Lê Châu Hàn còn có tên là Lê Cảnh Thái hay Ấm Hàn (có tư liệu viết là Hàng) và em là Lê Châu Nam, còn có tên là Lê Cảnh Vạn hay Viên Thông con cụ Lê Hữu Khánh làm quan tới Quang lộc Tự khanh, Triều liệt đại phu Đông các đại học sĩ, quê ở làng Mỹ Thị, huyện Diên Phước, sau thuộc xã Hòa Long, huyện Hòa Vang, nay thuộc khối Đa Mỹ Tây, phường Bảo Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lê Châu Hàn đỗ tú tài dưới triều vua Thành Thái, song ông là người yêu nước, thiếu thời đã cùng em là Lê Châu Nam (tức Lê Cảnh Vạn) gia nhập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội, hoạt động tại các tỉnh Nam Trung Kỳ do hai ông Thái Phiên, Trần Cao Vân lãnh đạo. Hai ông Hàn, Nam trở thành những yếu nhân của tổ chức Việt Nam Quang Phục ở Nam Trung Kỳ.
Đầu năm 1914, Thái Phiên cùng với Lê Ngung một người yêu nước ở tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp mặt các nhà yêu nước ở Trung Kỳ tại Đà Nẵng. Lê Châu Hàn, Lê Châu Nam cũng dự hội nghị đó. Hội nghị nhất trí phải chuẩn bị khởi nghĩa. Hai ông có cha làm quan to trong triều, có cơ hội gần gũi vua Duy Tân một ông vua yêu nước, nên được Thái Phiên và Trần Cao Vân giao cho tiếp xúc. Sau mấy lần trò chuyện với anh em họ Lê, vua Duy Tân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, giao cho hai ông bố trí cho nhà vua gặp hai nhà cách mạng Thái Phiên, Trần Cao Vân.
Lê Châu Hàn đã bố trí cuộc gặp gỡ đó một cách an toàn ở Cửa Tùng, nhà vua đã tán thành và tham gia cuộc khởi nghĩa.
Song cuộc khởi nghĩa thất bại, hầu hết các nhà lãnh đạo Việt Nam Quang Phục hội ở Nam Trung Kỳ trong đó có Lê Châu Hàn, Lê Châu Nam bị bắt. Các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử chém. Vua Duy Tân đưa đi đày, Lê Châu Hàn, Lê Châu Nam nhờ có thế lực của cha nên chỉ bị giam ở nhà tù 10 năm thoát khỏi án tử hình.
Lê Châu Hàn còn có tên là Lê Cảnh Thái hay Ấm Hàn (có tư liệu viết là Hàng) và em là Lê Châu Nam, còn có tên là Lê Cảnh Vạn hay Viên Thông con cụ Lê Hữu Khánh làm quan tới Quang lộc Tự khanh, Triều liệt đại phu Đông các đại học sĩ, quê ở làng Mỹ Thị, huyện Diên Phước, sau thuộc xã Hòa Long, huyện Hòa Vang, nay thuộc khối Đa Mỹ Tây, phường Bảo Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lê Châu Hàn đỗ tú tài dưới triều vua Thành Thái, song ông là người yêu nước, thiếu thời đã cùng em là Lê Châu Nam (tức Lê Cảnh Vạn) gia nhập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội, hoạt động tại các tỉnh Nam Trung Kỳ do hai ông Thái Phiên, Trần Cao Vân lãnh đạo. Hai ông Hàn, Nam trở thành những yếu nhân của tổ chức Việt Nam Quang Phục ở Nam Trung Kỳ.
Đầu năm 1914, Thái Phiên cùng với Lê Ngung một người yêu nước ở tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp mặt các nhà yêu nước ở Trung Kỳ tại Đà Nẵng. Lê Châu Hàn, Lê Châu Nam cũng dự hội nghị đó. Hội nghị nhất trí phải chuẩn bị khởi nghĩa. Hai ông có cha làm quan to trong triều, có cơ hội gần gũi vua Duy Tân một ông vua yêu nước, nên được Thái Phiên và Trần Cao Vân giao cho tiếp xúc. Sau mấy lần trò chuyện với anh em họ Lê, vua Duy Tân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, giao cho hai ông bố trí cho nhà vua gặp hai nhà cách mạng Thái Phiên, Trần Cao Vân.
Lê Châu Hàn đã bố trí cuộc gặp gỡ đó một cách an toàn ở Cửa Tùng, nhà vua đã tán thành và tham gia cuộc khởi nghĩa.
Song cuộc khởi nghĩa thất bại, hầu hết các nhà lãnh đạo Việt Nam Quang Phục hội ở Nam Trung Kỳ trong đó có Lê Châu Hàn, Lê Châu Nam bị bắt. Các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử chém. Vua Duy Tân đưa đi đày, Lê Châu Hàn, Lê Châu Nam nhờ có thế lực của cha nên chỉ bị giam ở nhà tù 10 năm thoát khỏi án tử hình.