Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Lê Châu Nam

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Lê Châu Nam còn có tên là Lê Cảnh Vận, Lê Cảnh Thông. Ông là con quan Triều liệt đại phu Lê Hữu Khánh, là em trai Lê Châu Hàn. Ông sinh ra trong một gia đình cự tộc họ Lê ở Quảng Nam – Đà Nẵng.

Mặc dù là con quan đại thần, nhưng trước nạn đất nước bị giặc Pháp thống trị, cả dân tộc bị trói buộc trong vòng nô lệ, ông đã cùng với người anh trai là Lê Châu Hàn gia nhập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội Trung Kỳ do Thái Phiên, Trần Cao Vân khởi xướng. Nhờ uy tín của cha từng là thày dạy học cho vua Thành Thái và vua Duy Tân khi còn là Hoàng tử, nên ông có dịp thân cận với nhà vua. Hai thủ lĩnh Thái Phiên, Trần Cao Vân giao phó đặc trách công tác tư tưởng cách mạng với vua Duy Tân. Nhà vua yêu nước đã hưởng ứng và trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa Bính Thìn (1916). Lê Châu Nam được tham đự bàn cơ mun hành động với các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, Lê Cơ, Nguyễn Sụy (Nguyễn Thụy), Phan Thành Tài, Lê Đình Dương, Lê Châu Hàn, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu. Ông được giao cho giữ mối liên lạc giữa nhà vua và ban lãnh đạo khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa vào ngày mùng 3 tháng giêng năm Bính Thìn quyết định khởi sự vào 9 giờ đêm hôm đó. Song do sự phản bội của những tên Việt gian bán nước mà cuộc khởi nghĩa bị lộ, giặc Pháp đã kịp thời đối phó. Các ông thấy đã đến giờ mà không thấy súng thần công nổ làm hiệu lệnh thì bỗng nhiên giặc Pháp kéo đến, đồng thời nghe tiếng kêu khói ở trong cung vang động. Thái Phiên biết đại sự đã đổ vỡ, ông Thái Phiên bèn bảo Lê Châu Nam qua bến Ngự báo hung tin. Nhà vua nghe xong thở dài: “Thôi việc như rứa thì hay rứa, chừ thày đi tìm mời thày phó” (tức Thái Phiên đến nhận mệnh). Ông vội ra đi và liền ngay sau đó, ông lại đến gặp lại nhà vua với hai thị vệ thân tín là Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu phò vua Duy Tân xuất bôn. Chính ông là người cõng vua Duy Tân băng thành trong đêm khởi nghĩa năm Bính Thìn (1916). VI thế ông bị giặc Pháp bắt cùng vói các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phan Thành Tài, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu. Tất cả đều bị kết án hình, hành quyết vào ngày 17 tháng 5 năm 1916. Riêng ông may mắn thoát chết nhờ uy thế của thân phụ và Thượng thư Bộ Hình Hồ Đắc Trung mà chỉ bị án tù 10 năm, nhưng thực dân Pháp giam giữ ông tới vài chục năm mới thả. Ông trở về thì phong trào Việt Minh đang lên cao, ông tích cực hoạt động và tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Đêm 1 tháng 8 năm Giáp Thìn (1946) ông bị chết một cách thê thảm. Ông được táng ở nghĩa địa Lê tộc cùng với cha mẹ, anh là Lê Cảnh Hàn tại phường Bắc Mỹ An, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Lê Châu Nam còn có tên là Lê Cảnh Vận, Lê Cảnh Thông. Ông là con quan Triều liệt đại phu Lê Hữu Khánh, là em trai Lê Châu Hàn. Ông sinh ra trong một gia đình cự tộc họ Lê ở Quảng Nam – Đà Nẵng.

Mặc dù là con quan đại thần, nhưng trước nạn đất nước bị giặc Pháp thống trị, cả dân tộc bị trói buộc trong vòng nô lệ, ông đã cùng với người anh trai là Lê Châu Hàn gia nhập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội Trung Kỳ do Thái Phiên, Trần Cao Vân khởi xướng. Nhờ uy tín của cha từng là thày dạy học cho vua Thành Thái và vua Duy Tân khi còn là Hoàng tử, nên ông có dịp thân cận với nhà vua. Hai thủ lĩnh Thái Phiên, Trần Cao Vân giao phó đặc trách công tác tư tưởng cách mạng với vua Duy Tân. Nhà vua yêu nước đã hưởng ứng và trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa Bính Thìn (1916). Lê Châu Nam được tham đự bàn cơ mun hành động với các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, Lê Cơ, Nguyễn Sụy (Nguyễn Thụy), Phan Thành Tài, Lê Đình Dương, Lê Châu Hàn, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu. Ông được giao cho giữ mối liên lạc giữa nhà vua và ban lãnh đạo khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa vào ngày mùng 3 tháng giêng năm Bính Thìn quyết định khởi sự vào 9 giờ đêm hôm đó. Song do sự phản bội của những tên Việt gian bán nước mà cuộc khởi nghĩa bị lộ, giặc Pháp đã kịp thời đối phó. Các ông thấy đã đến giờ mà không thấy súng thần công nổ làm hiệu lệnh thì bỗng nhiên giặc Pháp kéo đến, đồng thời nghe tiếng kêu khói ở trong cung vang động. Thái Phiên biết đại sự đã đổ vỡ, ông Thái Phiên bèn bảo Lê Châu Nam qua bến Ngự báo hung tin. Nhà vua nghe xong thở dài: “Thôi việc như rứa thì hay rứa, chừ thày đi tìm mời thày phó” (tức Thái Phiên đến nhận mệnh). Ông vội ra đi và liền ngay sau đó, ông lại đến gặp lại nhà vua với hai thị vệ thân tín là Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu phò vua Duy Tân xuất bôn. Chính ông là người cõng vua Duy Tân băng thành trong đêm khởi nghĩa năm Bính Thìn (1916). VI thế ông bị giặc Pháp bắt cùng vói các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phan Thành Tài, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu. Tất cả đều bị kết án hình, hành quyết vào ngày 17 tháng 5 năm 1916. Riêng ông may mắn thoát chết nhờ uy thế của thân phụ và Thượng thư Bộ Hình Hồ Đắc Trung mà chỉ bị án tù 10 năm, nhưng thực dân Pháp giam giữ ông tới vài chục năm mới thả. Ông trở về thì phong trào Việt Minh đang lên cao, ông tích cực hoạt động và tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Đêm 1 tháng 8 năm Giáp Thìn (1946) ông bị chết một cách thê thảm. Ông được táng ở nghĩa địa Lê tộc cùng với cha mẹ, anh là Lê Cảnh Hàn tại phường Bắc Mỹ An, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Bình luận