Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Lê Võ

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Lê Võ còn gọi là Ấm Võ, tên chữ là Ngoạn Ngọc, hiệu là Trúc Khê tiên sinh lại có hiệu là Dạt Trúc tiên sinh. Ông là con trai quan Bố chính Lê Khanh và bà Nguyễn Thị Thục.

Ông sinh năm Giáp Tuất (1871), người làng Trung Lễ (Lạc Thiện), nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. Lê Võ vốn là dòng dõi con nhà tướng bốn người anh đã chết vì nước. Ông có tướng lạ: tay vượn, mày diều, mặt mũi sắc sảo. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng cùng với anh trai là Lê Trực. Năm 1887, Lê Trực tử trận ở Trung Lễ, ông được cử thay anh giữ chức Thương biện quân vụ khi còn rất trẻ.

Năm 1891, phong trào Cần vương ở Nghệ An, Hà Tĩnh bị đàn áp, ông về sống ở quê, năm 23 tuổi, ông vào Huế xin khai ấm sinh nhưng vì ông tham gia phong trào Cần vương nên không được xét. Lê Võ nghe tin ở Quảng Nam có nhiều danh sĩ, liền lẻn vào Quảng Nam xin vào học quan Đốc học Quảng Nam là Trần Đình Phong. Tại đây ông kết bạn với các danh sĩ nổi tiếng như Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

Năm 25 tuổi, ông vào Huế được tập ấm vào học ở trường Quốc Tử giám.

Năm 1905 Phan Bội Châu vào khuyên ông không nên theo con đường cử nghiệp mà nên mở một cuộc vận động lớn trong nước theo con đường Tân học. Phan Bội Châu trở ra Bắc bàn bạc với các đồng chí, Lê Võ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nam Kỳ vận động. Chuyến đi của Lê Võ có kết quả là cùng các ông Hội đồng Hiến, Thần Sơn Ngô Quảng đứng ra quyên góp được tới 20.000 đồng và tìm được một số đông đảo thanh niên để xuất dương. Sau khi tập hợp được các đồng chí ở cả Trung, Nam, Bắc Kỳ, Phan Bội Châu, Lê Võ lại gặp nhau và quyết định hai ông cùng Cường Để xuất dương. Kết quả chuyến đi Trung Quốc của Phan Bội Châu, Lê Võ, Cường Để đã bàn bạc với các nhà cách mạng Trung Hoa là Tôn Văn, Hoàng Hưng thành lập được trường “Đồng Văn học hiệu” ở Trung Hoa, do người Nhật quản lý, đào tạo học sinh cho Việt Nam và Trung Quốc.

Các ông phân công nhau, Phan Bội Châu lưu trú ở Đông Kinh, (Nhật Bản) sắp xếp công việc ngoại giao, Lê Võ sang Tàu và sang Xiêm cổ động Việt kiều đi học.

Lê Võ ở Xiêm La một thời gian, sau đó ông qua Lào trở về Thanh Chương (Nghệ An), ông tìm các đồng chí. Khi đó mới biết sau vụ chống thuế ở Quảng Nam – Quảng Ngãi thì “Việt Nam Duy tân hội” và “Đông du” ở trong nước bị nhà cầm quyền Pháp đàn áp, bị tổn thất nặng nề. Lê Võ lên Yên Thế Bắc Giang (trước đó Phan Bội Châu đã thảo luận với Hoàng Hoa Thám) về việc lập đồn điền “Tú Nghệ” ở Yên Thế và lập căn cứ kháng chiến ở Nghệ Tĩnh để làm thế ỷ dốc với nhau.

Song công việc tiến hành gặp khó khăn vì thiếu vốn để mở đồn điền “Tú Nghệ” ở Yên Thế, các chí sĩ ở Nghệ An người bị hy sinh, người ở trong tù nên kế hoạch lập căn cứ ở Nghệ Tĩnh cũng không thực hiện được.

Năm 1909, Lê Võ ra Bấc liên hệ với các đồng chí chưa bị bắt để tiếp tục vận động thanh niên xuất dương. Song Lê Võ bị ốm kéo dài nên phải ở lại Đại Đồng, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh dưỡng bệnh tới 6 tháng trời mới bình phục.

Cuối năm 1910, Lê Võ ra Hà Nội để liên lạc với các đồng chí. Ông không thể ngờ có một kẻ phản bội đã bám theo ông, ngầm báo với Pháp lập mưu bắt ông ở phố Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chúng giải ông về Nghệ An, giam ở nhà lao Vinh. Tổng đốc Nghệ An Đoàn Đình Nhân thân hành hỏi cung và tra tấn ông. Song ông kiên trinh sắt đá không hề khai ra đồng chí của mình

Lê Võ bị nhà cầm quyền Pháp và Nam triều ở Nghệ An kết án tử hình. Toàn quyền Albert Sarraut giảm án tử hình đầy ông ra Côn Đảo.

Ông bị tù 15 năm ở Côn Đảo, năm 1926 được ân xá, bị an trí ở Hà Tĩnh.

Năm 1927 ông đi khẩn hoang mở trang trại ở Công Khanh, huyện Nghi Xuân. Song những năm hoạt động bí mật và tù đầy đã làm sức khỏe ông suy giảm.

Đầu năm 1941 thì ông bị xuất huyết dạ dày, ông mất ngày 12 tháng 3 năm Tân Tỵ (Bảo Đại thứ 6-8/4/1941) thọ 68 tuổi.

Lê Võ còn gọi là Ấm Võ, tên chữ là Ngoạn Ngọc, hiệu là Trúc Khê tiên sinh lại có hiệu là Dạt Trúc tiên sinh. Ông là con trai quan Bố chính Lê Khanh và bà Nguyễn Thị Thục.

Ông sinh năm Giáp Tuất (1871), người làng Trung Lễ (Lạc Thiện), nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. Lê Võ vốn là dòng dõi con nhà tướng bốn người anh đã chết vì nước. Ông có tướng lạ: tay vượn, mày diều, mặt mũi sắc sảo. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng cùng với anh trai là Lê Trực. Năm 1887, Lê Trực tử trận ở Trung Lễ, ông được cử thay anh giữ chức Thương biện quân vụ khi còn rất trẻ.

Năm 1891, phong trào Cần vương ở Nghệ An, Hà Tĩnh bị đàn áp, ông về sống ở quê, năm 23 tuổi, ông vào Huế xin khai ấm sinh nhưng vì ông tham gia phong trào Cần vương nên không được xét. Lê Võ nghe tin ở Quảng Nam có nhiều danh sĩ, liền lẻn vào Quảng Nam xin vào học quan Đốc học Quảng Nam là Trần Đình Phong. Tại đây ông kết bạn với các danh sĩ nổi tiếng như Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

Năm 25 tuổi, ông vào Huế được tập ấm vào học ở trường Quốc Tử giám.

Năm 1905 Phan Bội Châu vào khuyên ông không nên theo con đường cử nghiệp mà nên mở một cuộc vận động lớn trong nước theo con đường Tân học. Phan Bội Châu trở ra Bắc bàn bạc với các đồng chí, Lê Võ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nam Kỳ vận động. Chuyến đi của Lê Võ có kết quả là cùng các ông Hội đồng Hiến, Thần Sơn Ngô Quảng đứng ra quyên góp được tới 20.000 đồng và tìm được một số đông đảo thanh niên để xuất dương. Sau khi tập hợp được các đồng chí ở cả Trung, Nam, Bắc Kỳ, Phan Bội Châu, Lê Võ lại gặp nhau và quyết định hai ông cùng Cường Để xuất dương. Kết quả chuyến đi Trung Quốc của Phan Bội Châu, Lê Võ, Cường Để đã bàn bạc với các nhà cách mạng Trung Hoa là Tôn Văn, Hoàng Hưng thành lập được trường “Đồng Văn học hiệu” ở Trung Hoa, do người Nhật quản lý, đào tạo học sinh cho Việt Nam và Trung Quốc.

Các ông phân công nhau, Phan Bội Châu lưu trú ở Đông Kinh, (Nhật Bản) sắp xếp công việc ngoại giao, Lê Võ sang Tàu và sang Xiêm cổ động Việt kiều đi học.

Lê Võ ở Xiêm La một thời gian, sau đó ông qua Lào trở về Thanh Chương (Nghệ An), ông tìm các đồng chí. Khi đó mới biết sau vụ chống thuế ở Quảng Nam – Quảng Ngãi thì “Việt Nam Duy tân hội” và “Đông du” ở trong nước bị nhà cầm quyền Pháp đàn áp, bị tổn thất nặng nề. Lê Võ lên Yên Thế Bắc Giang (trước đó Phan Bội Châu đã thảo luận với Hoàng Hoa Thám) về việc lập đồn điền “Tú Nghệ” ở Yên Thế và lập căn cứ kháng chiến ở Nghệ Tĩnh để làm thế ỷ dốc với nhau.

Song công việc tiến hành gặp khó khăn vì thiếu vốn để mở đồn điền “Tú Nghệ” ở Yên Thế, các chí sĩ ở Nghệ An người bị hy sinh, người ở trong tù nên kế hoạch lập căn cứ ở Nghệ Tĩnh cũng không thực hiện được.

Năm 1909, Lê Võ ra Bấc liên hệ với các đồng chí chưa bị bắt để tiếp tục vận động thanh niên xuất dương. Song Lê Võ bị ốm kéo dài nên phải ở lại Đại Đồng, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh dưỡng bệnh tới 6 tháng trời mới bình phục.

Cuối năm 1910, Lê Võ ra Hà Nội để liên lạc với các đồng chí. Ông không thể ngờ có một kẻ phản bội đã bám theo ông, ngầm báo với Pháp lập mưu bắt ông ở phố Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chúng giải ông về Nghệ An, giam ở nhà lao Vinh. Tổng đốc Nghệ An Đoàn Đình Nhân thân hành hỏi cung và tra tấn ông. Song ông kiên trinh sắt đá không hề khai ra đồng chí của mình

Lê Võ bị nhà cầm quyền Pháp và Nam triều ở Nghệ An kết án tử hình. Toàn quyền Albert Sarraut giảm án tử hình đầy ông ra Côn Đảo.

Ông bị tù 15 năm ở Côn Đảo, năm 1926 được ân xá, bị an trí ở Hà Tĩnh.

Năm 1927 ông đi khẩn hoang mở trang trại ở Công Khanh, huyện Nghi Xuân. Song những năm hoạt động bí mật và tù đầy đã làm sức khỏe ông suy giảm.

Đầu năm 1941 thì ông bị xuất huyết dạ dày, ông mất ngày 12 tháng 3 năm Tân Tỵ (Bảo Đại thứ 6-8/4/1941) thọ 68 tuổi.

Bình luận
× sticky