N’Trang Lơng tên thực là N’Trang, vợ là Lơng, phong tục người Mơ Nông gọi tên vợ sau tên chồng, nên gọi là N’Trang Lơng, Ama Trang Lơng, Pu Trang Lơng, gốc bộ lạc Biệt. Ông sinh năm 1870 “đầu làng” của làng M’ Nông. Vừa đứng lên đánh Pháp, N’Trang Lơng đã tập hợp được chung quanh mình nhiều “đầu làng”, tù trưởng trong và ngoài dân tộc M’Nông.
Theo Henri Bernard và một số tác giả khác trong những năm nổ ra cuộc khởi nghĩa, đồng bào M’Nong chỉ có khoảng 3 000 người sống trên cao nguyên. Ngay từ khi mới phát động khởi nghĩa, N’Trang Lơng rất chú trọng đến công tác tuyên truyền. Trong bài thơ kêu gọộc M’Nông khởi nghĩa có đoạn:
Dân M’Nông ơi! Vùng lên đi
Con gái đánh bằng chày giã gạo,
Con trai cầm dao găm, giáo mác,
Tất cả giơ lên như bông lau lách,
Giết cho được tên Hăng ri mét đồn trưởng đồn Bát mô ra…
Hưởng ứng lời kêu gọi của thủ lĩnh N’Trang Lơng, nhân dân M’Nông, XTiêng dân tộc anh em ở Tây Nguyên đã xiết chặt đội ngũ theo thủ lĩnh N’Trang Lơng bền bỉ chống Pháp suốt từ năm 1912 đến năm 1935 và đã thực hiện được mục tiêu giết tên Hăng ri mét. Phong trào phát triển rộng rãi tới hầu hết các buôn làng M’Nông, XTiêng. Ông chia nghĩa quân làm hai lực lượng: Lực lượng tập trung, cơ động và chiến đấu tại chỗ. Ông còn tổ chức một lực lượng đặc biệt làm nhiệm vụ tuyên truyền và thám báo (Bal Ty Lah Bôn Lan). N’Trang Lơng trực tiếp chỉ huy 150 tay súng, gồm những nghĩa quân Biệt, Nông đóng tại căn cứ Bu Siết, Bu Luk. Thủ lĩnh Amprad, chỉ huy nghĩa quân R’Hong, Biệt tại căn cứ Dak Huich. Thủ lĩnh B’Heng Reng chỉ huy nghĩa quân Bunor ở căn cứ BupaMan… Khi tác chiến các thủ lĩnh tác chiến độc lập hoặc phối hợp với các thủ lĩnh khác, hoặc do N’Trang Lơng điều động. Khi truyền lệnh từ thủ lĩnh N’Trang Lơng đến các thủ lĩnh địa phương các buôn làng về lệnh chiến đấu, giao lương, tiếp tế đều có hiệu lệnh riêng theo truyền thống của người M’Nong. N’Trang Lơng rất coi trọng công tác này, ông đã cùng vợ, con và viên đội Bal Ty Lah đến buôn Tauch là một buôn có tên Rad làm tay sai đắc lực cho tên Henri Matre, tên Rad đe dọa buộc đồng bào phải phục tùng tên Henri Matre. Sau khi N’Trang Lơng đến, dân làng đã theo nghĩa quân.
N’Trang Lơng còn tổ chức hậu cần, cứu thương rất chu đáo ở từng khu vực và riêng từng trận đánh.
Nghĩa quân N’Trang Lơng mở đầu trận đánh vào đồn Bou Pustra đầu năm 1912, chỉ huy sở của quân Pháp đặt ở chân núi Nam Lyr. Quân Pháp bị thất bại hoàn toàn.
Trong 2 mùa khô 1912 – 1914 nghĩa quân N’Trang Lơng liên tiếp bẻ gẫy các cuộc hành quân của quân Pháp vào các đơn vị quân đồn trú Pháp và các đoàn khảo sát vũ trang tìm cách xâm nhập vào Tây Nguyên.
Đầu tháng 8/1914, lợi dụng việc tên Hăngrimet chỉ huy đồn Bumêra bày trò đầu thú, ngày 2/8/1914 N’Trang Lơng bố trí người trá hàng, dụ Hăngrimét, chỉ huy đồn Bumêra đến Buno. Tại đây, bất thình lình N’Trang Lơng xông vào giết chết Hăng ri mét tên xâm lược có nợ máu với nhân dân M’Nong. 40 tên lính khố xanh đi theo cũng bị diệt hết. Thừa thắng, tới 4/8, nghĩa quân lại đột nhập vào đồn Bumêra tiêu diệt số lính còn lại trong đồn và phóng hỏa đốt đồn.
Từ đó thanh thế của N’Trang Lơng vang dội khắp miền Nam Tây Nguyên, người gia nhập nghĩa quân càng đông.
Cuộc chiến đấu của nghĩa quân N’Trang Lơng trong giai đoạn này rất quyết liệt và cũng vô cùng dũng cảm, và đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Cuộc chiến đấu kiên cường dũng cảm của nghĩa quân N’Trang Lơng khiến giặc Pháp phải thừa nhận: “Tất cả đều quyết tâm một lần nữa đánh đuổi chúng ra ra khỏi Cao nguyên M’Nông”.
Trong trận quyết chiến ngày 23/5/1935 NTrang Lơng bị trọng thương, bị bắt và hy sinh ngày 25/6/1935, chấm dứt cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào M’Nông Tây Nguyên kéo dài 23 năm.
N’Trang Lơng tên thực là N’Trang, vợ là Lơng, phong tục người Mơ Nông gọi tên vợ sau tên chồng, nên gọi là N’Trang Lơng, Ama Trang Lơng, Pu Trang Lơng, gốc bộ lạc Biệt. Ông sinh năm 1870 “đầu làng” của làng M’ Nông. Vừa đứng lên đánh Pháp, N’Trang Lơng đã tập hợp được chung quanh mình nhiều “đầu làng”, tù trưởng trong và ngoài dân tộc M’Nông.
Theo Henri Bernard và một số tác giả khác trong những năm nổ ra cuộc khởi nghĩa, đồng bào M’Nong chỉ có khoảng 3 000 người sống trên cao nguyên. Ngay từ khi mới phát động khởi nghĩa, N’Trang Lơng rất chú trọng đến công tác tuyên truyền. Trong bài thơ kêu gọộc M’Nông khởi nghĩa có đoạn:
Dân M’Nông ơi! Vùng lên đi
Con gái đánh bằng chày giã gạo,
Con trai cầm dao găm, giáo mác,
Tất cả giơ lên như bông lau lách,
Giết cho được tên Hăng ri mét đồn trưởng đồn Bát mô ra…
Hưởng ứng lời kêu gọi của thủ lĩnh N’Trang Lơng, nhân dân M’Nông, XTiêng dân tộc anh em ở Tây Nguyên đã xiết chặt đội ngũ theo thủ lĩnh N’Trang Lơng bền bỉ chống Pháp suốt từ năm 1912 đến năm 1935 và đã thực hiện được mục tiêu giết tên Hăng ri mét. Phong trào phát triển rộng rãi tới hầu hết các buôn làng M’Nông, XTiêng. Ông chia nghĩa quân làm hai lực lượng: Lực lượng tập trung, cơ động và chiến đấu tại chỗ. Ông còn tổ chức một lực lượng đặc biệt làm nhiệm vụ tuyên truyền và thám báo (Bal Ty Lah Bôn Lan). N’Trang Lơng trực tiếp chỉ huy 150 tay súng, gồm những nghĩa quân Biệt, Nông đóng tại căn cứ Bu Siết, Bu Luk. Thủ lĩnh Amprad, chỉ huy nghĩa quân R’Hong, Biệt tại căn cứ Dak Huich. Thủ lĩnh B’Heng Reng chỉ huy nghĩa quân Bunor ở căn cứ BupaMan… Khi tác chiến các thủ lĩnh tác chiến độc lập hoặc phối hợp với các thủ lĩnh khác, hoặc do N’Trang Lơng điều động. Khi truyền lệnh từ thủ lĩnh N’Trang Lơng đến các thủ lĩnh địa phương các buôn làng về lệnh chiến đấu, giao lương, tiếp tế đều có hiệu lệnh riêng theo truyền thống của người M’Nong. N’Trang Lơng rất coi trọng công tác này, ông đã cùng vợ, con và viên đội Bal Ty Lah đến buôn Tauch là một buôn có tên Rad làm tay sai đắc lực cho tên Henri Matre, tên Rad đe dọa buộc đồng bào phải phục tùng tên Henri Matre. Sau khi N’Trang Lơng đến, dân làng đã theo nghĩa quân.
N’Trang Lơng còn tổ chức hậu cần, cứu thương rất chu đáo ở từng khu vực và riêng từng trận đánh.
Nghĩa quân N’Trang Lơng mở đầu trận đánh vào đồn Bou Pustra đầu năm 1912, chỉ huy sở của quân Pháp đặt ở chân núi Nam Lyr. Quân Pháp bị thất bại hoàn toàn.
Trong 2 mùa khô 1912 – 1914 nghĩa quân N’Trang Lơng liên tiếp bẻ gẫy các cuộc hành quân của quân Pháp vào các đơn vị quân đồn trú Pháp và các đoàn khảo sát vũ trang tìm cách xâm nhập vào Tây Nguyên.
Đầu tháng 8/1914, lợi dụng việc tên Hăngrimet chỉ huy đồn Bumêra bày trò đầu thú, ngày 2/8/1914 N’Trang Lơng bố trí người trá hàng, dụ Hăngrimét, chỉ huy đồn Bumêra đến Buno. Tại đây, bất thình lình N’Trang Lơng xông vào giết chết Hăng ri mét tên xâm lược có nợ máu với nhân dân M’Nong. 40 tên lính khố xanh đi theo cũng bị diệt hết. Thừa thắng, tới 4/8, nghĩa quân lại đột nhập vào đồn Bumêra tiêu diệt số lính còn lại trong đồn và phóng hỏa đốt đồn.
Từ đó thanh thế của N’Trang Lơng vang dội khắp miền Nam Tây Nguyên, người gia nhập nghĩa quân càng đông.
Cuộc chiến đấu của nghĩa quân N’Trang Lơng trong giai đoạn này rất quyết liệt và cũng vô cùng dũng cảm, và đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Cuộc chiến đấu kiên cường dũng cảm của nghĩa quân N’Trang Lơng khiến giặc Pháp phải thừa nhận: “Tất cả đều quyết tâm một lần nữa đánh đuổi chúng ra ra khỏi Cao nguyên M’Nông”.
Trong trận quyết chiến ngày 23/5/1935 NTrang Lơng bị trọng thương, bị bắt và hy sinh ngày 25/6/1935, chấm dứt cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào M’Nông Tây Nguyên kéo dài 23 năm.