Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Ngô Đức Kế

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Ngô Đức Kế hiệu Tập Xuyên, sinh năm Kỷ Mão (187 (có sách viết ông sinh năm Mậu Dần (1878). Ông người xã Trảo Nha, tổng Đoài, huyện Thạch Hà, phủ Hà Thanh, tỉnh Hà Tĩnh, nay là thôn Nam Sơn, thị trấn Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Có sách viết nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc. tỉnh Hà Tĩnh). Ngô Đức Kế bẩm tính thông minh, học giỏi từ nhỏ. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897), khi mới 19 tuổi, ông đỗ cử nhân, khoa thi năm Tân Sửu, Thành Thái thứ 13 (1901), đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ khi mới 23 tuổi.

Ngô Đức Kế không ra làm quan, đề xuất lối học mới, vận động bỏ khoa cử, hô hào thực nghiệp. Ngô Đức Kế có mặt ngay từ khi Duy tân hội được thành lập, hoạt động trong phái “Minh Xã”. Phái này hoạt động công khai, hợp pháp chuyên lo mở trường học, lập hội buôn, mở xưởng thủ công nghiệp để chấn hưng kinh tế đưa phần lớn tiền lãi vào quỹ hội Đông du. Ngô Đức Kế cùng em trai là Ngô Đức Thiệu mở một hiệu buôn ở Nghèn. Đến khoảng năm 1906, ông lại cùng với Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Văn Bá, Lê Văn Huân thành lập Triêu Dương Thương điếm ở Vinh chuyên lo buôn bán đường mật, tơ lụa. Khi Phan Bội Châu xuất dương, ông cùng với các đồng chí đảm nhiệm cổ vũ phong trào Đông du. Thương điếm cũng là trạm liên lạc của hội Duy tân, có quan hệ với các hiệu buôn khác cùng mục đích vận động Duy tân như Hồng Tân Hưng, Quảng Hương Long, Quảng Nam Hiệp thương công ty. Năm 1907, Đông Kinh nghĩa thục thành lập, Ngô Đức Kế ở Vinh nhưng cũng tham gia ban Tu thư của trường cùng với Lương Văn Can, Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Phan Chu Trinh. Ban này chia làm hai bộ phận: biên soạn và dịch thuật. Ngô Đức Kế ở ban biên soạn. Ông đã soạn được nhiều sách, trong đó có các cuốn: “Quốc dân độc bản”, “Nam quốc giai sự”, “Nam quốc địa dư”, “Quốc văn giáo khoa thư”, “Luân lý giáo khoa thư”…

Đầu năm Mậu Thân (1908) cuộc xin xâu nổ ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi lan đến Nghệ Tĩnh. Các Hội viên hội Duy tân như Nguyễn Hàng Chi, Trịnh Khắc Lập đứng lên lãnh đạo và hô hào đồng bào “xin xâu”. Ngô Đức Kế cùng một số yếu nhân như Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Văn Bá, Lê Văn Huân… đều tích cực tham gia. Các ông bị nhà cầm quyền bắt vào tháng 3, tháng 4/1908, bị đưa về gi ở nhà lao Hà Tĩnh. Tòa án Nam triều do Án sát Cao Ngọc Lễ, Lãnh binh Ngụy Tác Hạ theo lệnh của công sứ Pháp Đuxê (Doucet) đã tuyên án tử hình Nguyễn Hằng Chi, Trịnh Khắc Lập. Ngô Đức Kế, sau đổi làm tội đồ (đi đày) chung thân, rồi giảm xuống 13 năm đày ra Côn Đảo.

Ở Côn Đảo Ngô Đức Kế đã gặp Huỳnh Thúc Kháng và hai ông đã trở thành bạn thân thiết cũng như với Đặng Nguyên Cẩn và Phan Bội Châu. Bốn nhà chí sĩ cùng có một tâm huyết đánh đuổi giặc Pháp, cùng gắn bó với nhau trong sự nghiệp văn chương trong dòng thơ văn yêu nước.

Hết hạn đi đày, năm 1921, Ngô Đức Kế về quê nghỉ ngơi ít lâu, rồi cuối năm 1922 ra Hà Nội chủ trương báo Hữu Thanh, nguyên là cơ quan Ngôn luận của Hội Trung Bắc nông công thương tương tế, lúc mới lập do nhà thơ Tản Đà làm chủ bút. Ông còn mở hiệu đối trướng ở phố Hàng Điếu, Hà Nội. Ngô Đức Kế là nhà cựu học tiếp cận được với trào lưu mới, ông giao tiếp nhiều, kiến văn rộng,

Năm 1926, Ngô Đức Kế mở “Giác quần thư xã”, xuất bản một số thơ văn của Phan Bội Châu, Phan Tây Hồ di thảo… Ông đọc sách Bách khoa toàn thư, viết cuốn “Đông Tây vĩ nhân” trong đó có Tôn Dật Tiên, Găngđi.

Ngô Đức Kế làm sách chưa được bao lâu thì ông ốm nặng và mất vào ngày 10 tháng giêng năm Kỷ Tỵ (10/12/1929), tại Bạch Mai, Hà Nội.

Ngô Đức Kế hiệu Tập Xuyên, sinh năm Kỷ Mão (187 (có sách viết ông sinh năm Mậu Dần (1878). Ông người xã Trảo Nha, tổng Đoài, huyện Thạch Hà, phủ Hà Thanh, tỉnh Hà Tĩnh, nay là thôn Nam Sơn, thị trấn Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Có sách viết nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc. tỉnh Hà Tĩnh). Ngô Đức Kế bẩm tính thông minh, học giỏi từ nhỏ. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897), khi mới 19 tuổi, ông đỗ cử nhân, khoa thi năm Tân Sửu, Thành Thái thứ 13 (1901), đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ khi mới 23 tuổi.

Ngô Đức Kế không ra làm quan, đề xuất lối học mới, vận động bỏ khoa cử, hô hào thực nghiệp. Ngô Đức Kế có mặt ngay từ khi Duy tân hội được thành lập, hoạt động trong phái “Minh Xã”. Phái này hoạt động công khai, hợp pháp chuyên lo mở trường học, lập hội buôn, mở xưởng thủ công nghiệp để chấn hưng kinh tế đưa phần lớn tiền lãi vào quỹ hội Đông du. Ngô Đức Kế cùng em trai là Ngô Đức Thiệu mở một hiệu buôn ở Nghèn. Đến khoảng năm 1906, ông lại cùng với Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Văn Bá, Lê Văn Huân thành lập Triêu Dương Thương điếm ở Vinh chuyên lo buôn bán đường mật, tơ lụa. Khi Phan Bội Châu xuất dương, ông cùng với các đồng chí đảm nhiệm cổ vũ phong trào Đông du. Thương điếm cũng là trạm liên lạc của hội Duy tân, có quan hệ với các hiệu buôn khác cùng mục đích vận động Duy tân như Hồng Tân Hưng, Quảng Hương Long, Quảng Nam Hiệp thương công ty. Năm 1907, Đông Kinh nghĩa thục thành lập, Ngô Đức Kế ở Vinh nhưng cũng tham gia ban Tu thư của trường cùng với Lương Văn Can, Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Phan Chu Trinh. Ban này chia làm hai bộ phận: biên soạn và dịch thuật. Ngô Đức Kế ở ban biên soạn. Ông đã soạn được nhiều sách, trong đó có các cuốn: “Quốc dân độc bản”, “Nam quốc giai sự”, “Nam quốc địa dư”, “Quốc văn giáo khoa thư”, “Luân lý giáo khoa thư”…

Đầu năm Mậu Thân (1908) cuộc xin xâu nổ ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi lan đến Nghệ Tĩnh. Các Hội viên hội Duy tân như Nguyễn Hàng Chi, Trịnh Khắc Lập đứng lên lãnh đạo và hô hào đồng bào “xin xâu”. Ngô Đức Kế cùng một số yếu nhân như Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Văn Bá, Lê Văn Huân… đều tích cực tham gia. Các ông bị nhà cầm quyền bắt vào tháng 3, tháng 4/1908, bị đưa về gi ở nhà lao Hà Tĩnh. Tòa án Nam triều do Án sát Cao Ngọc Lễ, Lãnh binh Ngụy Tác Hạ theo lệnh của công sứ Pháp Đuxê (Doucet) đã tuyên án tử hình Nguyễn Hằng Chi, Trịnh Khắc Lập. Ngô Đức Kế, sau đổi làm tội đồ (đi đày) chung thân, rồi giảm xuống 13 năm đày ra Côn Đảo.

Ở Côn Đảo Ngô Đức Kế đã gặp Huỳnh Thúc Kháng và hai ông đã trở thành bạn thân thiết cũng như với Đặng Nguyên Cẩn và Phan Bội Châu. Bốn nhà chí sĩ cùng có một tâm huyết đánh đuổi giặc Pháp, cùng gắn bó với nhau trong sự nghiệp văn chương trong dòng thơ văn yêu nước.

Hết hạn đi đày, năm 1921, Ngô Đức Kế về quê nghỉ ngơi ít lâu, rồi cuối năm 1922 ra Hà Nội chủ trương báo Hữu Thanh, nguyên là cơ quan Ngôn luận của Hội Trung Bắc nông công thương tương tế, lúc mới lập do nhà thơ Tản Đà làm chủ bút. Ông còn mở hiệu đối trướng ở phố Hàng Điếu, Hà Nội. Ngô Đức Kế là nhà cựu học tiếp cận được với trào lưu mới, ông giao tiếp nhiều, kiến văn rộng,

Năm 1926, Ngô Đức Kế mở “Giác quần thư xã”, xuất bản một số thơ văn của Phan Bội Châu, Phan Tây Hồ di thảo… Ông đọc sách Bách khoa toàn thư, viết cuốn “Đông Tây vĩ nhân” trong đó có Tôn Dật Tiên, Găngđi.

Ngô Đức Kế làm sách chưa được bao lâu thì ông ốm nặng và mất vào ngày 10 tháng giêng năm Kỷ Tỵ (10/12/1929), tại Bạch Mai, Hà Nội.

Bình luận
× sticky