Phan Tuấn Phong là anh cả Phan Văn Trường quê ở làng Đông Ngạc (Vẽ) huyện Từ Liêm, Hà Nội, ông cùng là Phan Trọng Kiên tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
Sách “Đông Kinh nghĩa thục” của Chương Thâu viết về hoạt động của Phan Tuấn Phong đối với trường Đông Kinh nghĩa thục như sau: “…Ngoài ra còn có nhiều hội viên tán trợ như: Đào Nguyên Phổ, Phan Tuấn Phong, Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Lê Đại, Vũ Hoành, Nguyễn Hữu Cầu, Phạm Tất Tuân v.v…”
Phan Tuấn Phong thường có mặt ở Chèm, nơi có đông đảo nhân dân tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Đề phòng bọn cầm quyền Pháp khủng bố những người tham gia, lập một tổ chức bí mật ở một hiệu thuốc Bắc trên bờ đê sông Hổng, làm nơi hội họp nghe bình thơ văn, diễn thuyết. Phan Chu Trinh, Lương Trúc Đàm thường về diễn thuyết bình văn.
Khi Bùi Liêm về Thái Bình cùng các ông Đào Nguyên Phổ, Ngô Quang Đoan, Phạm Tư Trực mở một trường Đông Kinh nghĩa thục ở Thái Bình cũng hết sức khuyến khích, cung cấp một số tài liệu giảng dạy, học tập.
Để có tiền ủng hộ những người xuất dương Đông Du, Bùi Liêm về huyện Thụy Anh mở cửa hàng Tạp hóa thì Phan Tuấn Phong cũng về giúp ông tiền vốn, kinh nghiệm kinh doanh.
Phan Tuấn Phong là một trong những người phụ trách phân hiệu Chèm-Vẽ. Sách Đông Kinh nghĩa thục của Chương Thâu viết: “Ở làng Chèm (Từ Liêm) nhân dân tham gia phong trào khá đông. Họ tổ chức những buổi bình thơ văn, kích động lòng yêu nước. Ở đây họ lập một tổ chức yêu nước hoạt động bí mật đặt trụ sở ở hiệu thuốc Bắc ngay bờ để làm nơi tụ họp. Phan Chu Trinh, Hoàng Tăng Bí cũng thường về đây diễn thuyết, bình văn”.
Phan Tuấn Phong là bạn thân với Bùi Liêm quê ở xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì. Biết Bùi Liêm không vào học trường Hậu bổ để ra làm quan, từ năm 1907, Tuấn Phong đã giới thiệu Bùi Liêm vào Đông Kinh nghĩa thục. Sau Bùi Liêm sang Trung Quốc tham gia Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1916 nhận lệnh về nước hoạt động, đến Quảng Châu thì bị mật thám Pháp bắt và xử tử hình ngày 6/11/1916 tại thị xã Nam Định.
Sau khi Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, hiệu thuốc bắc ở làng Chèm cùng nhà nhiều hội viên bị khám xét.
Sau vụ Hà Thành đầu độc ngày 27/5/1908, thực dân Pháp bắt hết các nhà sáng lập, giảng dạy, ủng hộ Đông Kinh nghĩa thục. Phan Tuấn Phong cùng với anh trai là Phan Trọng Kiên bị bắt.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến 1918 cũng viết: “Hoàng Hoa Thám dã lập ra đảng Nghĩa Hưng gồm những nhân vật chủ yếu như Chánh Tỉnh (tức Chánh Sòng), Nguyễn Viết Hanh, tức Đội Hổ, Lý Nho, Đỗ Hà Nam tức Đồ Đản, Nguyễn Văn Phúc, tức Lang Seo. Họ tản về các tỉnh, nhất là về Hà Nội bắt liên lạc với các nhà yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục như Lê Đại, Phan Tuấn Phong, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành”.
Phan Tuấn Phong bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo từ năm 1909, đến năm 1911 thì được tha, đưa về đất liền, xác bị quăng xuống biển.
Phan Tuấn Phong là anh cả Phan Văn Trường quê ở làng Đông Ngạc (Vẽ) huyện Từ Liêm, Hà Nội, ông cùng là Phan Trọng Kiên tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
Sách “Đông Kinh nghĩa thục” của Chương Thâu viết về hoạt động của Phan Tuấn Phong đối với trường Đông Kinh nghĩa thục như sau: “…Ngoài ra còn có nhiều hội viên tán trợ như: Đào Nguyên Phổ, Phan Tuấn Phong, Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Lê Đại, Vũ Hoành, Nguyễn Hữu Cầu, Phạm Tất Tuân v.v…”
Phan Tuấn Phong thường có mặt ở Chèm, nơi có đông đảo nhân dân tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Đề phòng bọn cầm quyền Pháp khủng bố những người tham gia, lập một tổ chức bí mật ở một hiệu thuốc Bắc trên bờ đê sông Hổng, làm nơi hội họp nghe bình thơ văn, diễn thuyết. Phan Chu Trinh, Lương Trúc Đàm thường về diễn thuyết bình văn.
Khi Bùi Liêm về Thái Bình cùng các ông Đào Nguyên Phổ, Ngô Quang Đoan, Phạm Tư Trực mở một trường Đông Kinh nghĩa thục ở Thái Bình cũng hết sức khuyến khích, cung cấp một số tài liệu giảng dạy, học tập.
Để có tiền ủng hộ những người xuất dương Đông Du, Bùi Liêm về huyện Thụy Anh mở cửa hàng Tạp hóa thì Phan Tuấn Phong cũng về giúp ông tiền vốn, kinh nghiệm kinh doanh.
Phan Tuấn Phong là một trong những người phụ trách phân hiệu Chèm-Vẽ. Sách Đông Kinh nghĩa thục của Chương Thâu viết: “Ở làng Chèm (Từ Liêm) nhân dân tham gia phong trào khá đông. Họ tổ chức những buổi bình thơ văn, kích động lòng yêu nước. Ở đây họ lập một tổ chức yêu nước hoạt động bí mật đặt trụ sở ở hiệu thuốc Bắc ngay bờ để làm nơi tụ họp. Phan Chu Trinh, Hoàng Tăng Bí cũng thường về đây diễn thuyết, bình văn”.
Phan Tuấn Phong là bạn thân với Bùi Liêm quê ở xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì. Biết Bùi Liêm không vào học trường Hậu bổ để ra làm quan, từ năm 1907, Tuấn Phong đã giới thiệu Bùi Liêm vào Đông Kinh nghĩa thục. Sau Bùi Liêm sang Trung Quốc tham gia Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1916 nhận lệnh về nước hoạt động, đến Quảng Châu thì bị mật thám Pháp bắt và xử tử hình ngày 6/11/1916 tại thị xã Nam Định.
Sau khi Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, hiệu thuốc bắc ở làng Chèm cùng nhà nhiều hội viên bị khám xét.
Sau vụ Hà Thành đầu độc ngày 27/5/1908, thực dân Pháp bắt hết các nhà sáng lập, giảng dạy, ủng hộ Đông Kinh nghĩa thục. Phan Tuấn Phong cùng với anh trai là Phan Trọng Kiên bị bắt.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến 1918 cũng viết: “Hoàng Hoa Thám dã lập ra đảng Nghĩa Hưng gồm những nhân vật chủ yếu như Chánh Tỉnh (tức Chánh Sòng), Nguyễn Viết Hanh, tức Đội Hổ, Lý Nho, Đỗ Hà Nam tức Đồ Đản, Nguyễn Văn Phúc, tức Lang Seo. Họ tản về các tỉnh, nhất là về Hà Nội bắt liên lạc với các nhà yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục như Lê Đại, Phan Tuấn Phong, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành”.
Phan Tuấn Phong bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo từ năm 1909, đến năm 1911 thì được tha, đưa về đất liền, xác bị quăng xuống biển.