Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Lê Đình Cẩn

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Lê Đình Cẩn còn gọi là Lê Cẩn sinh năm Canh Ngọ (1870), người xã Hòa Vinh, huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nay Hòa Nghĩa thuộc huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi.

Lê Đình Cẩn là người thông minh, hiếu học. Ông đậu cử nhân khoa thi Hương năm Quý Mão, Thành Thái thứ 15 (1903) tại trường thi Bình Định, năm 34 tuổi, cùng khóa với Nguyễn Thụy (Nguyễn Sụy). Ông được bổ làm Huấn đạo huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau ông chán cảnh triều đình Huế ngày càng lệ thuộc vào thực dân Pháp, tiếp tay cho chúng đàn áp các phong trào chống Pháp của nhân dân. Vì vậy ông từ quan trở về kết giao với các nhân sĩ mưu việc cứu nước. Ông hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa do Trần Du lãnh đạo.

Năm 1905, 1906, Lê Đình Cẩn tham gia phong trào Duy tân và Đông Du. Ông là một trong số ít người được Phan Bội Châu bàn bạc về Cương lĩnh chương trình hoạt động của Hội và có nhiều đóng góp tích cực cho sự ra đời của Duy tân hội và phong trào Đông Du.

Năm 1908 nổ ra cuộc chống thuế quyết liệt ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, ông tích cực tham gia, trở thành một trong số người lãnh đạo chủ chốt của phong trào này. Lê Đình Cẩn đã cùng Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, cử Thụy, Tú Chẩm… đi khắp 6 phủ huyện phát động nhân dân nổi dậy chống thuế rầm rộ ở Quảng Ngãi, trở thành cao trào kéo về vây thành Quảng Ngãi tới 10 ngày và trừng trị bọn tay sai của giặc Pháp.

Khi giặc Pháp đàn áp, ông bị giặc Pháp bắt cùng với các ông Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, cử nhân Nguyễn Thụy, cử Quảng, tú tài Nguyễn Cao Chẩm… Khi bị bắt, ông vẫn ngang nhiên chửi thẳng vào mặt tên tay sai đầu sỏ Nguyễn Thân. Giặc Pháp đưa ông về giam ở nhà lao Quảng Ngãi cùng với Cử Thụy, Tú Chẩm, Tú Tuyên, Cử Quảng, huyện Mai để chờ đưa đi đầy ở Côn Đảo. Tại nhà lao, Lê Đình cẩn làm bài thơ chữ Hán:

“Cố quốc sơn hà trọng

Tân triều thế lực khinh

Hùng tâm vinh đỉnh hoạch

Tô mộng đoạn nghê kình

Dục liệu Cao trường khấp

Ninh tri Cát bất thành

Túng nhiên lưu nhiệt huyết

Đồng loại hấp văn minh”

Cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch và in trong tập Thi tù tùng thoại:

“Non sông ơn vẫn nặ

Sóng gió cuộc vừa xoay

Vạc lửa lòng quên sợ

Tăm kình mộng đuổi ngay

Khóc đời Cao chư chán(1)

Hỏng việc Cát nào hay(2)

Máu nóng đầu trôi chảy

Văn minh hấp cả bầy”.

(1) Cao Sơn Chinh Chí

(2) Cát Điền là nhân vật Duy tân Nhật Bản.

Lê Đình cẩn bị chết ở Côn Đảo năm 1915 (Tú Quang cũng bị chết, Nguyễn Cao Chẩm bị bọn chúa đảo sát hại tại đảo).

Lê Đình Cẩn còn gọi là Lê Cẩn sinh năm Canh Ngọ (1870), người xã Hòa Vinh, huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nay Hòa Nghĩa thuộc huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi.

Lê Đình Cẩn là người thông minh, hiếu học. Ông đậu cử nhân khoa thi Hương năm Quý Mão, Thành Thái thứ 15 (1903) tại trường thi Bình Định, năm 34 tuổi, cùng khóa với Nguyễn Thụy (Nguyễn Sụy). Ông được bổ làm Huấn đạo huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau ông chán cảnh triều đình Huế ngày càng lệ thuộc vào thực dân Pháp, tiếp tay cho chúng đàn áp các phong trào chống Pháp của nhân dân. Vì vậy ông từ quan trở về kết giao với các nhân sĩ mưu việc cứu nước. Ông hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa do Trần Du lãnh đạo.

Năm 1905, 1906, Lê Đình Cẩn tham gia phong trào Duy tân và Đông Du. Ông là một trong số ít người được Phan Bội Châu bàn bạc về Cương lĩnh chương trình hoạt động của Hội và có nhiều đóng góp tích cực cho sự ra đời của Duy tân hội và phong trào Đông Du.

Năm 1908 nổ ra cuộc chống thuế quyết liệt ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, ông tích cực tham gia, trở thành một trong số người lãnh đạo chủ chốt của phong trào này. Lê Đình Cẩn đã cùng Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, cử Thụy, Tú Chẩm… đi khắp 6 phủ huyện phát động nhân dân nổi dậy chống thuế rầm rộ ở Quảng Ngãi, trở thành cao trào kéo về vây thành Quảng Ngãi tới 10 ngày và trừng trị bọn tay sai của giặc Pháp.

Khi giặc Pháp đàn áp, ông bị giặc Pháp bắt cùng với các ông Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, cử nhân Nguyễn Thụy, cử Quảng, tú tài Nguyễn Cao Chẩm… Khi bị bắt, ông vẫn ngang nhiên chửi thẳng vào mặt tên tay sai đầu sỏ Nguyễn Thân. Giặc Pháp đưa ông về giam ở nhà lao Quảng Ngãi cùng với Cử Thụy, Tú Chẩm, Tú Tuyên, Cử Quảng, huyện Mai để chờ đưa đi đầy ở Côn Đảo. Tại nhà lao, Lê Đình cẩn làm bài thơ chữ Hán:

“Cố quốc sơn hà trọng

Tân triều thế lực khinh

Hùng tâm vinh đỉnh hoạch

Tô mộng đoạn nghê kình

Dục liệu Cao trường khấp

Ninh tri Cát bất thành

Túng nhiên lưu nhiệt huyết

Đồng loại hấp văn minh”

Cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch và in trong tập Thi tù tùng thoại:

“Non sông ơn vẫn nặ

Sóng gió cuộc vừa xoay

Vạc lửa lòng quên sợ

Tăm kình mộng đuổi ngay

Khóc đời Cao chư chán(1)

Hỏng việc Cát nào hay(2)

Máu nóng đầu trôi chảy

Văn minh hấp cả bầy”.

(1) Cao Sơn Chinh Chí

(2) Cát Điền là nhân vật Duy tân Nhật Bản.

Lê Đình cẩn bị chết ở Côn Đảo năm 1915 (Tú Quang cũng bị chết, Nguyễn Cao Chẩm bị bọn chúa đảo sát hại tại đảo).

Bình luận
× sticky