Đặng Nguyên Cẩn tên cũ là Đặng Thúc Nhận, lại có tên là Đài Nhận, hiệu Thai Sơn, sinh năm Đinh Mão (1867).
Ông là người thông tuệ, học giỏi, thi đỗ cử nhân khoa Mậu Tý (1888), đỗ phó bảng khoa Ất Mùi (1895), năm 29 tuổi. Ông được bổ làm giáo thụ huyện Hưng Nguyên, sau thăng Đốc học Hà Tĩnh.
Năm 1906, Đặng Nguyên Cẩn xin phép nhà cầm quyền Pháp mở trường tư thục dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp ở huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông còn thành lập nhiều hội buôn, trong đó có Triều Dương thương quán để lấy tiền lãi ủng hộ quỹ Đông du và là nơi các đồng chí hội họp. Các hoạt động yêu nước của ông ảnh hưởng sâu rộng trong các giới đồng bào Nghệ Tĩnh. Nhà cầm quyền Pháp và Nam triều lo sợ ảnh hưởng của ông ngày càng lan rộng gây khó khăn cho sự cai trị của chúng, nên đổi ông vào Bình Thuận và giám sát ông chặt chẽ. Tuy ông đã đổi vào tận Bình Thuận nhưng Cao Ngọc Lễ tên phản bội đã giết chết Tống Duy Tân và nhiều nhà hoạt động cách mạng khác, nay được Pháp cho làm Án sát Nghệ Tĩnh vẫn cho người giám sát ông, kiểm soát các thư từ của ông gửi về Nghệ Tĩnh và của các bạn ông từ Nghệ Tĩnh gửi vào Bình Thuận.
Năm 1908 nhân phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, thực dân Pháp vu cáo cho ông âm mưu nổi loạn, bắt ông đày đi Côn Đảo. ít lâu sau tên Cao Ngọc Lễ cũng bắt Ngô Đức Kế đưa đi đày ở Côn Đảo cùng với nhiều nhà cách mạng khác. Đặng Nguyên Cẩn không những là một nhà sư phạm tài giỏi, một nhà hoạt động chính trị nhiệt thành mà còn là một nhà văn hóa. Đặng Nguyên Cẩn không những là một nhà sư phạm tài giỏi, một nhà hoạt động chính trị nhiệt thành mà còn là một nhà văn hóa. Ông được giới sĩ phu Nghệ Tĩnh đầu thế kỷ XX suy tôn là bậc đàn anh về đạo đức và trình độ uyên tâm Hán học. Một số bài thơ của ông được in trong tập “Thi tù tùng thoại” và “Thi tù thảo” của Huỳnh Thúc Kháng. Trong đó có một số bài được liệt vào loại xuất sắc như:
TIỄN PHAN SÀO NAMNAMDU(1)
Bắc châu vị dĩ phục Nam châu,
Hồ hải hào tâm bất khẳng thâu
Tự tiếu thử sinh do bạch diện(2)
Khả vô kỳ khí ngạo thương châu
Thai Dương(3) thái được tầm cao sĩ,
Trường Lũy(4), quan bi điếu cổ hầu
Độc hữu Tam Thai(5) nhàn tàn hữu;
Tương tư tịch tịch ỷ giang lâu
Dịch thơ:
TIỄN CỤ PHAN SÀO NAM VÀO NAM
Vừa ra Bắc đó lại vào Nam
Hồ hải lòng hăng bước chửa nhàm
Tự nghĩ thân này còn mặt trắng
Há không khí lạ ngạo đời phàm
Cổ hầu lũy nọ tìm bia đá,
Cao sĩ làng kia hái thuốc thơm
Lựa có Tam Thai người bạn cũ,
Giang lầu ngồi dựa ngóng thâu đêm.
Huỳnh Thúc Kháng dịch
(Thi tù tùng thoại – Nxb Nam Cường Sài Gòn, 1951)
Do chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc Pháp nên năm 1921, sau 13 năm bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo, thân hình ông tiều tụy, chỉ 2 năm sau, năm 1923 ông mất.
(1) Vào khoảng năm 1904 Phan Bội Châu sau khi ra Bắc gặp gỡ các chí sĩ Bắc Kỳ, trở vào Nam kết giao với các nhân sĩ lục tỉnh.
(2) Chỉ học trò, ý nói mình chưa làm nên sự nghiệp gì.
(3) Gần cửa Thuận An, quê của Hoàng Quang tác giả của bài Hoài Nam khúc
(4) Trường Lũy: Lũy Trường Dục, cũng gọi là Lũy Thày do Đào Duy Từ đắp ở Quảng Bình.
(5) Tam Thai: tên một ngọn núi quê của Tác giả. Biệt hiệu Thái Sơn của tác giả lấy từ núi này.
Đặng Nguyên Cẩn tên cũ là Đặng Thúc Nhận, lại có tên là Đài Nhận, hiệu Thai Sơn, sinh năm Đinh Mão (1867).
Ông là người thông tuệ, học giỏi, thi đỗ cử nhân khoa Mậu Tý (1888), đỗ phó bảng khoa Ất Mùi (1895), năm 29 tuổi. Ông được bổ làm giáo thụ huyện Hưng Nguyên, sau thăng Đốc học Hà Tĩnh.
Năm 1906, Đặng Nguyên Cẩn xin phép nhà cầm quyền Pháp mở trường tư thục dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp ở huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông còn thành lập nhiều hội buôn, trong đó có Triều Dương thương quán để lấy tiền lãi ủng hộ quỹ Đông du và là nơi các đồng chí hội họp. Các hoạt động yêu nước của ông ảnh hưởng sâu rộng trong các giới đồng bào Nghệ Tĩnh. Nhà cầm quyền Pháp và Nam triều lo sợ ảnh hưởng của ông ngày càng lan rộng gây khó khăn cho sự cai trị của chúng, nên đổi ông vào Bình Thuận và giám sát ông chặt chẽ. Tuy ông đã đổi vào tận Bình Thuận nhưng Cao Ngọc Lễ tên phản bội đã giết chết Tống Duy Tân và nhiều nhà hoạt động cách mạng khác, nay được Pháp cho làm Án sát Nghệ Tĩnh vẫn cho người giám sát ông, kiểm soát các thư từ của ông gửi về Nghệ Tĩnh và của các bạn ông từ Nghệ Tĩnh gửi vào Bình Thuận.
Năm 1908 nhân phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, thực dân Pháp vu cáo cho ông âm mưu nổi loạn, bắt ông đày đi Côn Đảo. ít lâu sau tên Cao Ngọc Lễ cũng bắt Ngô Đức Kế đưa đi đày ở Côn Đảo cùng với nhiều nhà cách mạng khác. Đặng Nguyên Cẩn không những là một nhà sư phạm tài giỏi, một nhà hoạt động chính trị nhiệt thành mà còn là một nhà văn hóa. Đặng Nguyên Cẩn không những là một nhà sư phạm tài giỏi, một nhà hoạt động chính trị nhiệt thành mà còn là một nhà văn hóa. Ông được giới sĩ phu Nghệ Tĩnh đầu thế kỷ XX suy tôn là bậc đàn anh về đạo đức và trình độ uyên tâm Hán học. Một số bài thơ của ông được in trong tập “Thi tù tùng thoại” và “Thi tù thảo” của Huỳnh Thúc Kháng. Trong đó có một số bài được liệt vào loại xuất sắc như:
TIỄN PHAN SÀO NAMNAMDU(1)
Bắc châu vị dĩ phục Nam châu,
Hồ hải hào tâm bất khẳng thâu
Tự tiếu thử sinh do bạch diện(2)
Khả vô kỳ khí ngạo thương châu
Thai Dương(3) thái được tầm cao sĩ,
Trường Lũy(4), quan bi điếu cổ hầu
Độc hữu Tam Thai(5) nhàn tàn hữu;
Tương tư tịch tịch ỷ giang lâu
Dịch thơ:
TIỄN CỤ PHAN SÀO NAM VÀO NAM
Vừa ra Bắc đó lại vào Nam
Hồ hải lòng hăng bước chửa nhàm
Tự nghĩ thân này còn mặt trắng
Há không khí lạ ngạo đời phàm
Cổ hầu lũy nọ tìm bia đá,
Cao sĩ làng kia hái thuốc thơm
Lựa có Tam Thai người bạn cũ,
Giang lầu ngồi dựa ngóng thâu đêm.
Huỳnh Thúc Kháng dịch
(Thi tù tùng thoại – Nxb Nam Cường Sài Gòn, 1951)
Do chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc Pháp nên năm 1921, sau 13 năm bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo, thân hình ông tiều tụy, chỉ 2 năm sau, năm 1923 ông mất.
(1) Vào khoảng năm 1904 Phan Bội Châu sau khi ra Bắc gặp gỡ các chí sĩ Bắc Kỳ, trở vào Nam kết giao với các nhân sĩ lục tỉnh.
(2) Chỉ học trò, ý nói mình chưa làm nên sự nghiệp gì.
(3) Gần cửa Thuận An, quê của Hoàng Quang tác giả của bài Hoài Nam khúc
(4) Trường Lũy: Lũy Trường Dục, cũng gọi là Lũy Thày do Đào Duy Từ đắp ở Quảng Bình.
(5) Tam Thai: tên một ngọn núi quê của Tác giả. Biệt hiệu Thái Sơn của tác giả lấy từ núi này.