Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Đặng Văn Bá

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Đặng Văn Bá tự Thanh Bình, hiệu Nghiêm Giang, sinh năm 1873, người làng Phất Lão, nay là xã Thanh Bình, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông thi đỗ cử nhân khoa Canh Tý(1900), nên thường gọi là Cử Đặng. Ông tham gia Duy tân hội và phong trào Đông du từ năm 1905 thuộc phái “Ám xã”. Ông có quan hệ mật thiết với Lê Võ và Trần Văn Bỉnh một người Thiên chúa giáo yêu nước cùng tham gia Duy tân hội với ông. Đặng Văn Bá thuộc phái “Ám xã” tức là phái vũ trang bạo động. Ba ông có dự mưu khởi nghĩa vũ trang từ năm 1905, ông và Lê Võ chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ, Trần Văn Bỉnh là người có năng khiếu về c học, từng nghiên cứu cách chế tạo súng đạn lo việc quân giới.

Khoảng năm Bính Ngọ ( 1906), năm Đinh Vị (1907), Đặng Văn Bá muốn khởi sự ở Trung Kỳ, ông đã đầu tư tiền bạc giao cho ông Trần Văn Bỉnh đưa hơn 10 đệ tử đến tỉnh Phương Lâm (Sau đổi là tỉnh Hòa Bình) ở xứ Bắc Kỳ là nơi đồng bào dân tộc có nhiều súng cũ hỏng, nơi có rừng núi hiểm trở thành lập xưởng đúc súng. Trong khoảng nửa năm. Trần Văn Bỉnh chế tạo súng đã dùng được, nhưng còn thiếu đạn, Ông Bỉnh đang nghiên cứu chế tạo thì lâm bệnh nặng rồi mất. Đặng Văn Bá cùng Lê Võ tiếp tục chiêu mộ quân, xây dựng căn cứ hoàn chỉnh việc chế tạo súng đạn, thì năm 1908 nổ ra cuộc xin xâu, chống thuế từ Quảng Nam lan ra Hà Tĩnh, Nghệ An, Đặng Văn Bá cũng bị thực dân Pháp bắt với Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, các ông bị đầy ra Côn Đảo.

Trần Văn Bỉnh mất, Đặng Văn Bá bị mất, số vũ khí tinh xảo do Trần Văn Bỉnh chế tạo ra cũng mất theo. Sau một năm giam cầm trong nhà tù với cảnh “ngậm đắng, ăn cay đợi bữa luôn” giữa “Sóng khoá chân thần sau mặt khuất, Biển dăng hơi quỷ khiến người nôn” của cảnh tù đày Côn Đảo, địa ngục trần gian, Đặng văn Bá đã khẳng định:

Trải nhiều gian khổ thêm can đởm (đảm)

Biệt cảnh quê hương rối mộng hồn.

Lá rụng một đêm theo gió cuốn

Non sông khắp xứ thu vòng tròn.

Ông bị đày 1 năm rồi 2 năm, 3 năm, tìm mưu tính kế bao lần các sĩ phu không vượt được ngục vẫn phải âm thầm sống trong tù đày. Các sĩ phu yêu nước lại động viên nhau: Chớ ngại tóc sương khắp mái.

Đến năm 1921 (Có tài liệu viết năm 1916) ông được tha. Ông về ở Sài Gòn. Năm 1925 Phan Bội Châu bị an trí ở Huế thì ông về Huế cùng ở với Phan Bội Châu, sau một thời gian ở Huế, ông về quê, mất năm 1931. Đặng Văn Bá sáng tác nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm. Xin giới thiệu một số bài để thấy rõ tâm tư cùng hoài bão của một ngư̖yêu nước, căm thù giặc sâu sắc:

TÍCH NIÊN KIM NHẬT ĐÁO CÔN LÔN

Tích niên kim nhật đáo Côn Lôn

Nhữ khổ hàm tân bất đãi luân

Cựu mục thần châu ba lãng viễn

Bức nhân quỷ khí hải đào hôn

Thường đa gian khổ tăng can đảm

Biệt cửu gia sơn nhiễu mộng hồn

Nhất dạ thu phong tồi lạc nghiệp

Thiên sơn vận hái kiến triêu đôn

Dịch thơ:

NGÀY NÀY NĂM TRƯỚC ĐẾN CÔN LÔN

Ngày này năm ngoái đến Côn Lôn

Ngậm đắng ăn cay đợi bữa luôn

Sóng khỏa châu Thần trong mặt khuất

Biển giăng hơi quỉ khiến người nôn

Trải nhiều gian hiểm thêm can đảm

Biệt cách quê hương rối mộng hồn

Lá rụng một đêm theo gió cuốn

Non sông khắp xứ thấy vừng tròn.

Huỳnh Thúc Kháng dịch

(Theo Thi tù tùng thoại,

Nxb Nam Cường, Sài Gòn, 1951).

Đặng Văn Bá tự Thanh Bình, hiệu Nghiêm Giang, sinh năm 1873, người làng Phất Lão, nay là xã Thanh Bình, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông thi đỗ cử nhân khoa Canh Tý(1900), nên thường gọi là Cử Đặng. Ông tham gia Duy tân hội và phong trào Đông du từ năm 1905 thuộc phái “Ám xã”. Ông có quan hệ mật thiết với Lê Võ và Trần Văn Bỉnh một người Thiên chúa giáo yêu nước cùng tham gia Duy tân hội với ông. Đặng Văn Bá thuộc phái “Ám xã” tức là phái vũ trang bạo động. Ba ông có dự mưu khởi nghĩa vũ trang từ năm 1905, ông và Lê Võ chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ, Trần Văn Bỉnh là người có năng khiếu về c học, từng nghiên cứu cách chế tạo súng đạn lo việc quân giới.

Khoảng năm Bính Ngọ ( 1906), năm Đinh Vị (1907), Đặng Văn Bá muốn khởi sự ở Trung Kỳ, ông đã đầu tư tiền bạc giao cho ông Trần Văn Bỉnh đưa hơn 10 đệ tử đến tỉnh Phương Lâm (Sau đổi là tỉnh Hòa Bình) ở xứ Bắc Kỳ là nơi đồng bào dân tộc có nhiều súng cũ hỏng, nơi có rừng núi hiểm trở thành lập xưởng đúc súng. Trong khoảng nửa năm. Trần Văn Bỉnh chế tạo súng đã dùng được, nhưng còn thiếu đạn, Ông Bỉnh đang nghiên cứu chế tạo thì lâm bệnh nặng rồi mất. Đặng Văn Bá cùng Lê Võ tiếp tục chiêu mộ quân, xây dựng căn cứ hoàn chỉnh việc chế tạo súng đạn, thì năm 1908 nổ ra cuộc xin xâu, chống thuế từ Quảng Nam lan ra Hà Tĩnh, Nghệ An, Đặng Văn Bá cũng bị thực dân Pháp bắt với Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, các ông bị đầy ra Côn Đảo.

Trần Văn Bỉnh mất, Đặng Văn Bá bị mất, số vũ khí tinh xảo do Trần Văn Bỉnh chế tạo ra cũng mất theo. Sau một năm giam cầm trong nhà tù với cảnh “ngậm đắng, ăn cay đợi bữa luôn” giữa “Sóng khoá chân thần sau mặt khuất, Biển dăng hơi quỷ khiến người nôn” của cảnh tù đày Côn Đảo, địa ngục trần gian, Đặng văn Bá đã khẳng định:

Trải nhiều gian khổ thêm can đởm (đảm)

Biệt cảnh quê hương rối mộng hồn.

Lá rụng một đêm theo gió cuốn

Non sông khắp xứ thu vòng tròn.

Ông bị đày 1 năm rồi 2 năm, 3 năm, tìm mưu tính kế bao lần các sĩ phu không vượt được ngục vẫn phải âm thầm sống trong tù đày. Các sĩ phu yêu nước lại động viên nhau: Chớ ngại tóc sương khắp mái.

Đến năm 1921 (Có tài liệu viết năm 1916) ông được tha. Ông về ở Sài Gòn. Năm 1925 Phan Bội Châu bị an trí ở Huế thì ông về Huế cùng ở với Phan Bội Châu, sau một thời gian ở Huế, ông về quê, mất năm 1931. Đặng Văn Bá sáng tác nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm. Xin giới thiệu một số bài để thấy rõ tâm tư cùng hoài bão của một ngư̖yêu nước, căm thù giặc sâu sắc:

TÍCH NIÊN KIM NHẬT ĐÁO CÔN LÔN

Tích niên kim nhật đáo Côn Lôn

Nhữ khổ hàm tân bất đãi luân

Cựu mục thần châu ba lãng viễn

Bức nhân quỷ khí hải đào hôn

Thường đa gian khổ tăng can đảm

Biệt cửu gia sơn nhiễu mộng hồn

Nhất dạ thu phong tồi lạc nghiệp

Thiên sơn vận hái kiến triêu đôn

Dịch thơ:

NGÀY NÀY NĂM TRƯỚC ĐẾN CÔN LÔN

Ngày này năm ngoái đến Côn Lôn

Ngậm đắng ăn cay đợi bữa luôn

Sóng khỏa châu Thần trong mặt khuất

Biển giăng hơi quỉ khiến người nôn

Trải nhiều gian hiểm thêm can đảm

Biệt cách quê hương rối mộng hồn

Lá rụng một đêm theo gió cuốn

Non sông khắp xứ thấy vừng tròn.

Huỳnh Thúc Kháng dịch

(Theo Thi tù tùng thoại,

Nxb Nam Cường, Sài Gòn, 1951).

Bình luận
× sticky