Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Lê Thị Đàn

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Lê Thị Đàn người xóm Chỉ, thôn An Hòa, làng Thế Lại Thượng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình khá giả, có truyền thống yêu nước. Lê Thị Đàn thông minh từ nhỏ, nết na, đức hạnh. B được cha mẹ cho theo học chữ Hán, nên sớm hiểu đạo lý làm người.(Việt Nam Danh nhân từ điển của Nguyền Huyên Anh, nhà sách Khai Trí, 62 Lê Lợi, Sài Gòn viết là Nguyễn Thị Đang, có bản chép là Lê Thị Đàn: Trong Tái sinh sinh (Sống trở lại). Phan Bội Châu lại viết là Âu Vân phu nhân – Bài này Phan Bội Châu viết trước khi ông bị bắt (năm 1925).

Tháng 5 năm 1904, hội Duy tân thành lập, Lê Thị Đàn cũng tham gia hoạt động. Phan Bội Châu đã đặt bí danh cho Đàn là Ấu Triệu – tức là “Bà Triệu nhỏ”.

Ấu Triệu đã liên hệ mật thiết với Nguyễn Thành, Đặng Thái Thân và các yếu nhân khác của hội Duy tân. Ấu Triệu đã lựa chọn những chị em là họ hàng, bạn bè thân thiết, nhưng phải là người chung thủy, dũng cảm thành lập ra các chi hội phụ nữ ở các tỉnh để lo từng việc của nhiệm vụ giao thông, liên lạc. Ấu Triệu đã học tập được ở các vị tiền bối phương pháp tuyên truyền, giáo dục đến tuyển chọn người vào tổ chức, đặc biệt là công tác giữ bí mật. Ấu Triệu đã cùng các chi hội phụ nữ đi buôn, khi là người vợ thăm chồng đang đi lính cho Chính phủ bảo hộ, lại có khi trong vai người gồng thuê, gánh mướn, áo quần tả tơi đi công khai trên đường, vượt qua các trạm kiểm soát, qua mắt các tên mật thám nhà nghề một cách an toàn. Có những việc cần kíp bà phải nhịn đói đi suốt đêm để tránh sự kiểm soát của địch. Lại có khi phải lẩn trốn trong rừng sâu hoặc trong buồng tối của các cơ sở tránh sự truy lùng gắt gao của mật thám. Chị em trong các chi hội cũng học tập được ở bà đức tính kiên trì, lòng quả cảm tận tụy để hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó trong hơn bốn năm trời sự liên lạc giữa ba kỳ Bắc – Trung – Nam được thông suốt, tiền gửi sang Nhật, tài liệu của Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng từ Nhật gửi về nước được đưa đến đúng địa chỉ không hề mất mát.

Bà đã cùng với Nguyễn Đình Tiến vận động thí sinh bỏ kỳ thi khóa sinh ở huyện Hương Trà để phản đối thực dân Pháp và Nam triều.

Trong chống thuế nổ ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi năm Mậu Thân (1908) bà đã cùng các ông Khóa Mãnh, Khóa Mộng kêu gọi nhân dân Thừa Thiên hưởng ứng. Căm thù giặc Pháp xâm lược và triều đình Huế, tay sai cho Pháp, Ấu Triệu không giữ nổi bình tĩnh và bí mật đã công khai chửi rủa thực dân Pháp và triều đình Huế, nên bị chúng bắt.

Bọn mật thám dùng đủ mọi cực hình tra tấn, nhưng bà vẫn không hề hé răng khai báo một lời. Chúng giải bà đến nhà lao Thừa Phủ (Huế), giao cho tên Trương Như Cương, Thượng thư bộ Hình, con chó săn trung thành của giặc Pháp, tên này lại biết rõ thân phận của bà. Trương Như Cương mất hết tính người, không cần giữ thể diện là đại thần của triều đình, tự tay tra tấn, hỏi cung bà, khi thì dụ dỗ ngon ngọt để bà khai ra tổ chức và những người có liên quan. Song Ấu Triệu là một nữ đảng viên trung kiên, có đạo đức. Bà là người đã từng ngược xuôi Nam Bắc, rèn luyện mình trong chốn gian nan. Mặc cho Trương Như Cương và bọn chúa ngục tra tấn cực kỳ dã man, bắt khai báo các đồng chí và kế mưu của Đảng, nhưng trước sau bà không chịu nói câu nào. Bà biết giặc không để cho mình sống, liền quyết định chọn lấy cái chết thanh thản, để đền nợ nước, liền đánh lừa Trương Như Cương.

– Người trong Đảng và mọi việc của Đảng, tôi đều biết hết. Muốn lấy cung thì không thể trong chốc lát mà tôi nói ra đầy đủ. Bây giờ tôi đang đau lắm, miệng không thể nói ra được. Xin cho tôi được đến một căn phòng yên tĩnh để nghỉ ngơi một đêm rồi đem đến cho tôi giấy bút, tôi sẽ ghi cho những gì tôi nhớ được, tôi sẽ ghi hết cho mọi sự việc, để các người xem khỏi phải tra tấn làm gì cho mệt, mà tôi cũng đỡ đau đớn. Các người có bằng lòng cho tôi được như vậy không? Nếu không thì tôi sẽ chết dưới kìm hẹp của các người, thì các người cũng chẳng có lợi gì!

Trương Như Cương tin là thật, làm theo mọi yêu cầu của bà, chỉ cho lính gác chặt chung quanh phòng bà ở. Được tự do, có nước sạch bà gội đầu, tắm rửa, mặc quần áo tươm tất. Bà bèn trải giấy ra dưới đèn, cắn tay hòa máu tươi, chấm búết rất nhanh, lời lẽ thao thao đến vài ngàn chữ. Bà tố cáo tội ác trời không dung, đất không tha của giặc Pháp xâm lược và tội dâng đất cầu hòa cam tâm làm chó săn cho giặc giết hại giống nòi của vua quan triều Nguyễn. Viết xong, bà dán lên tường. Rồi bà lại cắn lưỡi lấy máu đề luôn ba bài thơ tuyệt mệnh. Xong đâu đó, bà đập đầu vào tường chết.

Trời sáng rõ, bọn lính canh mở cửa phòng, thấy sự việc như vậy, liền hô hoán lên, báo cho Trương Như Cương biết. Tên thượng thư Việt gian vô cùng tức tối vì “thấp mưu, thua chí đàn bà” sai đem thi thể bà cùng những lời lẽ bà tố cáo bọn giặc viết ra đem thiêu hủy. Riêng mấy bài thơ bà viết trên tường bọn giặc không nhìn thấy. Những lời thơ đó như sau:

I.

Thê lương ngục thất mệnh chung thi

Hải khoát sa không khốc tự tri

Tử quốc đáo mùng thiên hữu phận,

Thương tâm quan lũ kỷ nam nhi

II

Trùng tuyền yểm lệ kiến Trưng Vương

Đề huyết thư quyên chỉ tự thương

Bằng tạ Phật linh như tái thế,

Nguyên thân thiên lý, lý thiên sang

III

Huyết khô lệ liệt hận non tiêu,

Trường đoạn Hương Giang nhật dạ trào

Ngô đảng táo thanh cừu lỗ nhật,

Phần tiền nhất chỉ vị nung thiêu

Dịch:

I

Lạnh lùng cảnh ngục lúc quyên sinh

Biển rộng đồng không mình biết mình…

Chết với non sông em tốt số,

Trạnh lòng tủi hổ lũ trâm anh!

II

Suối vàng gạt l gặp Bà Trưng,

Máu thắm hồn quyên khóc thảm thương.

Lạy Phật: thân này còn hóa kiếp,

Tay xin nghìn cánh, cánh nghìn thương

III

Huyết lệ dầu khan, giận chửa sờn,

Chiều hôm tê tái nước sông Hương

Đảng ta khi quét xong quân giặc,

Trước nấm mồ em đốt bó nhang

Đặng Thai Mai dịch

(Thơ văn cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX )

Lê Thị Đàn người xóm Chỉ, thôn An Hòa, làng Thế Lại Thượng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình khá giả, có truyền thống yêu nước. Lê Thị Đàn thông minh từ nhỏ, nết na, đức hạnh. B được cha mẹ cho theo học chữ Hán, nên sớm hiểu đạo lý làm người.(Việt Nam Danh nhân từ điển của Nguyền Huyên Anh, nhà sách Khai Trí, 62 Lê Lợi, Sài Gòn viết là Nguyễn Thị Đang, có bản chép là Lê Thị Đàn: Trong Tái sinh sinh (Sống trở lại). Phan Bội Châu lại viết là Âu Vân phu nhân – Bài này Phan Bội Châu viết trước khi ông bị bắt (năm 1925).

Tháng 5 năm 1904, hội Duy tân thành lập, Lê Thị Đàn cũng tham gia hoạt động. Phan Bội Châu đã đặt bí danh cho Đàn là Ấu Triệu – tức là “Bà Triệu nhỏ”.

Ấu Triệu đã liên hệ mật thiết với Nguyễn Thành, Đặng Thái Thân và các yếu nhân khác của hội Duy tân. Ấu Triệu đã lựa chọn những chị em là họ hàng, bạn bè thân thiết, nhưng phải là người chung thủy, dũng cảm thành lập ra các chi hội phụ nữ ở các tỉnh để lo từng việc của nhiệm vụ giao thông, liên lạc. Ấu Triệu đã học tập được ở các vị tiền bối phương pháp tuyên truyền, giáo dục đến tuyển chọn người vào tổ chức, đặc biệt là công tác giữ bí mật. Ấu Triệu đã cùng các chi hội phụ nữ đi buôn, khi là người vợ thăm chồng đang đi lính cho Chính phủ bảo hộ, lại có khi trong vai người gồng thuê, gánh mướn, áo quần tả tơi đi công khai trên đường, vượt qua các trạm kiểm soát, qua mắt các tên mật thám nhà nghề một cách an toàn. Có những việc cần kíp bà phải nhịn đói đi suốt đêm để tránh sự kiểm soát của địch. Lại có khi phải lẩn trốn trong rừng sâu hoặc trong buồng tối của các cơ sở tránh sự truy lùng gắt gao của mật thám. Chị em trong các chi hội cũng học tập được ở bà đức tính kiên trì, lòng quả cảm tận tụy để hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó trong hơn bốn năm trời sự liên lạc giữa ba kỳ Bắc – Trung – Nam được thông suốt, tiền gửi sang Nhật, tài liệu của Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng từ Nhật gửi về nước được đưa đến đúng địa chỉ không hề mất mát.

Bà đã cùng với Nguyễn Đình Tiến vận động thí sinh bỏ kỳ thi khóa sinh ở huyện Hương Trà để phản đối thực dân Pháp và Nam triều.

Trong chống thuế nổ ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi năm Mậu Thân (1908) bà đã cùng các ông Khóa Mãnh, Khóa Mộng kêu gọi nhân dân Thừa Thiên hưởng ứng. Căm thù giặc Pháp xâm lược và triều đình Huế, tay sai cho Pháp, Ấu Triệu không giữ nổi bình tĩnh và bí mật đã công khai chửi rủa thực dân Pháp và triều đình Huế, nên bị chúng bắt.

Bọn mật thám dùng đủ mọi cực hình tra tấn, nhưng bà vẫn không hề hé răng khai báo một lời. Chúng giải bà đến nhà lao Thừa Phủ (Huế), giao cho tên Trương Như Cương, Thượng thư bộ Hình, con chó săn trung thành của giặc Pháp, tên này lại biết rõ thân phận của bà. Trương Như Cương mất hết tính người, không cần giữ thể diện là đại thần của triều đình, tự tay tra tấn, hỏi cung bà, khi thì dụ dỗ ngon ngọt để bà khai ra tổ chức và những người có liên quan. Song Ấu Triệu là một nữ đảng viên trung kiên, có đạo đức. Bà là người đã từng ngược xuôi Nam Bắc, rèn luyện mình trong chốn gian nan. Mặc cho Trương Như Cương và bọn chúa ngục tra tấn cực kỳ dã man, bắt khai báo các đồng chí và kế mưu của Đảng, nhưng trước sau bà không chịu nói câu nào. Bà biết giặc không để cho mình sống, liền quyết định chọn lấy cái chết thanh thản, để đền nợ nước, liền đánh lừa Trương Như Cương.

– Người trong Đảng và mọi việc của Đảng, tôi đều biết hết. Muốn lấy cung thì không thể trong chốc lát mà tôi nói ra đầy đủ. Bây giờ tôi đang đau lắm, miệng không thể nói ra được. Xin cho tôi được đến một căn phòng yên tĩnh để nghỉ ngơi một đêm rồi đem đến cho tôi giấy bút, tôi sẽ ghi cho những gì tôi nhớ được, tôi sẽ ghi hết cho mọi sự việc, để các người xem khỏi phải tra tấn làm gì cho mệt, mà tôi cũng đỡ đau đớn. Các người có bằng lòng cho tôi được như vậy không? Nếu không thì tôi sẽ chết dưới kìm hẹp của các người, thì các người cũng chẳng có lợi gì!

Trương Như Cương tin là thật, làm theo mọi yêu cầu của bà, chỉ cho lính gác chặt chung quanh phòng bà ở. Được tự do, có nước sạch bà gội đầu, tắm rửa, mặc quần áo tươm tất. Bà bèn trải giấy ra dưới đèn, cắn tay hòa máu tươi, chấm búết rất nhanh, lời lẽ thao thao đến vài ngàn chữ. Bà tố cáo tội ác trời không dung, đất không tha của giặc Pháp xâm lược và tội dâng đất cầu hòa cam tâm làm chó săn cho giặc giết hại giống nòi của vua quan triều Nguyễn. Viết xong, bà dán lên tường. Rồi bà lại cắn lưỡi lấy máu đề luôn ba bài thơ tuyệt mệnh. Xong đâu đó, bà đập đầu vào tường chết.

Trời sáng rõ, bọn lính canh mở cửa phòng, thấy sự việc như vậy, liền hô hoán lên, báo cho Trương Như Cương biết. Tên thượng thư Việt gian vô cùng tức tối vì “thấp mưu, thua chí đàn bà” sai đem thi thể bà cùng những lời lẽ bà tố cáo bọn giặc viết ra đem thiêu hủy. Riêng mấy bài thơ bà viết trên tường bọn giặc không nhìn thấy. Những lời thơ đó như sau:

I.

Thê lương ngục thất mệnh chung thi

Hải khoát sa không khốc tự tri

Tử quốc đáo mùng thiên hữu phận,

Thương tâm quan lũ kỷ nam nhi

II

Trùng tuyền yểm lệ kiến Trưng Vương

Đề huyết thư quyên chỉ tự thương

Bằng tạ Phật linh như tái thế,

Nguyên thân thiên lý, lý thiên sang

III

Huyết khô lệ liệt hận non tiêu,

Trường đoạn Hương Giang nhật dạ trào

Ngô đảng táo thanh cừu lỗ nhật,

Phần tiền nhất chỉ vị nung thiêu

Dịch:

I

Lạnh lùng cảnh ngục lúc quyên sinh

Biển rộng đồng không mình biết mình…

Chết với non sông em tốt số,

Trạnh lòng tủi hổ lũ trâm anh!

II

Suối vàng gạt l gặp Bà Trưng,

Máu thắm hồn quyên khóc thảm thương.

Lạy Phật: thân này còn hóa kiếp,

Tay xin nghìn cánh, cánh nghìn thương

III

Huyết lệ dầu khan, giận chửa sờn,

Chiều hôm tê tái nước sông Hương

Đảng ta khi quét xong quân giặc,

Trước nấm mồ em đốt bó nhang

Đặng Thai Mai dịch

(Thơ văn cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX )

Bình luận
× sticky