vũ khí chuyển về nước đánh Pháp, Nguyễn Thần Hiến cùng các ông Nguyễn Quang Diêu, Huỳnh Hưng, Đinh Hữu Thuật tổ chức sản xuất tạc đạn trong tô giới Anh ở Hồng Kông. Không may, một người sơ ý để tạc đạn nổ, các ông bị cảnh sát Anh ở Hồng Kông bắt ngày 5 tháng 6 năm 1913. Bọn cầm quyền Pháp ở Việt Nam yêu cầu cảnh sát Anh giao cho Pháp để đưa về xét xử tại Hà Nội. Các ông bị giải về Hà Nội giam ở nhà lao Hỏa Lò, bị chúng tra tấn cực kỳ dã man, tàn bạo. Nguyễn Thần Hiến đã bước vào tuổi 58, sức yếu không chịu được đòn đã bị liệt nửa người, thổ huyết, bọn Pháp đưa ông vào nhà thương của nhà lao. Tại đây ông tiếp tục tuyệt thực.
Ông mất vào ngày mồng 1 tết Nguyên đán năm Giáp Dần (ngày 26 tháng Giêng năm 1914) Bọn cầm quyền Pháp không chôn cất ông, mà đưa ông qua trường Thuốc cho sinh viên giải phẫu. May sao có mấy sinh viên Nam Kỳ như Nguyễn Tấn Đởm, Võ Xuân Hoành nhận diện được ông và giữ nguyên thi hài và báo cho gia đình. Một tháng sau, cháu ruột gọi ông bằng chú từ Hà Tiên ra xin xác nhà cầm quyền, đưa về táng ở nghĩa trang Nam Việt ở Hà Nội (Sau năm 1954 nghĩa trang này dời đi, nay không rõ mộ ông chuyển đi đâu).
Nguyễn Thần Hiến còn có tên khác là Nguyễn Như Khê, bút tự Phác Đình, biệt hiệu Chương Chu và Hoàng Xương, tục gọi là Hội đồng Hiến. Ông sinh năm 1856. Ông vốn gốc người Quảng Trị, tổ làm quan đời Gia Long.
Nguyễn Thần Hiến có mối quan hệ với Phan Bội Châu từ tháng giêng năm 1904 ở Sa Đéc khi Phan Bội Châu vào Nam Kỳ kết giao với cắc đổng chí. Vì vậy tháng 5/1904, hội Duy tân thành lập, Phan Bội Châu đã giao cho Nguyễn Thành vào Hà Tiên bàn bạc với Nguyễn Thần Hiến để phát triển hội ở các tỉnh Nam Kỳ.
Nguyễn Thần Hiến hăng hái tham gia và trở thành một yếu nhàn của Duy tân hội. Ông đã sáng lập “Khuyến du học hội” và đã đem một phần tài sản riêng với số tiền 20.000 đồng sung vào quỹ Hội. Việc làm của ông đã gây thành phong trào quyên góp, ủng hộ quỹ của phong trào Đông du do Duy tân hội tổ chức ở các tỉnh Nam Kỳ.
Năm 1908 ông lên Sài Gòn tiễn chân con trai duy nhất là Nguyễn Như Bích Đông du sang Nhật. Nguyễn Thần Hiến đã bị mật thám Pháp theo dõi từ lâu, nên sau việc này ông bị nhà cầm quyền Pháp truy nã gắt gao.
Cuối năm 1908, Nguyễn Thần Hiến phải cùng Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn An Khương (thân phụ Nguyễn An Ninh), Bùi Chí Nhuận chạy vào Cần Thơ, ra biển trốn sang Cao Miên rồi đi Xiêm La nơi có cơ sở của những người Việt Nam yêu nước. Các ông ở Băng Cốc hơn một năm rồi sang Trung Quốc động ở các tỉnh Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải, Hàng Châu sau đó sang Nhật Bản, hoạt động trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
Tháng 5/1912 Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội thành lập Việt Nam Quang Phục hội, chủ trương chống thực dân Pháp với tôn chỉ độc lập, dân chủ. Nguyễn Thần Hiến được cử giữ chức Tổng ủy viên Sự vụ trong Chính phủ lâm thời giải phóng dân tộc. Nguyễn Thần Hiến đại diện cho Nam Kỳ ở bộ Bình nghị. Ngoài các nhiệm vụ ở bộ Sự vụ và bộ Bình nghị, Nguyễn Thần Hiến còn lo quyên góp tiền dùng vào công cuộc cách mạng cứu nước.
Để có vũ khí chuyển về nước đánh Pháp, Nguyễn Thần Hiến cùng các ông Nguyễn Quang Diêu, Huỳnh Hưng, Đinh Hữu Thuật tổ chức sản xuất tạc đạn trong tô giới Anh ở Hồng Kông. Không may, một người sơ ý để tạc đạn nổ, các ông bị cảnh sát Anh ở Hồng Kông bắt ngày 5 tháng 6 năm 1913. Bọn cầm quyền Pháp ở Việt Nam yêu cầu cảnh sát Anh giao cho Pháp để đưa về xét xử tại Hà Nội. Các ông bị giải về Hà Nội giam ở nhà lao Hỏa Lò, bị chúng tra tấn cực kỳ dã man, tàn bạo. Nguyễn Thần Hiến đã bước vào tuổi 58, sức yếu không chịu được đòn đã bị liệt nửa người, thổ huyết, bọn Pháp đưa ông vào nhà thương của nhà lao. Tại đây ông tiếp tục tuyệt thực.
Ông mất vào ngày mồng 1 tết Nguyên đán năm Giáp Dần (ngày 26 tháng Giêng năm 1914) Bọn cầm quyền Pháp không chôn cất ông, mà đưa ông qua trường Thuốc cho sinh viên giải phẫu. May sao có mấy sinh viên Nam Kỳ như Nguyễn Tấn Đởm, Võ Xuân Hoành nhận diện được ông và giữ nguyên thi hài và báo cho gia đình. Một tháng sau, cháu ruột gọi ông bằng chú từ Hà Tiên ra xin xác nhà cầm quyền, đưa về táng ở nghĩa trang Nam Việt ở Hà Nội (Sau năm 1954 nghĩa trang này dời đi, nay không rõ mộ ông chuyển đi đâu).