Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Trần Quý Cáp

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Trần Quý Cáp còn có tên là Nghị, tự Dã Hàng, lại tự là Thích Phu, hiệu Thai Xuyên. Ông sinh năm Canh Ngọ (1870), quê ở thôn Đài La, làng Bát Nhị, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Ông thông minh, học giỏi, nhưng thi Hương ba khóa chỉ đậu Tú tài. Vì nhà nghèo, ông phải đi dạy học thêm ở nhà Bố chính Nguyễn Mại.

Trần Quý Cáp đỗ tú tài liền ba khóa, theo lệ coi như đã đỗ cử nhân, được vào thi Hội. Ông đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Giáp Thìn (Thành Thái 16 năm 1904).

Trần Quý Cáp không muốn làm quan, mà dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Thời gian đầu Trần Quý Cáp thuộc nhóm Duy tân hội (bạo động – cầu ngoại viện) của Phan Bội Châu. Song vì ông còn mẹ già nên không theo Phan Bội Châu sang Nhật Đông du được. Trần Quý Cáp hưởng ứng phong trào cải cách do Phan Chu Trinh khởi xướng và trở thành một nhân vật nhiệt thành với sự nghiệp cải cách.

Năm Ất Tỵ (1905), ba nhà ái quốc Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng lên đường vào Nam du để tuyên truyền cách mạng, quyên góp tiền vào quỹ Đông du.

Trường Thăng Bình là nơi Trần Quý Cáp được cử đến làm giáo thụ, ông mở ngay lớp trong trường của nhà nước, mời thày về dạy chữ quốc ngữ, chữ Pháp, học trò có vài trăm. Các hoạt động mở trường, diễn thuyết do Trần Quý Cáp chủ trương diễn ra sôi động ở tỉnh Quảng Nam, khiến cho bọn cầm quyền Pháp lo ngại.

Ngày 15 tháng 12 năm Duy Tân Thứ nhất (cuối tháng 1/1908), Tổng đốc Quảng Nam là Hồ Đắc Trung có trát cho các tổng, xã trong tỉnh là theo lời công sứ, Trần Quý Cáp, giáo thụ ở phủ Thăng Bình thường vận âu phục, đi lại các xã đánh trống, tụ tập dân chúng diễn thuyết, từ nay cấm Trần Quý Cáp không được làm như thế nữa. Đồng thời lệnh cho các tổng lý thông báo cho dân biết từ nay không được đánh trống, tụ tập diễn thuyết, ai trái lệnh sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật, những lý dịch không thực hiện nghiêm lệnh này cũng bị xử phạt. Ngay sau đó nhà cầm quyền Pháp đổi Trần Quý Cáp vào Khánh Hòa.

Đầu tháng 5/1908 xảy ra việc chống thuế ở Quảng Nam. Giữa tháng 5/1908, Trần Quý Cáp từ Nha Trang gửí thư về cho bạn ở Quảng Nam, trong đó có đoạn: “Cận văn ngô châu cử nhất, khoái sự ngô văn chi. Khoái thậm! Khoái thậm!” (Gần đây tôi nghe ở tỉnh nhà, có làm được một việc rất thú. Tôi nghe tin lấy làm khoái lắm! Khoái lắm).

Không ngờ thư bị kiểm duyệt, Phạm Ngọc Quát, Án sát Khánh Hòa vốn xuất thân tú tài bị ông khinh miệt, tìm cách trả thù. Hắn báo việc này với công sứ tỉnh Khánh Hòa là Bréda là nhân vụ chống thuế bắt ông. Hắn không trình lên triều đình Huế, muốn nhân dịp này trừ ông để đánh phá phong trào, vừa để trả thù ông khinh miệt hắn. Hắn thông đồng với công sứ Bréda quan thày của hắn cho lính khám nhà ông. Chúng chỉ bắt được một tấm bản đổ thế giới treo trên tường và tìm được bản “Hải ngoại huyết thư” ở trong tráp. Tội trạng như thế cũng chưa đủ để kết án, song tên Việt gian này đã làm án: “Gia trung quốc thế giới địa đồ bức, ý dục hà vi Sương nội tàng Hải ngoại huyết thư nhất phong tịnh kỳ khả biến. Truy bạn trọng vị hình, nhi bạn tâm dĩ súc kĩ. Kỳ y Trần Quý Cáp, nghĩ ưng xử trảm dĩ vi mưu bạn giả giới” (Trên tường treo một bức bản đồ thế giới, ý muốn làm gì? Trong tráp giấu một phong “Hải ngoại huyết thư” tình đà đủ thấy. Tuy việc phản chưa hình thành nhưng lòng phản đã sẵn. Nghĩa nên xử chém, để những bọn mưu phản làm gương).

Trần Quý Cáp bị bắt khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ đòi đưa Trần Quý Cáp ra xét xử công khai. Song tên công sứ Bréda và Phạm Ngọc Quát đã vu khống cho Trần Quý Cáp tội “Có hành động tạo phản chống Nam triều và Chính phủ Bảo hộ”.

Phạm Ngọc Quát biết rõ với chứng cớ và lời lẽ trong thư, tấm bản đồ và bản “Hải ngoại huyết thư” chưa thể xử chém, thế nào Tòa Khâm sứ Trung Kỳ, Bộ Hình cũng can thiệp, hắn tính: “Làm sự đã rồi”, ngày 17/5/1908 nghĩa là 2 ngày sau khi Trần Quý Cáp bị bắt, hắn thông báo sẽ xử theo hình thức “yêu trảm” nghĩa là chém ngang lưng ở bãi Sông Cạn bên cầu Phước Thanh, tục gọi là “Gò chết chém”, nơi mà 23 năm trước (1885), giặc -Pháp đã chém Đề Phong (Trịnh Phong) thủ lĩnh phong trào Cần vương tỉnh Khánh Hòa.

Trước khi bị chém ông ung dung đọc bài thơ Tuyệt mệnh.

“Ai mà sợ chết, chết như chơi

Chết cũng vì vua, chết bởi thời

Chết hiếu đã đành xương thịt nát,

Chết trunq bao quản cổ đầu rơi

Chết nhân tiếng để hiền muôn thuở

Chết nghĩa danh nêu biết mấy đời

Thà chết, chết trong hơn sống đục,

Ai mà sợ chết, chết như chơi.

Hôm đó là ngày 5 tháng 5 năm 1908, khi đó ông mới 38 tuổi.

Trần Quý Cáp còn có tên là Nghị, tự Dã Hàng, lại tự là Thích Phu, hiệu Thai Xuyên. Ông sinh năm Canh Ngọ (1870), quê ở thôn Đài La, làng Bát Nhị, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Ông thông minh, học giỏi, nhưng thi Hương ba khóa chỉ đậu Tú tài. Vì nhà nghèo, ông phải đi dạy học thêm ở nhà Bố chính Nguyễn Mại.

Trần Quý Cáp đỗ tú tài liền ba khóa, theo lệ coi như đã đỗ cử nhân, được vào thi Hội. Ông đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Giáp Thìn (Thành Thái 16 năm 1904).

Trần Quý Cáp không muốn làm quan, mà dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Thời gian đầu Trần Quý Cáp thuộc nhóm Duy tân hội (bạo động – cầu ngoại viện) của Phan Bội Châu. Song vì ông còn mẹ già nên không theo Phan Bội Châu sang Nhật Đông du được. Trần Quý Cáp hưởng ứng phong trào cải cách do Phan Chu Trinh khởi xướng và trở thành một nhân vật nhiệt thành với sự nghiệp cải cách.

Năm Ất Tỵ (1905), ba nhà ái quốc Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng lên đường vào Nam du để tuyên truyền cách mạng, quyên góp tiền vào quỹ Đông du.

Trường Thăng Bình là nơi Trần Quý Cáp được cử đến làm giáo thụ, ông mở ngay lớp trong trường của nhà nước, mời thày về dạy chữ quốc ngữ, chữ Pháp, học trò có vài trăm. Các hoạt động mở trường, diễn thuyết do Trần Quý Cáp chủ trương diễn ra sôi động ở tỉnh Quảng Nam, khiến cho bọn cầm quyền Pháp lo ngại.

Ngày 15 tháng 12 năm Duy Tân Thứ nhất (cuối tháng 1/1908), Tổng đốc Quảng Nam là Hồ Đắc Trung có trát cho các tổng, xã trong tỉnh là theo lời công sứ, Trần Quý Cáp, giáo thụ ở phủ Thăng Bình thường vận âu phục, đi lại các xã đánh trống, tụ tập dân chúng diễn thuyết, từ nay cấm Trần Quý Cáp không được làm như thế nữa. Đồng thời lệnh cho các tổng lý thông báo cho dân biết từ nay không được đánh trống, tụ tập diễn thuyết, ai trái lệnh sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật, những lý dịch không thực hiện nghiêm lệnh này cũng bị xử phạt. Ngay sau đó nhà cầm quyền Pháp đổi Trần Quý Cáp vào Khánh Hòa.

Đầu tháng 5/1908 xảy ra việc chống thuế ở Quảng Nam. Giữa tháng 5/1908, Trần Quý Cáp từ Nha Trang gửí thư về cho bạn ở Quảng Nam, trong đó có đoạn: “Cận văn ngô châu cử nhất, khoái sự ngô văn chi. Khoái thậm! Khoái thậm!” (Gần đây tôi nghe ở tỉnh nhà, có làm được một việc rất thú. Tôi nghe tin lấy làm khoái lắm! Khoái lắm).

Không ngờ thư bị kiểm duyệt, Phạm Ngọc Quát, Án sát Khánh Hòa vốn xuất thân tú tài bị ông khinh miệt, tìm cách trả thù. Hắn báo việc này với công sứ tỉnh Khánh Hòa là Bréda là nhân vụ chống thuế bắt ông. Hắn không trình lên triều đình Huế, muốn nhân dịp này trừ ông để đánh phá phong trào, vừa để trả thù ông khinh miệt hắn. Hắn thông đồng với công sứ Bréda quan thày của hắn cho lính khám nhà ông. Chúng chỉ bắt được một tấm bản đổ thế giới treo trên tường và tìm được bản “Hải ngoại huyết thư” ở trong tráp. Tội trạng như thế cũng chưa đủ để kết án, song tên Việt gian này đã làm án: “Gia trung quốc thế giới địa đồ bức, ý dục hà vi Sương nội tàng Hải ngoại huyết thư nhất phong tịnh kỳ khả biến. Truy bạn trọng vị hình, nhi bạn tâm dĩ súc kĩ. Kỳ y Trần Quý Cáp, nghĩ ưng xử trảm dĩ vi mưu bạn giả giới” (Trên tường treo một bức bản đồ thế giới, ý muốn làm gì? Trong tráp giấu một phong “Hải ngoại huyết thư” tình đà đủ thấy. Tuy việc phản chưa hình thành nhưng lòng phản đã sẵn. Nghĩa nên xử chém, để những bọn mưu phản làm gương).

Trần Quý Cáp bị bắt khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ đòi đưa Trần Quý Cáp ra xét xử công khai. Song tên công sứ Bréda và Phạm Ngọc Quát đã vu khống cho Trần Quý Cáp tội “Có hành động tạo phản chống Nam triều và Chính phủ Bảo hộ”.

Phạm Ngọc Quát biết rõ với chứng cớ và lời lẽ trong thư, tấm bản đồ và bản “Hải ngoại huyết thư” chưa thể xử chém, thế nào Tòa Khâm sứ Trung Kỳ, Bộ Hình cũng can thiệp, hắn tính: “Làm sự đã rồi”, ngày 17/5/1908 nghĩa là 2 ngày sau khi Trần Quý Cáp bị bắt, hắn thông báo sẽ xử theo hình thức “yêu trảm” nghĩa là chém ngang lưng ở bãi Sông Cạn bên cầu Phước Thanh, tục gọi là “Gò chết chém”, nơi mà 23 năm trước (1885), giặc -Pháp đã chém Đề Phong (Trịnh Phong) thủ lĩnh phong trào Cần vương tỉnh Khánh Hòa.

Trước khi bị chém ông ung dung đọc bài thơ Tuyệt mệnh.

“Ai mà sợ chết, chết như chơi

Chết cũng vì vua, chết bởi thời

Chết hiếu đã đành xương thịt nát,

Chết trunq bao quản cổ đầu rơi

Chết nhân tiếng để hiền muôn thuở

Chết nghĩa danh nêu biết mấy đời

Thà chết, chết trong hơn sống đục,

Ai mà sợ chết, chết như chơi.

Hôm đó là ngày 5 tháng 5 năm 1908, khi đó ông mới 38 tuổi.

Bình luận
× sticky