Hồ Phi Huyền còn gọi là Hồ Phi Thống, ông là cháu năm đời Hồ Phi Tích, là cháu ngoại tiến sĩ Văn Đức Giai, là con cử nhân Hồ Phi Tự – một nhân vật phong trào Cần vương ở Nghệ An.
Ông sinh năm 1879 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Phi Huyền sớm nổi tiếng thông minh và cương trực.
Ông đậu cử nhân khoa thi Hương ở Nghệ An năm Canh Tý (1900) khi 21 tuổi, đồng khoa với Phan Bội Châu.
Ông không ra làm quan mà hoạt động trong Duy tân hội và phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo. Ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tù.
Ra tù, khoảng từ 1910 đến 1915, Hồ Phi Huyền dạy học, làm thuốc và viết sách.
Ông tổ chức các lớp học kiểu mới dạy cả chữ Hán, chữ Quốc ngữ, toán, vẽ, thể dục, âm nhạc, đánh cờ. Thông qua sách báo của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vy là các nhà cải cách lớn ở Trung Quốc, ông truyền bá tư tưởng dân chủ và tinh thần yêu nước cho học sinh. Hồ Phi Huyền còn là một nhà một nhà trước tác chủ yếu là về triết học, y học, văn học. Trong đó “Nhân đạo quyền hành” do ông soạn thảo từ năm 1920 bằng Hán văn đăng trên Nam Phong, nãm 1929 dịch ra tiếng Việt đăng trên báo Thanh – Nghệ – Tĩnh năm 1934, in thành sách năm 1936. Quyển sách mỏng có 100 trang nhưng có tầm tư duy cao. Sách ra đời được nhiều người chú ý.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao phẩm chất và tư tưởng cũng như trước tác của Hồ Phi Huyền.
Nhà văn Sơn Tùng đã ghi lại Hồi ký của ông Vũ Đình Huỳnh, Bí thư của Hồ Chủ tịch từ Hội nghị Tân Trào.
Chuyện này xảy ra vào năm 1946 khi đất nước đang bị lâm nguy. Ở phía Bắc thì từ biên giới Việt – Trung đến vĩ tuyến 16, 20 vạn quân Tưởng, kéo theo bọn phản động tràn vào với âm mưu lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh; ở phía Nam vĩ tuyến 16 trở vào thì giặc Pháp núp sau quân Anh – Ấn gây hấn ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Giữa lúc đất nước đang lâm nguy như vậy, Hồ Chủ tịch tìm đến tận phòng làm việc của ông Huỳnh. Bác bảo: “Lần này có việc ủy thác chú đi mời đón một nhà túc nho thông thiên địa nhân. Bậc nho sĩ này đồng khoa, đồng đạo với các cụ Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế”. Tôi (V.Đ.H) đi đón khách… Bữa cơm đãi khách thật đạm bạc mà ngon lành thanh kt. Hồ Chủ tịch đón tiếp cụ Hồ Phi Huyền không đơn thuần như một vị nhân sĩ, mà còn là một bậc thân tri cố cựu… Mời cụ ra giúp nước, nhưng cụ biết mệnh phận không còn. Cụ phải thốt ra: “Quốc gia đa cổ, các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn đều ra gánh vác việc nước với cụ Hồ, tôi thì mệnh tận”. Tuy mệnh tận, ra gặp Bác Hồ, khi bái biệt, cụ còn thưa: “Xin Chủ tịch lưu tâu, thời mệnh trong thế cực này, chúng ta phải trải qua: thiên đô bảo chủ quốc tôn, độn thổ trường kỳ kháng địch”. Sau đố cụ Hồ Phi Huyền trở về quê và mất ngày 25 tháng 12 năm 1946, lời tiên tri bỏ thủ đô và kháng chiến trường kỳ là đúng”.
Ngoài tác phẩm “Nhân đạo quyền hành” Hồ Phi Huyền còn có các tác phẩm “Y học toát yếu”, “Đạm Trai văn tập”, “Kỳ thuật” (dạy đánh cờ).
Hồ Phi Huyền còn gọi là Hồ Phi Thống, ông là cháu năm đời Hồ Phi Tích, là cháu ngoại tiến sĩ Văn Đức Giai, là con cử nhân Hồ Phi Tự – một nhân vật phong trào Cần vương ở Nghệ An.
Ông sinh năm 1879 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Phi Huyền sớm nổi tiếng thông minh và cương trực.
Ông đậu cử nhân khoa thi Hương ở Nghệ An năm Canh Tý (1900) khi 21 tuổi, đồng khoa với Phan Bội Châu.
Ông không ra làm quan mà hoạt động trong Duy tân hội và phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo. Ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tù.
Ra tù, khoảng từ 1910 đến 1915, Hồ Phi Huyền dạy học, làm thuốc và viết sách.
Ông tổ chức các lớp học kiểu mới dạy cả chữ Hán, chữ Quốc ngữ, toán, vẽ, thể dục, âm nhạc, đánh cờ. Thông qua sách báo của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vy là các nhà cải cách lớn ở Trung Quốc, ông truyền bá tư tưởng dân chủ và tinh thần yêu nước cho học sinh. Hồ Phi Huyền còn là một nhà một nhà trước tác chủ yếu là về triết học, y học, văn học. Trong đó “Nhân đạo quyền hành” do ông soạn thảo từ năm 1920 bằng Hán văn đăng trên Nam Phong, nãm 1929 dịch ra tiếng Việt đăng trên báo Thanh – Nghệ – Tĩnh năm 1934, in thành sách năm 1936. Quyển sách mỏng có 100 trang nhưng có tầm tư duy cao. Sách ra đời được nhiều người chú ý.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao phẩm chất và tư tưởng cũng như trước tác của Hồ Phi Huyền.
Nhà văn Sơn Tùng đã ghi lại Hồi ký của ông Vũ Đình Huỳnh, Bí thư của Hồ Chủ tịch từ Hội nghị Tân Trào.
Chuyện này xảy ra vào năm 1946 khi đất nước đang bị lâm nguy. Ở phía Bắc thì từ biên giới Việt – Trung đến vĩ tuyến 16, 20 vạn quân Tưởng, kéo theo bọn phản động tràn vào với âm mưu lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh; ở phía Nam vĩ tuyến 16 trở vào thì giặc Pháp núp sau quân Anh – Ấn gây hấn ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Giữa lúc đất nước đang lâm nguy như vậy, Hồ Chủ tịch tìm đến tận phòng làm việc của ông Huỳnh. Bác bảo: “Lần này có việc ủy thác chú đi mời đón một nhà túc nho thông thiên địa nhân. Bậc nho sĩ này đồng khoa, đồng đạo với các cụ Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế”. Tôi (V.Đ.H) đi đón khách… Bữa cơm đãi khách thật đạm bạc mà ngon lành thanh kt. Hồ Chủ tịch đón tiếp cụ Hồ Phi Huyền không đơn thuần như một vị nhân sĩ, mà còn là một bậc thân tri cố cựu… Mời cụ ra giúp nước, nhưng cụ biết mệnh phận không còn. Cụ phải thốt ra: “Quốc gia đa cổ, các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn đều ra gánh vác việc nước với cụ Hồ, tôi thì mệnh tận”. Tuy mệnh tận, ra gặp Bác Hồ, khi bái biệt, cụ còn thưa: “Xin Chủ tịch lưu tâu, thời mệnh trong thế cực này, chúng ta phải trải qua: thiên đô bảo chủ quốc tôn, độn thổ trường kỳ kháng địch”. Sau đố cụ Hồ Phi Huyền trở về quê và mất ngày 25 tháng 12 năm 1946, lời tiên tri bỏ thủ đô và kháng chiến trường kỳ là đúng”.
Ngoài tác phẩm “Nhân đạo quyền hành” Hồ Phi Huyền còn có các tác phẩm “Y học toát yếu”, “Đạm Trai văn tập”, “Kỳ thuật” (dạy đánh cờ).