Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Hồ Học Lãm

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Hồ Học Lãm còn có tên là Hồ Xuân Lan, sinh năm 1848 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Xuân Lan là người học hành thông tuệ, lại tiếp thu được truyền thống cách mạng của gia đình, nên sớm có hành động yêu nước. Khi xuất dương “Đông du” sang Nhật ông đổi lên là Hồ Học Lãm. Sang tới Tôkyô (Nhật Bản), ông được Phan Bội Châu bố trí vào học ở trường Chấn vỗ học hiệu. Ông lại đổi tên là Hồ Hinh Sơn để đăng ký với nhà trường.

Đầu năm 1909, Chính phủ Nhật Bản trục xuất Phan Bội Châu và du học sinh Việt Nam. Học sinh Việt Nam bị giải tán, một số về lại Việt Nam còn phần lớn về Trung Quốc, Xiêm. Hồ Học Lãm cùng Lương Lập Nham, Lâm Quảng Trung… học ở Bảo Định sĩ quan học hiệu.

Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra thì Hổ Học Lãm tốt nghiệp mãn khóa. Ông được phiên chế về bộ Tổng Tham mưu quân cách mạng do Tưởng Giới Thạch làm ủy viên Tổng tài. Ông từng tham gia nhiều trận Quốc Dân Đảng đánh lại Viên Thế Khải.

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội trên đất Trung Hoa. Hồ Học Lãm có mố quan hệ mật thiết với những người lãnh đạo của Hội. Năm 1916, Hồ Học Lãm phụ trách biên tập tờ Bình sự tạp chí ở Hàng Châu cho tới năm 1929. Ông đã viết nhiều bài luận văn quân sự quan trọng, nội dung các luận văn quân sự đã bộc lộ rõ tâm tư ông luôn hướng về Tổ quốc.

Gia đình Hồ Học Lãm ở Hàng Châu là cơ sở rất tin cậy và an toàn cho các nhà cách mạng Việt Nam lưu vong sang Trung Quốc hoạt động từ năm 1914 đến 1918.

Từ cuối năm 1925 đến năm 1927, Hồ Học Lãm chuyển đến công tác ở Nam Kinh và vẫn hoạt động trong quân đội Quốc Dân đảng. Gia đình ông vẫn là cơ sở tin cậy của các nhà cách mạng Việt Nam, của các chiến sĩ cộng sản Việt Nam hoạt động ở Trung Quốc. Nhiều tài liệu đã ghi nhận sự đóng góp lớn lao của gia đình ông đối với cách mạng như:

“Có thể nói trong nhiều năm, ngôi nhà của ông ở Nam Kinh, theo cách nói của anh em ta lúc bấy giờ hệt như một trạm đón tiếp nồng hậu, một trạm xá tận tình chữa bệnh. Lúc ít cũng hơi, ba đồng chí; lúc đông tới mười, mười lăm người. Có đồng chí dừng chân vài ba ngày. Nhung cũng có những đồng chí một hai, ba tháng. Ngoài ăn uống, thuốc men, đồng chí nào sức yếu, mùa đông lạnh, còn có cả áo “ba đờ suy” bằng len dạ. Ông bà coi như một nghĩa vụ của mình đối với cách mạng”.

(Theo Siêu Hải: Người mang biệt danh cây gỗ mun,

Nxb Hải Phòng, 1993, tr. 153).

Năm 1928, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã cử Lê Thiết Hùng đến Nam Kinh gặp Hồ Học Lãm nhờ ông bố trí cho Lê Thiết Hùng vào công tác ở ngay trong quân đội Quốc Dân đảng và giữ mối liên lạc giữa đồng chí Nguyễn Ái Quốc với Hồ Học Lãm và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ năm 1930 đến 1935, Hồ Học Lãm đã vượt qua biết bao nguy hiểm thu thập được tư liệu 5 lần quân Quốc Dân Đảng tấn công vào khu vực Xô Viết thông qua Lê Thiết Hùng để báo cho đảng Cộng sản Trung Hoa biết.

Khoảng cuối năm 1935, Hồ Học Lãm cùng một số ngưòi yêu nước chânập ra “Việt Nam Độc lập vận động đồng minh hội” gọi tắt là Việt Minh. Hồ Học Lãm được bầu làm Chủ tịch và được chính quyền Tưởng Giới Thạch công nhận, cấp giấy phép hoạt động. (Việt Nam độc lập vận động đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, nhưng không phải là Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh thành lập ngày 19/5/1941).

Năm 1937, Hồ Học Lãm theo bộ Tổng tham mưu về Trùng Khánh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bí mật đến gặp Hồ Học Lãm, yêu cầu cho Lê Thiết Hùng giải ngũ về nước.

Bước sang đầu năm 1943, bệnh tình ngày càng trầm trọng và ông đã qua đời vào ngày 12/4/1943 tại Quế Lâm.

Thiếu tướng Lê Thiết Hùng kể lại lời Bác Hồ nói về Hồ Học Lãm như sau: “Ông Hồ Học Lãm là người yêu nước cùng thời với Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân là những bậc lão thành cách mạng, hết lòng vì nước vì dân. Tuy chưa phải là người cộng sản, nhưng chúng ta cũng coi ông Hồ Học Lãm như một người trong tổ chức chúng ta. Nếu ông còn sống, có thể mời ông tham gia Chính phủ, làm Chủ tịch nước năm 1945..”.

Theo Sở Văn hóa – Thông tin Nghệ An

Hồ Tùng Mậu – lịch sử và thời đại

(Kỷ yếu tọa đàm khoa học

Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh xuất bản, 1997)

Hồ Học Lãm còn có tên là Hồ Xuân Lan, sinh năm 1848 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Xuân Lan là người học hành thông tuệ, lại tiếp thu được truyền thống cách mạng của gia đình, nên sớm có hành động yêu nước. Khi xuất dương “Đông du” sang Nhật ông đổi lên là Hồ Học Lãm. Sang tới Tôkyô (Nhật Bản), ông được Phan Bội Châu bố trí vào học ở trường Chấn vỗ học hiệu. Ông lại đổi tên là Hồ Hinh Sơn để đăng ký với nhà trường.

Đầu năm 1909, Chính phủ Nhật Bản trục xuất Phan Bội Châu và du học sinh Việt Nam. Học sinh Việt Nam bị giải tán, một số về lại Việt Nam còn phần lớn về Trung Quốc, Xiêm. Hồ Học Lãm cùng Lương Lập Nham, Lâm Quảng Trung… học ở Bảo Định sĩ quan học hiệu.

Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra thì Hổ Học Lãm tốt nghiệp mãn khóa. Ông được phiên chế về bộ Tổng Tham mưu quân cách mạng do Tưởng Giới Thạch làm ủy viên Tổng tài. Ông từng tham gia nhiều trận Quốc Dân Đảng đánh lại Viên Thế Khải.

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội trên đất Trung Hoa. Hồ Học Lãm có mố quan hệ mật thiết với những người lãnh đạo của Hội. Năm 1916, Hồ Học Lãm phụ trách biên tập tờ Bình sự tạp chí ở Hàng Châu cho tới năm 1929. Ông đã viết nhiều bài luận văn quân sự quan trọng, nội dung các luận văn quân sự đã bộc lộ rõ tâm tư ông luôn hướng về Tổ quốc.

Gia đình Hồ Học Lãm ở Hàng Châu là cơ sở rất tin cậy và an toàn cho các nhà cách mạng Việt Nam lưu vong sang Trung Quốc hoạt động từ năm 1914 đến 1918.

Từ cuối năm 1925 đến năm 1927, Hồ Học Lãm chuyển đến công tác ở Nam Kinh và vẫn hoạt động trong quân đội Quốc Dân đảng. Gia đình ông vẫn là cơ sở tin cậy của các nhà cách mạng Việt Nam, của các chiến sĩ cộng sản Việt Nam hoạt động ở Trung Quốc. Nhiều tài liệu đã ghi nhận sự đóng góp lớn lao của gia đình ông đối với cách mạng như:

“Có thể nói trong nhiều năm, ngôi nhà của ông ở Nam Kinh, theo cách nói của anh em ta lúc bấy giờ hệt như một trạm đón tiếp nồng hậu, một trạm xá tận tình chữa bệnh. Lúc ít cũng hơi, ba đồng chí; lúc đông tới mười, mười lăm người. Có đồng chí dừng chân vài ba ngày. Nhung cũng có những đồng chí một hai, ba tháng. Ngoài ăn uống, thuốc men, đồng chí nào sức yếu, mùa đông lạnh, còn có cả áo “ba đờ suy” bằng len dạ. Ông bà coi như một nghĩa vụ của mình đối với cách mạng”.

(Theo Siêu Hải: Người mang biệt danh cây gỗ mun,

Nxb Hải Phòng, 1993, tr. 153).

Năm 1928, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã cử Lê Thiết Hùng đến Nam Kinh gặp Hồ Học Lãm nhờ ông bố trí cho Lê Thiết Hùng vào công tác ở ngay trong quân đội Quốc Dân đảng và giữ mối liên lạc giữa đồng chí Nguyễn Ái Quốc với Hồ Học Lãm và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ năm 1930 đến 1935, Hồ Học Lãm đã vượt qua biết bao nguy hiểm thu thập được tư liệu 5 lần quân Quốc Dân Đảng tấn công vào khu vực Xô Viết thông qua Lê Thiết Hùng để báo cho đảng Cộng sản Trung Hoa biết.

Khoảng cuối năm 1935, Hồ Học Lãm cùng một số ngưòi yêu nước chânập ra “Việt Nam Độc lập vận động đồng minh hội” gọi tắt là Việt Minh. Hồ Học Lãm được bầu làm Chủ tịch và được chính quyền Tưởng Giới Thạch công nhận, cấp giấy phép hoạt động. (Việt Nam độc lập vận động đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, nhưng không phải là Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh thành lập ngày 19/5/1941).

Năm 1937, Hồ Học Lãm theo bộ Tổng tham mưu về Trùng Khánh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bí mật đến gặp Hồ Học Lãm, yêu cầu cho Lê Thiết Hùng giải ngũ về nước.

Bước sang đầu năm 1943, bệnh tình ngày càng trầm trọng và ông đã qua đời vào ngày 12/4/1943 tại Quế Lâm.

Thiếu tướng Lê Thiết Hùng kể lại lời Bác Hồ nói về Hồ Học Lãm như sau: “Ông Hồ Học Lãm là người yêu nước cùng thời với Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân là những bậc lão thành cách mạng, hết lòng vì nước vì dân. Tuy chưa phải là người cộng sản, nhưng chúng ta cũng coi ông Hồ Học Lãm như một người trong tổ chức chúng ta. Nếu ông còn sống, có thể mời ông tham gia Chính phủ, làm Chủ tịch nước năm 1945..”.

Theo Sở Văn hóa – Thông tin Nghệ An

Hồ Tùng Mậu – lịch sử và thời đại

(Kỷ yếu tọa đàm khoa học

Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh xuất bản, 1997)

Bình luận
× sticky