Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Đặng Thái Thân

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Đặng Thái Thân sinh năm 1873, tên hiệu là Ngư Hải, người làng Hải Côn, huyện Nghi Lộc (nay là xã Nghi Thái huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) là học trò và là đồng chí của Phan Bội Châu. Ông thông minh, học giỏi, đỗ Đầu xứ.

Năm 1901, cử nhân Vương Thúc Quý người làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mở trường dạy học ở làng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc) cũng theo học thì Đặng Thái Thân cùng với Phan Bội Châu là khách thường xuyên tới bàn chuyện cứu nước.

Tháng 5/1904, Phan Bội Châu, Nguyễn Thành thành lập hội Duy tân ở Quảng Nam ông là người đầu tiên tham gia. Khi Phan Bội Châu xuất dương (1905), thì ông là người tổ chức lực lượng ở trong nước, và quyên góp tiền gửi sang Trung Hoa và Nhật cho các du học sinh Việt Nam. Ông thường bí mật sang Trung Quốc, Nhật Bản gặp Phan Bội Châu để bàn bạc, thống nhất chủ trương hoạt động của hội, phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của hội ở trong nước và ngoài nước. Phan Bội Châu coi ông là người cộng sự xuất sắc, một đồng chí trung thành, hăng say và là một đồng chí tri kỷ.

Mùông năm 1906, Đặng Thái Thân nhận nhiệm vụ của Duy tân hội đem Hội chủ Kỳ Ngoại hầu Cường Để xuất dương.

Ông định đến Đà Nẵng đi thuyền ra Bắc, nhưng gặp sóng to không đi được, lại sợ mật thám theo dõi phát hiện ra mình, ông làm bài thơ:

ĐỢI THUYỀN

Thiên lý nhăn tâm bước lộ trình,

Chết rồi sống lại các sinh linh

Đông cung sáng suốt treo vừng nhật

Kịp gửi thuyền Tây(*) để tới Kinh

1906

(Theo Đặng Đoàn Bằng: Việt Nam nghĩa liệt sử,

Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1955).

Năm 1910, Đặng Thái Thân cùng Lê Khánh đến cơ sở ở làng Phan Thôn (nay là xã Nghi Kim huyện Nghi Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Cơ sở này bị lộ, mật thám Pháp và tay sai đem lính đến vây bắt. Đặng Thái Thân cùng Lê Khánh bắn trả bọn giặc. Lê Khánh bị chúng bắn chết. Đặng Thái Thân nhẩy lên mái nhà bắn chết 2 tên mật thám, còn viên cuối cùng bắn vào thái dương tự sát.

Cái chết của Đặng Thái Thân đã gây niềm tin lớn cho đồng bào là Việt Nam vẫn còn nhiều người dám hy sinh thân mình để cứu nước..

(*) Tức thuyền máy

Đặng Thái Thân sinh năm 1873, tên hiệu là Ngư Hải, người làng Hải Côn, huyện Nghi Lộc (nay là xã Nghi Thái huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) là học trò và là đồng chí của Phan Bội Châu. Ông thông minh, học giỏi, đỗ Đầu xứ.

Năm 1901, cử nhân Vương Thúc Quý người làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mở trường dạy học ở làng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc) cũng theo học thì Đặng Thái Thân cùng với Phan Bội Châu là khách thường xuyên tới bàn chuyện cứu nước.

Tháng 5/1904, Phan Bội Châu, Nguyễn Thành thành lập hội Duy tân ở Quảng Nam ông là người đầu tiên tham gia. Khi Phan Bội Châu xuất dương (1905), thì ông là người tổ chức lực lượng ở trong nước, và quyên góp tiền gửi sang Trung Hoa và Nhật cho các du học sinh Việt Nam. Ông thường bí mật sang Trung Quốc, Nhật Bản gặp Phan Bội Châu để bàn bạc, thống nhất chủ trương hoạt động của hội, phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của hội ở trong nước và ngoài nước. Phan Bội Châu coi ông là người cộng sự xuất sắc, một đồng chí trung thành, hăng say và là một đồng chí tri kỷ.

Mùông năm 1906, Đặng Thái Thân nhận nhiệm vụ của Duy tân hội đem Hội chủ Kỳ Ngoại hầu Cường Để xuất dương.

Ông định đến Đà Nẵng đi thuyền ra Bắc, nhưng gặp sóng to không đi được, lại sợ mật thám theo dõi phát hiện ra mình, ông làm bài thơ:

ĐỢI THUYỀN

Thiên lý nhăn tâm bước lộ trình,

Chết rồi sống lại các sinh linh

Đông cung sáng suốt treo vừng nhật

Kịp gửi thuyền Tây(*) để tới Kinh

1906

(Theo Đặng Đoàn Bằng: Việt Nam nghĩa liệt sử,

Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1955).

Năm 1910, Đặng Thái Thân cùng Lê Khánh đến cơ sở ở làng Phan Thôn (nay là xã Nghi Kim huyện Nghi Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Cơ sở này bị lộ, mật thám Pháp và tay sai đem lính đến vây bắt. Đặng Thái Thân cùng Lê Khánh bắn trả bọn giặc. Lê Khánh bị chúng bắn chết. Đặng Thái Thân nhẩy lên mái nhà bắn chết 2 tên mật thám, còn viên cuối cùng bắn vào thái dương tự sát.

Cái chết của Đặng Thái Thân đã gây niềm tin lớn cho đồng bào là Việt Nam vẫn còn nhiều người dám hy sinh thân mình để cứu nước..

(*) Tức thuyền máy

Bình luận