Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Trần Hoành

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Trần Hoành (Cửu Cai) hiệu Phước Bình, sinh năm 1878, quê ở làng Phương Sơn, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (Sách “Phong trào Duy tân” của Nguyễn Văn Xuân, Nxb Đà Nẵng viết quê ông ở làng Phước Bình, huvện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).

Năm 1902 Trần Hoành làm thông ngôn ở mỏ than Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. Năm 1905, ông tham gia phong trào Duy tân cùng với Phan Chu Trinh. Trần Hoành hoạt động trong nhóm Minh Xã do Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng chủ trương, hoạt động theo đường lối ôn hòa như tích cực vận động mở trường học chữ quốc ngữ, dùng hàng nội hóa, chống mê tín dị đoạn, đàn ông cắt tóc ngắn. Trong việc mở mang Tân học, ông hăng hái cổ động học chữ quốc ngữ, chữ Pháp.

Năm 1906, ông là người mở trường và là giám đốc trường Phước Bình. Trường lập ở Quế Sơn gần Đèo Le, cạnh làng Trung Lộc không xa khu vực Tân tỉnh của nghĩa quân Cần vương Nguyễn Duy Hiệu. Đầu năm 1908, Quảng Nam, Quảng Ngãi phát động phong trào xin xâu, chống thuế. Đến tháng 3/1908 phong trào lan ra Quảng Trị đã được Trần Hoành hưởng ứng. Ông bị mật thám truy lùng ráo riết, nên chuyển vào hoạt động bí mật ở Quảng Trị, Quảng Nam và ở cả Nam Kỳ. Năm 1912 ông bị thực dân Pháp bắt ở Mỹ Tho và đầy ra Côn Đảo. Ngày 20 tháng 8 năm 1917, Trần Hoành, Phan Kim Đài, Nguyễn Đình Kiên đóng bè vượt ngục Côn Đảo, hoạt động ở tỉnh Bình Thuận. Trên đường ông vào Nam Kỳ cổ động cho cách mạng, ngày 25 tháng 9 ông lại bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo.

Trần Hoành là một trong những người hăng hái tìm cách vượt ngục Côn Đảo trở về đất liền phục hồi phong trào cách mạng. Ngày 20 tháng 8 năm 1917, Trần Hoành, Phan Kim Đài, Nguyễn Đình Kiên đóng bè vượt ngục Côn Đảo. Năm, sáu ngày đêm liền, sáu ngày lênh đênh giữa biển cả, trên trời, dưới nước. Đồ ăn không còn, không đói lắm nhưng nước ngọt cạn kiệt. Khát quá mọi người phải nhúng người xuống biển cho đỡ khát. Mấy anh em tuyệt vọng chờ chết. Đến ngày thứ 6 thì nhìn thấy núi và đất liền, nhưng còn xa bờ. Anh em cố chèo, nhưng còn cách xa bờ. Gọi cứu, người trong bờ nghe tiếng, nhưng không ai ra cứu. Cuối cùng lợi dụng sóng to, anh em cố chèo lái cùng vào được bờ. Mọi người vừa đói, vừa mệt, họ nằm ngay trên bờ ngủ say như chết. Sau khi hỏi thăm thì được biết đây là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận, từ bãi biển ra tới đường xe lửa phải đi một ngày đường. Sáu người tìm vào một nhà dân mua gạo nấu cơm ăn. Khi đó thực dân Pháp đã thông báo cho các tỉnh, các bến xe, ga tầu hỏa truy nã các ông. Những ngư̖ dân nghi ngờ các ông là tù vượt ngục, may là trong anh em có người mang trong mình một tờ giấy chữ Tây có dấu của Tham biện nên dân bán gạo và cho nấu cơm nhờ. Sau khi ăn uống nghỉ ngơi, ba người trở về lục tỉnh, còn hai người trở ra bắc Trung Kỳ, Cửu Cai cũng đi tầu hỏa cùng với hai người ra bắc Trung Kỳ, nhưng ông ở lại hoạt động ở tỉnh Bình Thuận. Trên đường ông vào Nam Kỳ cổ động cho cách mạng, ngày 25 tháng 9 ông lại bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Ở Côn Đảo, ông lại vượt ngục lại tổ chức vượt ngục, lại bị bắt. Ông được anh em tù chính trị gọi là “Vua vượt ngục”.

Từ năm 1927 đến năm 1930, ông làm quản đốc nhà in báo Tiếng Dân cho cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ông mất năm 1945.

Trần Hoành (Cửu Cai) hiệu Phước Bình, sinh năm 1878, quê ở làng Phương Sơn, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (Sách “Phong trào Duy tân” của Nguyễn Văn Xuân, Nxb Đà Nẵng viết quê ông ở làng Phước Bình, huvện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).

Năm 1902 Trần Hoành làm thông ngôn ở mỏ than Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. Năm 1905, ông tham gia phong trào Duy tân cùng với Phan Chu Trinh. Trần Hoành hoạt động trong nhóm Minh Xã do Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng chủ trương, hoạt động theo đường lối ôn hòa như tích cực vận động mở trường học chữ quốc ngữ, dùng hàng nội hóa, chống mê tín dị đoạn, đàn ông cắt tóc ngắn. Trong việc mở mang Tân học, ông hăng hái cổ động học chữ quốc ngữ, chữ Pháp.

Năm 1906, ông là người mở trường và là giám đốc trường Phước Bình. Trường lập ở Quế Sơn gần Đèo Le, cạnh làng Trung Lộc không xa khu vực Tân tỉnh của nghĩa quân Cần vương Nguyễn Duy Hiệu. Đầu năm 1908, Quảng Nam, Quảng Ngãi phát động phong trào xin xâu, chống thuế. Đến tháng 3/1908 phong trào lan ra Quảng Trị đã được Trần Hoành hưởng ứng. Ông bị mật thám truy lùng ráo riết, nên chuyển vào hoạt động bí mật ở Quảng Trị, Quảng Nam và ở cả Nam Kỳ. Năm 1912 ông bị thực dân Pháp bắt ở Mỹ Tho và đầy ra Côn Đảo. Ngày 20 tháng 8 năm 1917, Trần Hoành, Phan Kim Đài, Nguyễn Đình Kiên đóng bè vượt ngục Côn Đảo, hoạt động ở tỉnh Bình Thuận. Trên đường ông vào Nam Kỳ cổ động cho cách mạng, ngày 25 tháng 9 ông lại bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo.

Trần Hoành là một trong những người hăng hái tìm cách vượt ngục Côn Đảo trở về đất liền phục hồi phong trào cách mạng. Ngày 20 tháng 8 năm 1917, Trần Hoành, Phan Kim Đài, Nguyễn Đình Kiên đóng bè vượt ngục Côn Đảo. Năm, sáu ngày đêm liền, sáu ngày lênh đênh giữa biển cả, trên trời, dưới nước. Đồ ăn không còn, không đói lắm nhưng nước ngọt cạn kiệt. Khát quá mọi người phải nhúng người xuống biển cho đỡ khát. Mấy anh em tuyệt vọng chờ chết. Đến ngày thứ 6 thì nhìn thấy núi và đất liền, nhưng còn xa bờ. Anh em cố chèo, nhưng còn cách xa bờ. Gọi cứu, người trong bờ nghe tiếng, nhưng không ai ra cứu. Cuối cùng lợi dụng sóng to, anh em cố chèo lái cùng vào được bờ. Mọi người vừa đói, vừa mệt, họ nằm ngay trên bờ ngủ say như chết. Sau khi hỏi thăm thì được biết đây là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận, từ bãi biển ra tới đường xe lửa phải đi một ngày đường. Sáu người tìm vào một nhà dân mua gạo nấu cơm ăn. Khi đó thực dân Pháp đã thông báo cho các tỉnh, các bến xe, ga tầu hỏa truy nã các ông. Những ngư̖ dân nghi ngờ các ông là tù vượt ngục, may là trong anh em có người mang trong mình một tờ giấy chữ Tây có dấu của Tham biện nên dân bán gạo và cho nấu cơm nhờ. Sau khi ăn uống nghỉ ngơi, ba người trở về lục tỉnh, còn hai người trở ra bắc Trung Kỳ, Cửu Cai cũng đi tầu hỏa cùng với hai người ra bắc Trung Kỳ, nhưng ông ở lại hoạt động ở tỉnh Bình Thuận. Trên đường ông vào Nam Kỳ cổ động cho cách mạng, ngày 25 tháng 9 ông lại bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Ở Côn Đảo, ông lại vượt ngục lại tổ chức vượt ngục, lại bị bắt. Ông được anh em tù chính trị gọi là “Vua vượt ngục”.

Từ năm 1927 đến năm 1930, ông làm quản đốc nhà in báo Tiếng Dân cho cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ông mất năm 1945.

Bình luận