Trần Kỳ Phong tự Nghĩa Bình sinh năm 1872 người Chu Me, xã Bình Châu, huyện Kim Sơn, tỉnh Bình Định. Ông đỗ tú tài năm Nhâm Dần (1902) nên thường gọi là Tú Trần. Ông tham gia phong trào Cần vương từ khi còn rất trẻ. Năm 1905 ông tham gia hoạt động cho Duy tân hội, hoạt độngtục trong các cuộc vận động mở trường dạy chữ quốc ngữ chữ Pháp, cắt tóc ngắn, đùng hàng nội hóa.
Năm 1906, Trần Kỳ Phong và một đồng chí ở Quảng Ngãi vượt biên sang Trung Quốc để sang Nhật du học. Các ông đi tới Quảng Đông thì gặp Phan Bội Châu. Phan Bội Châu đã biết ông là người có lòng nhiệt thành, có dũng khí, có thể đương được gánh nặng, Phan nói với ông rằng: “Mục đích của chúng ta ngày nay là cốt ở cách mệnh, mà cách mệnh sở dĩ thực hành được tất ở trong nước có người vận động, cẩn thiết hơn tại ngoại du học nhiều lần. Bởi vì du học chỉ là bồi dưỡng nhân tài kiến thiết, mà nhân tài thuộc về phần phá hoại thì không thể chỉ dựa vào nhân tài du học được”.Hai ông nghe lời Phan Bội Châu vui lòng trở về nước vận động.
Năm 1908 Trần Kỳ Phong tích cực tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Phong trào chống thuế bị đàn áp dữ dội, người bị bắn chết, bị tra tấn đến tàn phế, bị đầy đi Lao Bảo, Buôn Ma Thuột, Côn Đảo. Tòa án Nam triều tỉnh Quảng Ngãi kết án ông vắng mặt với án bắt được chém lập tức. Ông rút vào hoạt động bí mật.
Ngày 5/11/1908 Trần Kỳ Phong bị chính quyền thực dân bắt ở Cửa Đại (Quảng Nam). Thực dân Pháp và Nam triều đã hai lần xét lại bản án, cuối cùng tuyên án ông 13 năm tù khổ sai. Ở trong nhà tù của đế quốc, Trần Kỳ Phong vẫn kiên cường bất khuất, liên tục đấu tranh. Ông luôn luôn sẵn sàng hy sinh thân mình cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc với quan niệm; “Góc biển rừng hoang xương anh hùng không cần lựa chỗ”.
Khi mãn hạn tù trở về, tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1923 ông lập “Hội Thiếu niên ái quốc”, năm 1925 ông thành lập “Công ái đảng”. Khi hội Phục Việt do Tôn Quang Phiệt, Trần Phú thành lập ở thành phố Vinh sau đổi thành Đảng Tân Việt, ông tham gia với kinh nghiệm hoạt động dày dạn của mình, ông đã cùng Tú Kiên, Giải Huân truyền lại cho lớp trẻ như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Sỹ Sách.
Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.
Năm 1926 ông tham gia đảng Tân Việt rồi Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Cuối năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt.
Khi mãn hạn tù, mặc dù tuổi già, sức yếu ông vẫn tận tụy, trung thành với Tổ quốc. Khi ông ra tù thì Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập, ông thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng như những chiến sĩ cộng sản.
Trần Kỳ Phong mất năm 1941.
Trần Kỳ Phong tự Nghĩa Bình sinh năm 1872 người Chu Me, xã Bình Châu, huyện Kim Sơn, tỉnh Bình Định. Ông đỗ tú tài năm Nhâm Dần (1902) nên thường gọi là Tú Trần. Ông tham gia phong trào Cần vương từ khi còn rất trẻ. Năm 1905 ông tham gia hoạt động cho Duy tân hội, hoạt độngtục trong các cuộc vận động mở trường dạy chữ quốc ngữ chữ Pháp, cắt tóc ngắn, đùng hàng nội hóa.
Năm 1906, Trần Kỳ Phong và một đồng chí ở Quảng Ngãi vượt biên sang Trung Quốc để sang Nhật du học. Các ông đi tới Quảng Đông thì gặp Phan Bội Châu. Phan Bội Châu đã biết ông là người có lòng nhiệt thành, có dũng khí, có thể đương được gánh nặng, Phan nói với ông rằng: “Mục đích của chúng ta ngày nay là cốt ở cách mệnh, mà cách mệnh sở dĩ thực hành được tất ở trong nước có người vận động, cẩn thiết hơn tại ngoại du học nhiều lần. Bởi vì du học chỉ là bồi dưỡng nhân tài kiến thiết, mà nhân tài thuộc về phần phá hoại thì không thể chỉ dựa vào nhân tài du học được”.Hai ông nghe lời Phan Bội Châu vui lòng trở về nước vận động.
Năm 1908 Trần Kỳ Phong tích cực tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Phong trào chống thuế bị đàn áp dữ dội, người bị bắn chết, bị tra tấn đến tàn phế, bị đầy đi Lao Bảo, Buôn Ma Thuột, Côn Đảo. Tòa án Nam triều tỉnh Quảng Ngãi kết án ông vắng mặt với án bắt được chém lập tức. Ông rút vào hoạt động bí mật.
Ngày 5/11/1908 Trần Kỳ Phong bị chính quyền thực dân bắt ở Cửa Đại (Quảng Nam). Thực dân Pháp và Nam triều đã hai lần xét lại bản án, cuối cùng tuyên án ông 13 năm tù khổ sai. Ở trong nhà tù của đế quốc, Trần Kỳ Phong vẫn kiên cường bất khuất, liên tục đấu tranh. Ông luôn luôn sẵn sàng hy sinh thân mình cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc với quan niệm; “Góc biển rừng hoang xương anh hùng không cần lựa chỗ”.
Khi mãn hạn tù trở về, tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1923 ông lập “Hội Thiếu niên ái quốc”, năm 1925 ông thành lập “Công ái đảng”. Khi hội Phục Việt do Tôn Quang Phiệt, Trần Phú thành lập ở thành phố Vinh sau đổi thành Đảng Tân Việt, ông tham gia với kinh nghiệm hoạt động dày dạn của mình, ông đã cùng Tú Kiên, Giải Huân truyền lại cho lớp trẻ như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Sỹ Sách.
Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.
Năm 1926 ông tham gia đảng Tân Việt rồi Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Cuối năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt.
Khi mãn hạn tù, mặc dù tuổi già, sức yếu ông vẫn tận tụy, trung thành với Tổ quốc. Khi ông ra tù thì Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập, ông thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng như những chiến sĩ cộng sản.
Trần Kỳ Phong mất năm 1941.