Nguyễn Háo Vĩnh sinh ngày 19 tháng 2 năm 1893 tại làng Bình Đức, Long Xuyên. Theo chủ trương của Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành, năm 1905 đưa thanh niên Việt Nam “Đông du” sang Nhật học.
Nguyễn Háo Vĩnh khi đó ở vào tuổi 13 nhưng tác phong nhanh nhẹn, học hà thông minh, sớm căm thù giặc Pháp cướp nước nên được cử đi học đợt đầu ở Nam Kỳ.
Sang Nhật, Nguyễn Háo Vĩnh vào học trường công nghệ, song hoạt động của phong trào Đông du đã bị mật thám Pháp theo dõi chặt chẽ.
Năm 1909 nhà cầm quyền Pháp thông đồng với chính quyền Nhật Bản trục xuất Phan Bội Châu, Cường Để và du học sinh Việt Nam tại Nhật. Phần lớn học sinh chạy về Trung Quốc, Xiêm La. Riêng Nguyễn Háo Vĩnh được ông Nguyễn Háo Văn đón về Hồng Kông tiếp tục học ở trường Saint Joseph English.
Khi Nguyễn Háo Vĩnh về nước thì xảy ra việc Minh Tâm công nghệ do các ông Trần Chánh Chiếu, Đặng Thúc Liêng đang xúc tiến xây dựng nhà máy diêm quẹt ở Mỹ Tho phải ngừng lại vì không được nhà cầm quyền cấp phép.
Trước tình hình đó Nguyễn Háo Văn dẫn Nguyễn Háo Vĩnh đến trình diện Toàn quyền Klobukowski. Nguyễn Háo Vĩnh bị Toàn quyền Đông Dương tra hỏi anh sang Nhật học do ai cung cấp tiền. Nguyễn Háo Vĩnh bình tĩnh trả lời: “Tôi đi Nhật học do tiền của công ty Minh tân cung cấp để sau này trở về trông nom xưởng diêm quẹt của công ty”.
Với ý đồ gài Nguyễn Háo Vĩnh vào tổ chức Minh tân để thực hiện âm mưu phá tổ chức yêu nước từ trong phá ra, Toàn quyền Klobu Kowski hỏi ông Nguyễn Háo Văn có muốn mua lại cổ phần Minh tân công nghệ không? Ông Nguyễn Háo Văn trả lời là muốn mua phần lớn cổ phần công ty Minh tân để Nguyễn Háo Vĩnh nắm quyền kiểm soát nhà máy diêm quẹt Mỹ Tho. Toàn quyền Đông Dương bắt Trần Chánh Chiếu giao quyền điều khiển nhà máy hợp quẹt cho Nguyễn Háo Vĩnh, không giao cho Đặng Thúc Liêng nữa. Trần Chánh Chiếu thực hiện ngay lệnh của Toàn quyền Đông Dương.
Từ đó Nguyễn Háo Vĩnh tiếp tục xây dựng và quản lý nhà máy diêm quẹt. Khi nhà máy đã đi vào hoạt động có nền nếp, Nguyễn Háo Vĩnh tuyên bố xưởng bị thua lỗ xin toà phát mãi để giao tiền lại cho Minh tân.
Từ ngày 3/11/1909 Kỳ Ngoại hầu Cường Để bị Chính phủ Nhật trục xuất, Cường Để về Hồng Kông. Năm 1913, chí sĩ Nguyễn Thần Hiến từ Nam Kỳ vượt biển sang Hồng Kông mời Kỳ Ngoại hầu Cường Để về N Kỳ để lòng dân tin tưởng. Cuối tháng 5/1913 Nguyễn Háo Vĩnh khi đó đang học ở Hổng Kông đã giúp Kỳ Ngoại hầu về Nam Kỳ. Cường Để trở lại Hồng Kông cũng bị mật thám Anh bắt, ông Nguyễn Háo Vĩnh và ông Lâm Cần ở Hồng Kông thuê luật sư bào chữa với tiền thế chân là 2000 đồng, nên Cường Để chỉ bị giam 8 ngày thì được tha. Sau đó Cường Để đi Anh, đem theo ông Trương Duy Toản giỏi tiếng Pháp, Đồ Văn Y giỏi tiếng Đức, Lâm Tỷ giỏi tiếng Anh từ Singgapor đi Luân Đôn (Anh). Nguyễn Háo Vĩnh sau khi tốt nghiệp ở Hồng Kông cũng đi Luân Đôn liên lạc với Cường Để.
Năm 1916 Nguyễn Háo Vĩnh bị mật thám Anh bắt ở Hồng Kông giao cho mật thám Pháp ở Sài Gòn. Toà kết án tử hình, sau nhờ cụ Nguyễn Háo Văn chạy chọt, nên được giảm án. Khoảng năm 1923 được tha, ông trở về Sài Gòn làm báo. Ông là sáng lập viên của hai tò báo Hoàn Cầu tân văn và Nam Kỳ kinh tế báo. Ông cũng là chủ nhà in Xưa Nay ở Sài Gòn.
Năm 1928, Nguyễn Háo Vĩnh bị bắt giải ra toà về tội “rải giấy in nói chuyện” tầm bậy (thực ra là chuyện chính trị).
Ngày 29/7/1934 Nguyễn Háo Vĩnh thọ pháp pháp (tu theo pháp môn Cao Đài Chiếu minh tam thanh).
Nguyễn Háo Vĩnh mất ngày 19 tháng 6 năm Tân Tỵ (1941). Mộ phần xây có tháp tại trước nhà đàn mang tên “Trước Tiết Tàng Thơ” tại Thủ Thiêm, Thủ Đức nay là phường An Khánh quận 2 thành phố Hồ Chí Minh mà ông xây dựng từ khi chưa theo đạo Cao Đài.
Nguyễn Háo Vĩnh sinh ngày 19 tháng 2 năm 1893 tại làng Bình Đức, Long Xuyên. Theo chủ trương của Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành, năm 1905 đưa thanh niên Việt Nam “Đông du” sang Nhật học.
Nguyễn Háo Vĩnh khi đó ở vào tuổi 13 nhưng tác phong nhanh nhẹn, học hà thông minh, sớm căm thù giặc Pháp cướp nước nên được cử đi học đợt đầu ở Nam Kỳ.
Sang Nhật, Nguyễn Háo Vĩnh vào học trường công nghệ, song hoạt động của phong trào Đông du đã bị mật thám Pháp theo dõi chặt chẽ.
Năm 1909 nhà cầm quyền Pháp thông đồng với chính quyền Nhật Bản trục xuất Phan Bội Châu, Cường Để và du học sinh Việt Nam tại Nhật. Phần lớn học sinh chạy về Trung Quốc, Xiêm La. Riêng Nguyễn Háo Vĩnh được ông Nguyễn Háo Văn đón về Hồng Kông tiếp tục học ở trường Saint Joseph English.
Khi Nguyễn Háo Vĩnh về nước thì xảy ra việc Minh Tâm công nghệ do các ông Trần Chánh Chiếu, Đặng Thúc Liêng đang xúc tiến xây dựng nhà máy diêm quẹt ở Mỹ Tho phải ngừng lại vì không được nhà cầm quyền cấp phép.
Trước tình hình đó Nguyễn Háo Văn dẫn Nguyễn Háo Vĩnh đến trình diện Toàn quyền Klobukowski. Nguyễn Háo Vĩnh bị Toàn quyền Đông Dương tra hỏi anh sang Nhật học do ai cung cấp tiền. Nguyễn Háo Vĩnh bình tĩnh trả lời: “Tôi đi Nhật học do tiền của công ty Minh tân cung cấp để sau này trở về trông nom xưởng diêm quẹt của công ty”.
Với ý đồ gài Nguyễn Háo Vĩnh vào tổ chức Minh tân để thực hiện âm mưu phá tổ chức yêu nước từ trong phá ra, Toàn quyền Klobu Kowski hỏi ông Nguyễn Háo Văn có muốn mua lại cổ phần Minh tân công nghệ không? Ông Nguyễn Háo Văn trả lời là muốn mua phần lớn cổ phần công ty Minh tân để Nguyễn Háo Vĩnh nắm quyền kiểm soát nhà máy diêm quẹt Mỹ Tho. Toàn quyền Đông Dương bắt Trần Chánh Chiếu giao quyền điều khiển nhà máy hợp quẹt cho Nguyễn Háo Vĩnh, không giao cho Đặng Thúc Liêng nữa. Trần Chánh Chiếu thực hiện ngay lệnh của Toàn quyền Đông Dương.
Từ đó Nguyễn Háo Vĩnh tiếp tục xây dựng và quản lý nhà máy diêm quẹt. Khi nhà máy đã đi vào hoạt động có nền nếp, Nguyễn Háo Vĩnh tuyên bố xưởng bị thua lỗ xin toà phát mãi để giao tiền lại cho Minh tân.
Từ ngày 3/11/1909 Kỳ Ngoại hầu Cường Để bị Chính phủ Nhật trục xuất, Cường Để về Hồng Kông. Năm 1913, chí sĩ Nguyễn Thần Hiến từ Nam Kỳ vượt biển sang Hồng Kông mời Kỳ Ngoại hầu Cường Để về N Kỳ để lòng dân tin tưởng. Cuối tháng 5/1913 Nguyễn Háo Vĩnh khi đó đang học ở Hổng Kông đã giúp Kỳ Ngoại hầu về Nam Kỳ. Cường Để trở lại Hồng Kông cũng bị mật thám Anh bắt, ông Nguyễn Háo Vĩnh và ông Lâm Cần ở Hồng Kông thuê luật sư bào chữa với tiền thế chân là 2000 đồng, nên Cường Để chỉ bị giam 8 ngày thì được tha. Sau đó Cường Để đi Anh, đem theo ông Trương Duy Toản giỏi tiếng Pháp, Đồ Văn Y giỏi tiếng Đức, Lâm Tỷ giỏi tiếng Anh từ Singgapor đi Luân Đôn (Anh). Nguyễn Háo Vĩnh sau khi tốt nghiệp ở Hồng Kông cũng đi Luân Đôn liên lạc với Cường Để.
Năm 1916 Nguyễn Háo Vĩnh bị mật thám Anh bắt ở Hồng Kông giao cho mật thám Pháp ở Sài Gòn. Toà kết án tử hình, sau nhờ cụ Nguyễn Háo Văn chạy chọt, nên được giảm án. Khoảng năm 1923 được tha, ông trở về Sài Gòn làm báo. Ông là sáng lập viên của hai tò báo Hoàn Cầu tân văn và Nam Kỳ kinh tế báo. Ông cũng là chủ nhà in Xưa Nay ở Sài Gòn.
Năm 1928, Nguyễn Háo Vĩnh bị bắt giải ra toà về tội “rải giấy in nói chuyện” tầm bậy (thực ra là chuyện chính trị).
Ngày 29/7/1934 Nguyễn Háo Vĩnh thọ pháp pháp (tu theo pháp môn Cao Đài Chiếu minh tam thanh).
Nguyễn Háo Vĩnh mất ngày 19 tháng 6 năm Tân Tỵ (1941). Mộ phần xây có tháp tại trước nhà đàn mang tên “Trước Tiết Tàng Thơ” tại Thủ Thiêm, Thủ Đức nay là phường An Khánh quận 2 thành phố Hồ Chí Minh mà ông xây dựng từ khi chưa theo đạo Cao Đài.