Nguyễn Thức Đường, hiệu Càn Kiệm, khi đi du học thì đổi là Trần Hữu Lực. Ông sinh năm 1885 tại làng Đông Chữ, nay là xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là con cụ Nguyễn Thức Tự, giữ chức Sơn phòng sứ. Khi Tự Đức kí Hòa ước với Pháp, cụ cáo quan về quê dạy học, Phan Bội Châu cũng theo học cụ. Ông là em trai Nguyễn Thức Canh, anh trai Nguyễn Thức Bao, cũng xuất dương sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đức du học. Nguyễn Thức Đường từ thuở thiếu niên đã là người tuấn tú, thông minh, một người có bản lĩnh, có ý chí. Ông được Phan Bội Châu, học trò của cha mình dìu dắt. Phan Bội Châu viết về ông có đoạn: “Ông Trần Hữu Lực, người Nghệ An, nguyên tên là Nguyễn Thức Đường, con trai Đông Khê tiên sinh là thày học của tôi. Nhà đời đời nghiệp nho, mà tính chất ông khác một cách, có thái độ như một nhà võ sĩ đời xưa. Lúc ông 15 tuổi, thấy được quyển Lưu cần huyết lệ của tôi làm, bèn lấy trộm về nhà, đọc lén một mình, từ đó bỏ quách văn cử nghiệp, không chịu tập nữa, chuyên theo các anh em du hiệp học những việc múa gậy, đánh gươm, đã từng giết một tên cử nhân mà ăn lương chó săn tức là Nguyễn Điềm”. Giết Điềm chết rồi, ông chuyên làm những chính sách bạo động ở trong nước. Ông Ngư Hải sợ làm mất tiền đồ của ông, mới cưỡng bức ông xuất dương. Ông sang Nhật vào học trường Đồng Văn thư viện, nhanh chóng trở thành một học sinh xuất sắc. (Nguyễn Điềm là tên năm 1902 đã tố cáo với Pháp việc Phan Bội Châu định lấy tỉnh thành Nghệ An).
Sau khi thực dân Pháp ở Đông Dương thông đồng với Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và học sinh Việt Nam khỏi Nhật Bản, Trần Hữu Lực cũng như Hoàng Trọng Mậu và nhiều học sinh khác về Trung Quốc, ông vừa lao động kiếm sống, vừa học tiếng bạch thoại, tiếng Hoa Bắc, Hoa Nam.
Đúng lúc đó Thái Tùng Ba ở Quảng Tây đương huyện binh có nhà Lục quân cán bộ học đường (còn gọi là Quảng Tây học hiệu) chiêu sinh. Trần Hữu Lực đổi tên, mang quốc tịch Trung Hoa cùng Nguyễn Tiên Đầu, Nguyễn Thái Bạt ba người cùng đồng thời vào nhà quân hiệu học tập nghề làm tướng. Ba năm ở nhà Học hiệu thường hăng hái như tới giữa chiến trường. Sau khi tốt nghiệp trở về Quảng Đông, được bổ làm thiếu úy, xuất lĩnh một đội nhỏ, hễ đến lúc thao luyện, quân sĩ đều kinh sợ lắm”.
(Nguyễn Tiêu Đầu tức Nguyền Bá Trác, về sau đầu thú giặc, viết báo Nam Phong, cuối cùng ra làm quan đến chức Thị lang của triều đình Huế, tay sai đắc lực của thực dân Pháp).
Cách mạng Tân Hợi (1911) thành công, là cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Phan Bội Châu, Nguyễn Thức Đường và nhiều nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc, ở Xiêm đều trở về Quảng Đông. Năm 1912, Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập một tổ chức cách mạng mới là Việt Nam Quang Phục hội. Trần Hữu Lực được ủy nhiệm cùng Hoàng Trọng Mậu ủy viên trưởng phụ trách Quân vụ viết Tuyên cáo của Việt Nam Quang phục hội và Thư gửi đổng bào Nghệ Tĩnh trong dịp thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Nhưng bọn cai trị Pháp ở Đông Dương đã cấu kết với Long Tế Quang, Tổng đốc Quảng Đông bắt những nhà cách mạng Việt Nam nộp cho Pháp. Trước tình hình đó, Trần Hữu Lực tự nguyện sang Xiêm La, tổ chức toán quân Việt kiều quang phục. Phan Bội Châu lấy danh Quang Phục hội Tổng lý ủy ông làm Trú Xiêm Quang Phục hội chi bộ bộ trưởng. Ông bôn tẩu trên đất Xiêm, hễ chỗ nào có kiều dân Việt Nam là đến tuyên truyền, vận động. Kết quả ông thành lập được đội quân trên 60 người, trang bị vũ khí đầy đủ, dự định vượt biên giới qua Lào đánh vào Nam Trung Bộ. Chính phủ Xiêm đã thỏa thuận với nhà cầm quyền Pháp bắt các nhà cách mạng Việt Nam. Hai tên mật thám Pháp, một tên là Hùng người Bắc Kỳ, một tên người Trung Kỳ được cảnh sát Xiêm giúp sức lùng sục ông ở khắp nơi. Chúng bắt được ông trên một chuyến tầu và được trao cho chính quyền Pháp để đổi lấy tù chính trị người Ấn Độ ở Sài Gòn. Giặc Pháp đưa ông về Hà Nội, giam ở nhà lao Hỏa Lò, chúng biết ông là một nhân vật quan trọng trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội, đang chỉ huy một đội quân ở Xiêm nên ra sức dụ dỗ: “Nếu ông thu phục thì sẽ được tha tội”. Ông giữ vững ý chí. Bọn mật thám dùng đủ mọi cực hình tra tấn ông, song ông vẫn bền gan, vững chí, không tiết lộ bí mật của tổ chức không hề khai báo một người nào đã về nước và cơ sở của Hội ở trong nước cũng như ở Xiêm.
Không khai thác được gì ở ông, ngày 20 tháng 12 năm Ất Dậu (22 tháng 1 năm 1916) chúng đưa ông cùng với Hoàng Trọng Mậu vừa là bạn, vừa cùng quê, vừa là đồng chí thân thiết của ông, ra bắn ở trường bắn Bạch Mai.
Nguyễn Thức Đường, hiệu Càn Kiệm, khi đi du học thì đổi là Trần Hữu Lực. Ông sinh năm 1885 tại làng Đông Chữ, nay là xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là con cụ Nguyễn Thức Tự, giữ chức Sơn phòng sứ. Khi Tự Đức kí Hòa ước với Pháp, cụ cáo quan về quê dạy học, Phan Bội Châu cũng theo học cụ. Ông là em trai Nguyễn Thức Canh, anh trai Nguyễn Thức Bao, cũng xuất dương sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đức du học. Nguyễn Thức Đường từ thuở thiếu niên đã là người tuấn tú, thông minh, một người có bản lĩnh, có ý chí. Ông được Phan Bội Châu, học trò của cha mình dìu dắt. Phan Bội Châu viết về ông có đoạn: “Ông Trần Hữu Lực, người Nghệ An, nguyên tên là Nguyễn Thức Đường, con trai Đông Khê tiên sinh là thày học của tôi. Nhà đời đời nghiệp nho, mà tính chất ông khác một cách, có thái độ như một nhà võ sĩ đời xưa. Lúc ông 15 tuổi, thấy được quyển Lưu cần huyết lệ của tôi làm, bèn lấy trộm về nhà, đọc lén một mình, từ đó bỏ quách văn cử nghiệp, không chịu tập nữa, chuyên theo các anh em du hiệp học những việc múa gậy, đánh gươm, đã từng giết một tên cử nhân mà ăn lương chó săn tức là Nguyễn Điềm”. Giết Điềm chết rồi, ông chuyên làm những chính sách bạo động ở trong nước. Ông Ngư Hải sợ làm mất tiền đồ của ông, mới cưỡng bức ông xuất dương. Ông sang Nhật vào học trường Đồng Văn thư viện, nhanh chóng trở thành một học sinh xuất sắc. (Nguyễn Điềm là tên năm 1902 đã tố cáo với Pháp việc Phan Bội Châu định lấy tỉnh thành Nghệ An).
Sau khi thực dân Pháp ở Đông Dương thông đồng với Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và học sinh Việt Nam khỏi Nhật Bản, Trần Hữu Lực cũng như Hoàng Trọng Mậu và nhiều học sinh khác về Trung Quốc, ông vừa lao động kiếm sống, vừa học tiếng bạch thoại, tiếng Hoa Bắc, Hoa Nam.
Đúng lúc đó Thái Tùng Ba ở Quảng Tây đương huyện binh có nhà Lục quân cán bộ học đường (còn gọi là Quảng Tây học hiệu) chiêu sinh. Trần Hữu Lực đổi tên, mang quốc tịch Trung Hoa cùng Nguyễn Tiên Đầu, Nguyễn Thái Bạt ba người cùng đồng thời vào nhà quân hiệu học tập nghề làm tướng. Ba năm ở nhà Học hiệu thường hăng hái như tới giữa chiến trường. Sau khi tốt nghiệp trở về Quảng Đông, được bổ làm thiếu úy, xuất lĩnh một đội nhỏ, hễ đến lúc thao luyện, quân sĩ đều kinh sợ lắm”.
(Nguyễn Tiêu Đầu tức Nguyền Bá Trác, về sau đầu thú giặc, viết báo Nam Phong, cuối cùng ra làm quan đến chức Thị lang của triều đình Huế, tay sai đắc lực của thực dân Pháp).
Cách mạng Tân Hợi (1911) thành công, là cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Phan Bội Châu, Nguyễn Thức Đường và nhiều nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc, ở Xiêm đều trở về Quảng Đông. Năm 1912, Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập một tổ chức cách mạng mới là Việt Nam Quang Phục hội. Trần Hữu Lực được ủy nhiệm cùng Hoàng Trọng Mậu ủy viên trưởng phụ trách Quân vụ viết Tuyên cáo của Việt Nam Quang phục hội và Thư gửi đổng bào Nghệ Tĩnh trong dịp thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Nhưng bọn cai trị Pháp ở Đông Dương đã cấu kết với Long Tế Quang, Tổng đốc Quảng Đông bắt những nhà cách mạng Việt Nam nộp cho Pháp. Trước tình hình đó, Trần Hữu Lực tự nguyện sang Xiêm La, tổ chức toán quân Việt kiều quang phục. Phan Bội Châu lấy danh Quang Phục hội Tổng lý ủy ông làm Trú Xiêm Quang Phục hội chi bộ bộ trưởng. Ông bôn tẩu trên đất Xiêm, hễ chỗ nào có kiều dân Việt Nam là đến tuyên truyền, vận động. Kết quả ông thành lập được đội quân trên 60 người, trang bị vũ khí đầy đủ, dự định vượt biên giới qua Lào đánh vào Nam Trung Bộ. Chính phủ Xiêm đã thỏa thuận với nhà cầm quyền Pháp bắt các nhà cách mạng Việt Nam. Hai tên mật thám Pháp, một tên là Hùng người Bắc Kỳ, một tên người Trung Kỳ được cảnh sát Xiêm giúp sức lùng sục ông ở khắp nơi. Chúng bắt được ông trên một chuyến tầu và được trao cho chính quyền Pháp để đổi lấy tù chính trị người Ấn Độ ở Sài Gòn. Giặc Pháp đưa ông về Hà Nội, giam ở nhà lao Hỏa Lò, chúng biết ông là một nhân vật quan trọng trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội, đang chỉ huy một đội quân ở Xiêm nên ra sức dụ dỗ: “Nếu ông thu phục thì sẽ được tha tội”. Ông giữ vững ý chí. Bọn mật thám dùng đủ mọi cực hình tra tấn ông, song ông vẫn bền gan, vững chí, không tiết lộ bí mật của tổ chức không hề khai báo một người nào đã về nước và cơ sở của Hội ở trong nước cũng như ở Xiêm.
Không khai thác được gì ở ông, ngày 20 tháng 12 năm Ất Dậu (22 tháng 1 năm 1916) chúng đưa ông cùng với Hoàng Trọng Mậu vừa là bạn, vừa cùng quê, vừa là đồng chí thân thiết của ông, ra bắn ở trường bắn Bạch Mai.